CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

Lính Mỹ tới Ukraine sẽ châm ngòi xung đột mới

Bộ Ngoại giao Nga ngày 17/4 cảnh báo việc 300 lính dù Mỹ có mặt tại Ukraine để huấn luyện cho lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine chống lại lực lượng ly khai sẽ châm ngòi cho những xung đột mới và dẫn tới tình trạng đổ máu ở miền Đông Ukraine.

Binh sĩ Mỹ ở Yavoriv, miền tây Ukraine. Ảnh: presstv.ir

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh hàng trăm lính dù Mỹ tới Ukraine rõ ràng không vì mục đích hòa bình và đang gây ra mối quan ngại nghiêm trọng. Nga cũng cáo buộc chương trình huấn luyện quân sự của Mỹ là "bước đi đầu tiên" để Mỹ tiến tới cung cấp các loại vũ khí cho quân đội chính phủ chiến đấu với lực lượng ly khai ở Đông Ukraine. Nga cho rằng chính Mỹ đang kích động thái độ phục thù của Ukraine, khơi mào cho một cuộc đổ máu nghiêm trọng tại quốc gia Đông Âu này.

Bộ Ngoại giao Nga cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc trước nguy cơ các chuyên gia quân sự nước ngoài sẽ huấn luyện binh lính Ukraine để giết hại những người nói tiếng Nga ở vùng Đông Ukraine. Nga cho rằng kế hoạch này của Mỹ là sự vi phạm rõ ràng nhất thỏa thuận ngừng bắn Minsk đạt được giữa các bên xung đột tại Minsk ngày 12/2 vừa qua, trong đó có điều khoản yêu cầu rút hết quân đội nước ngoài khỏi Ukraine.

Người phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Dmitry Peskov khẳng định sự xuất hiện của hàng trăm lính dù Mỹ ở Ukraine có thể khiến "tình hình Ukraine xấu đi nghiêm trọng". 

Trước đó, ngày 16/4, Mỹ thông báo khoảng 300 lính dù Mỹ đã tới Ukraine để huấn luyện cho lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine. Số lính dù này thuộc Lữ đoàn Không vận 173 và sẽ huấn luyện 3 tiểu đoàn vệ binh Ukraine trong thời gian 6 tháng.


TTXVN/Tin tức

Nga: "Tất cả mặt nạ của phương Tây chỉ vừa mới được lột bỏ"

(Ảnh minh hoạ)

Tổng thống Nga và Pháp sẽ gặp chớp nhoáng bàn chuyện Ukraine

Đăng Bởi  - 
cung ban chuyen Ukraine

Tổng thống Putin: Nga không nhảy theo tiếng sáo của bất kỳ ai

Đăng Bởi  - 
Nga khong nhay theo tieng sao cua bat ky ai
Tổng thống Nga Putin

Quân Kiev sắp có đối thủ 'đáng gờm' tại miền Đông

Đăng Bởi  - 
mien Dong
Quân đội chính quy Ukraine.

Ba Lan: “Đối đầu với Nga là sai lầm”

(Công lý) - Tuyên bố trên được bà Magdalena Ogorek, nữ ứng viên Tổng thống Ba Lan, đưa ra ngày hôm nay (18/4), theo Sputnik.

Bà Magdalena Ogorek, ứng viên Tổng thống Ba Lan

Sát thủ Zaur Dadaev khai động cơ giết ông Nemtsov

(HNMO)- Những lời phát biểu tiêu cực của ông Boris Nemtsov về người Hồi giáo Nga là nguyên nhân gây ra vụ sát hại chính trị gia này. Đó là lời thú nhận của Zaur Dadaev, một trong những bị cáo trong vụ này, hãng Rosbalt đưa tin.

Theo Tiếng nói nước Nga, đối tượng bị bắt giữ đã khai với các nhà điều tra rằng hắn tiến hành tội phạm vì những tuyên bố của chính trị gia đối lập nói về tín đồ Hồi giáo ở Nga, về nhà tiên tri Muhammad và về đạo Hồi nói chung.
 
