CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

Malaysia phớt lờ Trung Quốc, mời Mỹ vào nhà

Malaysia vừa có hành động có thể khiến Trung Quốc nổi giận khi chủ động mời "sát thủ" P-8 của Mỹ vào căn cứ nằm gần vùng tranh chấp trên Biển Đông.
Thông tin trên được báo Wall Street Journal dẫn lời đô đốc Jonathan Greenert cho biết, theo đó lãnh đạo các chiến dịch Hải quân Mỹ, phát biểu tại Quỹ hòa bình quốc tế tại Washington: “Malaysia đã đề nghị cho máy bay P-8 của chúng tôi cất cánh ở Đông Malaysia”.
Theo ông Greenert, căn cứ của Malaysia rất gần với Biển Đông. Cơ sở được nhắc đến có thể là Căn cứ không quân Hoàng gia Malaysia đặt trên đảo Labuan mà lính Mỹ từng nhiều lần tham gia tập trận trước đây, theo một quan chức Hải quân giấu tên của Mỹ.

Nhà ngoại giao Mỹ: Đài Loan nên từ bỏ đường lưỡi bò ở Biển Đông

GDVN) - William A. Stanton cho rằng vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông đang nhức nhối nhất hiện nay.
Cựu Đại diện Mỹ tại Đài Loan William A. Stanton kêu gọi Đài Bắc
từ bỏ yêu sách đường lưỡi bò (vô lý, phi pháp) ở Biển Đông.

Tướng Trung Quốc lộng ngôn về Biển Đông vì Mỹ đã nói nhiều, làm ít

(GDVN) - Phản ứng quân sự từ bất kỳ nước nào để phản đối hành động xâm phạm của Trung Quốc đều bị Bắc Kinh lu loa lên là "khiêu khích" và có thể trả đũa.

Vương Quán Trung, Phó Tổng tham mưu trưởng Trung Quốc tại
Đối thoại Shangri-la năm nay.

Học giả TQ: Việt Nam, Phi, Mỹ, Nhật đều bị bất ngờ vụ đảo hóa Gạc Ma?!

(GDVN) - Nói theo thuật ngữ cờ vây, với thủ đoạn biến đá thành đảo không chỉ giúp Trung Quốc chiếm được đất (biển - đảo) mà còn chiếm được thế.

Thạch Tề Bình, một trong những "hỏa lực mồm" của truyền thông Trung Quốc.

Tổng thống Ấn Độ thăm Việt Nam, đẩy mạnh hợp tác dầu khí Biển Đông

(GDVN) - Không có mối liên hệ nào đặc biệt giữa chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