Sát thủ Zaur Dadaev. (REUTERS/ Tatyana Makeyeva)
Sát thủ Zaur Dadaev. (REUTERS/ Tatyana Makeyeva)

Tên lửa "vô đối" của Nga như "hùm thêm vuốt"

(VnMedia) - Truyền thông Nga mới đây đưa tin, Cục Thiết kế công cụ KBP của Nga đang nghiên cứu phát triển một phiên bản bánh xích đặc biệt của hệ thống pháo/tên lửa phòng không tự hành Pantsir (SA-22 Greyhound) để triển khai tại Bắc Cực. 
 
Tên lửa Pantsir thường đặt trên khung gầm bánh hơi, tuy nhiên khả năng cơ động của nó trên tuyết dày "rất hạn chế", hãng tin Itar-tass dẫn lời ông Vladimir Popov, giám đốc Công ty cổ phần Scheglovsky Val trực thuộc KBP cho hay.
Ảnh minh họa

Nga tuyệt vọng vì bị dồn đến đường cùng?

(VnMedia) - Mỹ dường như đang tin rằng việc Nga quyết định dỡ bỏ lệnh cấm chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-300 cho Iran chứng tỏ các đòn trừng phạt của phương Tây đang dồn Moscow đến đường cùng. 
  
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bàn tay bí hiểm trong cuộc khủng hoảng Ukraine

(VnMedia) - Thỏa thuận ngừng bắn mong manh ở miền đông Ukraine đang bị vi phạm bởi “một bên thứ ba không xác định”, phái đoàn giám sát của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) hôm qua (17/4) đã cho biết như vậy trong bản báo cáo hàng ngày. Nếu đúng như lời OSCE nói thì đang có bàn tay bí hiểm can thiệp vào cuộc khủng hoảng Ukraine theo hướng tìm cách phá hoại tiến trình hòa bình ở nước này.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Phát hiện nền văn minh 'công nghệ cao' ngoài hành tinh?

(PLO) - Các nhà thiên văn học đã phát hiện bằng chứng của sự tồn tại cộng đồng người ngoài hành tinh ở hơn 50 dãy ngân hà.
Theo hãng tin express, các bằng chứng về sự tồn tại của nền văn minh tiên tiến ngoài hành tinh đã được phát hiện ở hơn 50 dãy ngân hà.
Một đội các nhà khoa học Hoa Kỳ vừa phát hiện những dấu vết đầu tiên về sự tồn tại của cộng đồng người ngoài hành tinh.
Các nhà thiên văn học đã phát hiện mức độ phóng xạ cao bất thường ở 50 dãy ngân hà khác nhau nhờ vào sử dụng kính thiên văn tia hồng ngoại của NASA có tên gọi WISE.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẵn sàng hợp tác với Mỹ

Theo Reuters, ngày 18/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga có những lợi ích quan trọng chung với Mỹ và Moskva cần phối hợp với Washington trong một chương trình nghị sự chung.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Hiểm họa từ đường băng của Trung Quốc tại biển Đông

(TNO) Các chuyên gia phân tích và quan chức Mỹ vào hôm 17.4 đã lên tiếng cảnh báo về mối hiểm họa đến từ đường băng mà Trung Quốc đang hối hả xây dựng tại biển Đông.

Hiểm họa từ đường băng của Trung Quốc tại biển Đông - ảnh 1
Ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy công trình xây dựng trái phép một đường băng gần sắp hoàn thành của Trung Quốc  tại bãi Đá Chữ Thập thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: Reuters

Mỹ cảnh báo Trung Quốc mưu đồ kiểm soát hoàn toàn Biển Đông

 ANTĐ - Thông tin sau cuộc điều trần trước Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ hôm 15-4, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear cho biết, Chính phủ Mỹ kêu gọi Trung Quốc phải làm rõ và điều chỉnh cho đúng cái gọi là “đường 9 đoạn” mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố trên Biển Đông, đồng thời cảnh báo việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo trái phép để kiểm soát hoàn toàn vùng biển này.
    Hình ảnh vệ tinh từ ngày 6-2 đến 23-3, Trung Quốc xây dựng đường băng tại Đá Chữ Thập                      (Ảnh: IHS Jane’s)

    Ông Obama bình về S-300, Israel "há hốc mồm"

    (NLĐO) - Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 17-4 bày tỏ sự ngạc nhiên khi Nga trì hoãn bán tên lửa phòng không S-300 cho Iran suốt nhiều năm qua.

    Nhà Trắng gây áp lực lên Điện Kremlin từ năm 2009 để Nga không chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Iran. Tuy nhiên, sau khi Moscow quyết định thực hiện kế hoạch này, phản ứng của Washington không quá căng thẳng.
    Hôm 17-4, phát biểu trong cuộc họp báo với Thủ tướng Ý Matteo Renzi, Tổng thống Obama cho biết: “Tôi lấy làm ngạc nhiên vì Nga trì hoãn điều này lâu đến vậy. Lệnh trừng phạt đối với họ (Moscow) không bao gồm cấm bán vũ khí phòng vệ”.

    Những bức ảnh gây chấn động thế giới

    Ảnh "người đàn ông rơi" thể hiện sự kinh hoàng của vụ khủng bố 11/9 hay cảnh bé gái bò về phía trại cứu trợ khi kền kền trực chờ ăn thịt em đã lột tả nạn đói tại Sudan.nh
    Nhiếp ảnh gia Joe Rosenthal chụp cảnh binh sĩ Mỹ kéo cờ tại Iwo Jima, Nhật Bản trong Thế chiến II. Bức ảnh đem lại giải thưởng báo chí danh giá Pulitzer cho tác giả.
    Nhiếp ảnh gia Joe Rosenthal chụp cảnh binh sĩ Mỹ kéo cờ tại Iwo Jima, Nhật Bản trong Thế chiến II. Bức ảnh mang lại giải thưởng báo chí danh giá Pulitzer cho tác giả. Ảnh: AP

    Thảm cảnh sau khi bom hạt nhân nổ ở Nhật

    Sau khi bom nguyên tử nổ ở thành phố Hiroshima vào ngày 6/8/1945, một bác sĩ Nhật Bản cố gắng chạy ra khỏi nhà. Lúc bước ra vườn, ông thấy quần, áo trên cơ thể đã biến mất.
    Bức ảnh “Em bé napalm” do phóng viên ảnh Nick Út của hãng tin AP đã gây chấn động lương tâm con người trên toàn thế giới. Đó là hình ảnh cô bé Phan Thị Kim Phúc, 9 tuổi, trần truồng, chạy khỏi ngôi làng vừa bị đánh bom napalm của Mỹ tại Trảng Bàng, Tây Ninh, ngày 6/8/1972. Bức ảnh đã trở thành biểu tượng cho sự độc ác và tàn bạo của quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Nhiều cuộc biểu tình lớn phản đối và đòi chấm dứt cuộc chiến đã diễn ra tại nhiều thành phố lớn như New York, London, Tokyo... sau khi bức ảnh được đăng tải.  Bài viết: http://news.zing.vn/Nhung-buc-anh-lich-su-gay-chan-dong-toan-the-gioi-post503406.html  Nguồn Zing News
    Bức ảnh “Em bé napalm” do phóng viên ảnh Nick Ut của hãng tin AP chụp đã gây chấn động thế giới. Trong hình, cô bé Phan Thị Kim Phúc, 9 tuổi, hoảng sợ chạy đi tránh bom napalm của Mỹ tại Trảng Bàng, Tây Ninh, Việt Nam ngày 6/8/1972. Bức ảnh đã trở thành biểu tượng cho sự độc ác và tàn bạo của quân đội Mỹ trong chiến tranh tại Việt Nam. Ảnh: AP
    Richard Drew ghi khoảnh khắc ấn tượng khi một người đàn ông lao khỏi Trung tâm Thương Mại Thế giới (WTC) tại New York (Mỹ) sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001. Theo ước tính, khoảng 200 người đã ngã hoặc nhảy từ trên nóc tòa nhà WTC xuống đất sau khi hai máy bay do những kẻ khủng bố khống chế đã đâm vào các tòa tháp.  Cho tới nay, danh tính “người đàn ông rơi” trong bức ảnh của Richard vẫn là một bí ẩn.
    Richard Drew vô tình ghi lại được khoảnh khắc một người đàn ông lao khỏi Trung tâm Thương Mại Thế giới (WTC) tại New York (Mỹ) khi xảy ra vụ khủng bố ngày 11/9/2001. Theo ước tính, khoảng 200 người đã ngã hoặc nhảy từ trên nóc tòa nhà WTC xuống đất sau khi 2 máy bay do những kẻ khủng bố khống chế đâm vào các tòa tháp. Cho tới nay, danh tính “người đàn ông rơi” trong bức ảnh của Richard vẫn là bí ẩn. Ảnh: AP

    Người đàn ông bí ẩn trong bức ảnh nổi tiếng vụ 11/9

    13 năm sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, người ta vẫn không thể xác định chắc chắn danh tính của người đàn ông trong bức ảnh nổi tiếng "The Falling Man".
    Nụ hôn của chàng lính hải quân Mỹ với cô gái tại quảng trường Thời đại đã trở thành một biểu tượng của sự sum họp sau Thế chiến II.  Tác giả Alfred Eisenstaedt chụp khoảnh khắc này vào ngày phát xít Nhật đầu hàng.
    Nụ hôn của chàng lính Hải quân Mỹ với cô gái tại quảng trường Thời đại đã trở thành biểu tượng của sự sum họp sau Thế chiến II. Tác giả Alfred Eisenstaedt chụp khoảnh khắc này vào ngày Phát xít Nhật đầu hàng. Ảnh: AP
    Bức ảnh của nhà báo Shannon Hicks ghi lại thời điểm cảnh sát hộ tống các em học sinh ra khỏi trường tiểu học Sandy Hook tại khu  Newtown, bang Connecticut, sau vụ xả súng đẫm máu ngày 14/12/2012. Theo chia sẻ của Hicks, anh chụp bức ảnh này vì nghĩ rằng “đó là một khoảnh khắc quan trọng”. Bức hình sau đó xuất hiện trên trang nhất của nhiều tờ báo, tạp chí quốc tế.
    Bức ảnh của nhà báo Shannon Hicks ghi lại thời điểm cảnh sát hộ tống học sinh ra khỏi trường tiểu học Sandy Hook tại khu Newtown, bang Connecticut, sau vụ xả súng đẫm máu ngày 14/12/2012. Theo chia sẻ của Hicks, anh chụp bức ảnh này vì nghĩ rằng “đó là khoảnh khắc quan trọng”. Bức hình sau đó xuất hiện trên trang nhất của nhiều tờ báo, tạp chí quốc tế. Ảnh: CNN
    Cảnh tượng chiếc khí cầu nổi tiếng LZ 129 Hindenburg bốc cháy và lao xuống đất tại bang New Jersey, Mỹ, trong chuyến bay khởi hành từ Frankfurt, Đức, ngày 6/5/1937. Thảm họa này là chủ đề chính của rất nhiều trang báo, ảnh, đồng thời mang lại tên tuổi cho nhà báo Herbert Morrison khi ông là người tường thuật trực tiếp về sự kiện. Thảm họa đã làm tiêu tan niềm tin của công chúng với những chiếc khí cầu khổng lồ và chính thức đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên hàng không khí cầu.
    Ngày 6/5/1937, Sam Shere ghi lại cảnh tượng khinh khí cầu nổi tiếng LZ 129 Hindenburg bốc cháy và lao xuống đất tại bang New Jersey, Mỹ, trong chuyến bay khởi hành từ Frankfurt, Đức. Tai nạn đã khiến 36 người chết và làm tiêu tan niềm tin của công chúng với những chiếc khí cầu khổng lồ, đồng thời chính thức đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên hàng không khí cầu. Ảnh: CNN

    Vì sao ảnh em bé Syria đầu hàng máy ảnh lay động trái tim?

    Cảnh tượng bé gái trong trại tị nạn giơ tay lên đầu khi thấy máy ảnh cho thấy hậu quả khủng khiếp của cuộc nội chiến ở Syria và số phận đáng thương của dân thường vô tội.
    Nhiếp ảnh gia Robert H.Jackson ghi  khoảnh khắc Lee Harvey Oswald, nghi phạm số 1của vụ ám sát cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy, bị bắn chết dưới họng súng của Jack Ruby khi cảnh sát dẫn độ y từ trụ sở cảnh sát thành phố Dallas, năm 1963. Robert giành giải báo chí danh giá Pulitzer nhờ bức ảnh biểu tượng này.
    Nhiếp ảnh gia Robert H.Jackson ghi khoảnh khắc Lee Harvey Oswald, nghi phạm số 1của vụ ám sát cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy, bị bắn chết dưới họng súng của Jack Ruby khi cảnh sát dẫn độ y từ thành phố Dallas, năm 1963. Robert giành giải báo chí danh giá Pulitzer nhờ bức ảnh này.  Ảnh: AP
    Năm 1993, khi nạn đói hoành hành tại Sudan, Kevin Carter chụp cảnh tượng một bé gái đang cố bò về phía trại cứu trợ, trong khi phía sau em, một con kền kền chờ đứa trẻ chết đói để ăn thịt. Bức ảnh đem lại danh tiếng cho Kevin những cũng khiến anh hứng chịu nhiều chỉ trích.
    Năm 1993, khi nạn đói hoành hành tại Sudan, Kevin Carter chụp cảnh một bé gái đang cố bò về phía trại cứu trợ, trong khi phía sau em, một con kền kền chờ đứa trẻ chết đói để ăn thịt. Bức ảnh mang lại danh tiếng cho Kevin nhưng cũng khiến anh hứng chịu nhiều chỉ trích. Ảnh: CNN
    Cảnh một người đàn ông bảo vệ bé Elian Gonalez, 6 tuổi, trước cuộc đột kích của cảnh sát liên bang Mỹ tại Miami, năm 2000. Gonalez đã chứng kiến cảnh mẹ của em chết đuối sau khi thuyền bị cướp khi khởi hành từ Cuba. Theo luật quốc tế, chính quyền Mỹ đã trao trả bé trai về với cha của em tại Cuba. Bức ảnh của Alan Diaz đã giành giải báo chí Pulitzer.
    Một người đàn ông bảo vệ bé Elian Gonalez, 6 tuổi, trước cuộc đột kích của cảnh sát liên bang Mỹ tại một căn hộ ở thành phố Miami, năm 2000. Gonalez đã chứng kiến cảnh mẹ của em chết đuối sau khi thuyền lật úp trong hành trình tị nạn từ Cuba tới Mỹ. Theo luật quốc tế, chính quyền Mỹ đã trao trả bé trai về với cha của em tại Cuba. Bức ảnh của Alan Diaz đã giành giải báo chí Pulitzer. Ảnh: CNN
    a
    Dorothea Lange chụp cảnh một bà mẹ cùng những đứa con đang mệt mỏi và đói năm 1936. Bức ảnh trở thành biểu tượng của Cuộc đại suy thoái trong thế kỷ 20. Ảnh: CNN
    Bức ảnh của nhà báo Charles Porter ghi  cảnh lính cứu hỏa Chris Fields bế bé Bayblee Almon, 1 tuổi, tại hiện trường của vụ đánh bom khủng bố tòa nhà liên bang Alfred P. Murrah ở thành phố Oklahoma năm 1995. Bức ảnh được coi là biểu tượng của vụ đánh bom kinh hoàng, khiến 168 người thiệt mạng.
    Bức ảnh của nhà báo Charles Porter ghi cảnh lính cứu hỏa Chris Fields bế bé Bayblee Almon, một tuổi, tại hiện trường của vụ đánh bom khủng bố tòa nhà liên bang Alfred P. Murrah ở thành phố Oklahoma, Mỹ ngày 19/4/1995. Ảnh: CNN

    Tái hiện những khoảnh khắc lịch sử nhân loại bằng mô hình

    Hai nghệ sĩ Jojakim Cortis và Adrian Sonderegger người Thụy Sĩ đã làm sống lại những sự kiện lịch sử nhân loại qua cách thể hiện đặc biệt.

    Giai đoạn cuối của chiến tranh tại Việt Nam qua ảnh quốc tế

    Xe tăng của bộ đội Việt Nam húc đổ cổng Dinh Độc lập ngày 30/4/1975, mở ra một chương mới trong lịch sử dân tộc.

    Giai đoạn cuối của chiến tranh tại Việt Nam qua ảnh quốc tế
    Một binh sĩ của Sư đoàn Không vận 101 cố gắng cứu đồng đội bị thương trên đồi A Bia thuộc thung lũng A Sầu, ngày 19/5/1969.

    Moscow: Lính Mỹ đến Ukraine có thể gây đổ máu hàng loạt

    GDVN) - Bộ Ngoại giao Nga cho rằng sự xuất hiện của hàng trăm lính Mỹ có thể gây ra mối quan ngại nghiêm trọng "tàn phá" Ukraine.

    Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: RT.

    OSCE: Có "bên thứ ba" bí ẩn kích động giao tranh ở đông Ukraine

    (Ảnh minh hoạ)

    Putin: "Nga không phải là Iran"

    Trả lời trực tiếp trên truyền hình, Tổng thống Putin nhấn mạnh dù phải chịu lệnh trừng phạt từ phương Tây nhưng Nga không phải là Iran bởi Moscow có nền kinh tế đa dạng và quy mô lớn hơn để vượt khó.
    Hôm nay (16/4), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có buổi trả lời trực tiếp trên truyền hình những câu hỏi được người dân, giới chính trị cùng báo chí nước này đưa ra. 
    Theo Sputnik, kể từ ngày 9/4, thời điểm bắt đầu tiếp nhận câu hỏi, điện Kremlin đã nhận được gần 2 triệu câu hỏi đặt ra cho Tổng thống Putin. Nội dung chính trong những câu hỏi đặt ra cho Tổng thống Putin chính là tình hình nền kinh tế quốc gia dưới tác động từ lệnh trừng phạt của phương Tây.
    Mở đầu phiên trả lời trực tiếp, ông Putin đã khái quát những kết quả mà nước Nga đạt được trong năm 2014. Ông Putin nhấn mạnh Nga đã một lần nữa thống nhất lãnh thổ Crimea và Sevastopol, hai khu vực hiện đang đối mặt với những bất lợi về địa chính trị. Đồng rúp đã phục hồi sau giai đoạn giảm mạnh, giúp tỷ giá hối thoái tăng theo và mức lạm phát vẫn nằm trong vòng kiểm soát. 
    Tổng thống Nga Vladimir Putin trả lời trực tiếp trên truyền hình. 

    Putin: Đến với châu Á thực tế hơn ở lại châu Âu

    Theo RT, Tổng thống Vladimir Putin đã thể hiện rõ quan điểm rằng Nga sẽ vẫn tiếp tục đối đầu với Mỹ khi ông tham gia Đối thoại trực tiếp kéo dài 4 giờ đồng hồ trên truyền hình hôm 16/4.
    Mối quan hệ giữa Nga với các quốc gia trên thế giới đặc biệt là Mỹ là câu hỏi được nhiều người quan tâm gửi tới Tổng thống Putin trong buổi giao lưu trực tuyến trên truyền hình. Trong đó, ông Putin đã thẳng thắn lên tiếng chỉ trích đường lối ngoại giao mà Mỹ đang thi hành. 
    "Đối với những nước lớn tự coi mình là trung tâm quyền lực của thế giới, họ không cần đồng minh, họ chỉ cần chư hầu. Tôi đang nói về nước Mỹ. Nga không thể tồn tại trong hệ thống mối quan hệ như vậy", ông Putin nói. 
    Tổng thống Nga Vladimir Putin trả lời trực tiếp trên truyền hình hôm 16/4. 

    OSCE: Có bên thứ ba ở Ukraine phá vỡ thoả thuận ngừng bắn

    Các thoả thuận ngừng bắn mong manh ở miền đông Ukraine đã nhiều lần bị phá vỡ do “một bên thứ ba” không xác định, báo cáo của OSCE – Tổ chức quan sát tình hình ở Ukraine cho biết.
    Tổ giám sát đặc biệt của OSCE (SMM) cùng với Trung tâm kiểm soát và điều phối (JCCC) đã tổ chức thực hiện thoả thuận ngừng bắn giữa quân đội Ukraine và quân ly khai. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau sự sắp xếp đó, lệnh ngừng bắn đã bị phá vỡ bởi “một bên thứ ba”, quan chức Ukraine và Nga có nhiệm vụ làm trung gian cho thoả thuận nói với đại diện của OSCE.
    Thành viên tổ chức Hợp tác và An ninh châu Âu OSCE đang thực hiện nhiệm vụ quan sát tình hình Ukraine hôm 10/4/2015. Ảnh: Reuters.

    Lộ danh tính nhóm sát hại nhà báo và cựu nghị sĩ Ukraine

    Một nhóm dân tộc chủ nghĩa Ukraine vừa tuyên bố, họ đừng đằng sau cái chết của hai nhân vật nổi tiếng ở Kiev vào đầu tuần vừa rồi.

    Nhóm này tự xưng là Quân Nổi dậy Ukraine. Trong một bức email gửi chuyên gia chính trị Volodomyr Fesenko, họ thừa nhận đã ra tay sát hại hai người nói trên.
    Kalashinikov và Buzyna (ảnh: AFP)

    Moscow: Mỹ tạo “bước đệm” để cung cấp vũ khí cho Ukraine

    (Công lý) - Chương trình huấn luyện của quân đội Mỹ trên đất Ukraine là một “bước đệm” cho Washington thực hiện kế hoạch cung cấp vũ khí cho binh sĩ chính quyền Kiev, Moscow nhận định.

    Một lính nhảy dù thuộc Lữ đoàn 173 trong cuộc tập trận tại Rukla, Lithuania, ngày 22/5/2014

    Nỗi ám ảnh 26 năm của ông Putin

     15 năm qua, Tổng thống Putin luôn cứng rắn với cách mạng màu ở Nga. Điều đó xuất phát từ một nỗi ám ảnh…

    Cứng rắn dập tắt bạo loạn
    Kể từ khi ông Putin lên cầm quyền cuối năm 1999, phương Tây đã không ngừng thúc đẩy “Cách mạng màu” ở Nga. Tuy nhiên, chiến lược này không thể thành công bởi Tổng thống Putin không cho phép “đốm lửa nhỏ” bùng lên thành “ngọn lửa lớn”.
    Nhắc lại vụ Quảng trường Bolotnaya ngày 6-5-2012. “Cuộc tuần hành triệu người” ở Moscow - hoạt động xuống đường của các phe phái đối lập Nga (có đăng ký trước) nhưng nhằm mục đích kích động bạo lực, khởi đầu trong hòa bình và kết thúc bằng những cuộc xô xát.
    Kịch bản này không khác gì so với vụ chính biến ở Quảng trường Độc Lập - Ukraine, do Mỹ và phương Tây giật dây. Tuy nhiên, kết cục của chúng khác nhau. Ông Putin đã dẹp yên được âm mưu bạo loạn cả các phe phái đối lập, còn Maidan Kiev đã khiến Tổng thống Ukraine Yanukovych đã phải chạy trốn khỏi đất nước mình.

    Tổ chức phát-xít mới Ukraine nhận trách nhiệm các vụ ám sát

    Tổ chức UPA đã tự nhận trách nhiệm về các vụ ám sát chấn động Kiev vừa qua, báo hiệu một chương đen tối mới trên đất nước Ukraine.

    Ngày 17-4, Cố vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ, đại biểu Verkhovna Rada Anton Gerashchenko tuyên bố, Bộ Nội vụ nước này đang kiểm tra thông tin về sự liên quan của tổ chức “Quân đội Khởi nghĩa Ukraine” (UPA) tới các vụ ám sát gây chấn động thủ đô Kiev 2 ngày qua.
    Ba nạn nhân bao gồm một cựu đại biểu Quốc hội, ông Oleg Kalashnikov thuộc đảng Các khu vực (nguyên là đảng cầm quyền, đột nhiên biến thành đảng đối lập sau vụ đảo chính của Maidan, lật đổ chính quyền của cựu Tổng thống Viktor Yanukovych tháng 2/2014).

    Để giữ được lòng tin của dân thì cần có trái tim

    ANTĐ - Buổi giao lưu trực tuyến của Tổng thống Nga V. Putin ngày 16-4 kết thúc sau gần 4 giờ, với gần 70 nhóm vấn đề từ hơn 3 triệu câu hỏi được người dân gửi tới đã tạo được sự chú ý đặc biệt của dư luận trong nước và quốc tế.  

      Theo ông Putin, những cuộc hỏi đáp như thế này không phải nhằm mục đích thăm dò ý kiến mà là một cơ hội để tìm hiểu những gì người dân Nga thực sự quan tâm. ANTĐ trích đăng một số câu hỏi – đáp nổi bật trong cuộc đối thoại này.

      Nhà báo Pháp: Nếu chiến tranh hạt nhân với Nga, Mỹ sẽ bị hủy diệt

      ANTĐ - Ngày 17-4, ông Jean-Paul Baquiast, biên tập viên của tờ báo Pháp Europesolidaire, cho biết, một cuộc tấn công hạt nhân tiềm năng giữa Mỹ và Nga sẽ làm cho nước Mỹ hoàn toàn bị hủy diệt.
        Trong khi đó, mặc dù nước Nga cũng không tránh khỏi những đòn tấn công hạt nhân từ Mỹ, nhưng do có diện tích rộng lớn nên ít bị hủy diệt hơn Mỹ, ông cho biết thêm.
        Bình luận của ông Baquiast được đưa ra sau khi xuất hiện nhiều thông tin trên internet trong thời gian gần đây về việc Mỹ có thể tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu nhằm vào Nga.
        Tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M của Nga

        “Những con sói đêm” ủng hộ ông Putin quyết chạy xe mô tô khắp châu Âu

        BizLIVE - Thủ tướng Ba Lan cho rằng cuộc chạy xe mô tô của “Những con sói đêm” là "hành vi khiêu khích đặc biệt".

        “Những con sói đêm” ủng hộ ông Putin quyết chạy xe mô tô khắp châu Âu
        Ảnh: Valeriy Melnikov.

        “NATO không đảm bảo được an ninh, Kiev sẽ tham gia cơ cấu khác“

        BizLIVE - Nếu Kiev không nhận được đảm bảo an ninh từ NATO, chính quyền Ukraine sẽ xem xét khả năng tham gia vào các cơ cấu khác. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine Pavel Klimkin vào hôm qua, RIA Novosti đưa tin.

        “NATO không đảm bảo được an ninh, Kiev sẽ tham gia cơ cấu khác“
        Ukraine bày tỏ nguyện vọng được tham gia vào khối quân sự NATO. Ảnh nguồn NATO

        Đạn pháo rền vang hất nền kinh tế Ukraine xuống vực thẳm

        TPO - Thỏa thuận ngừng bắn bị phá vỡ, chiến sự ở miền Đông Ukraine căng thẳng trở lại. Đạn pháo không chỉ gây sát thương mà còn dìm sâu nền kinh tế Ukraine, đồng thời gây ra những bất ổn xã hội.
        Các cuộc đụng độ giữa lực lượng chính phủ và quân ly khai tái diễn những ngày gần đây.
        Các cuộc đụng độ giữa lực lượng chính phủ và quân ly khai tái diễn những ngày gần đây.

        'Ông Putin không phải quỷ dữ'

        (TNO) "Ông Putin không phải quỷ dữ như cách báo chí Mỹ đang nói", nhà đồng sáng lập hãng tin CNN Reese Schonfeld viết trên Huffington Post.

        Tổng thống nga PutinPhương Tây và Mỹ đang có cái nhìn sai lệch về Putin? - Ảnh: AFP

        Người 'đội bia sống dậy' trong vụ thảm sát Khánh Giang - Trường Lệ

        (PLO)- Đó là anh Nguyễn Sang, một trong hai người sống sót trong vụ thảm sát tập thể Khánh Giang - Trường Lệ ở xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi.

        Anh Nguyễn Sang (thứ hai từ phải) đang thắp hương dưới tượng đài vụ thảm sát Khánh Giang- Trường Lệ. Ảnh: VÕ QUÝ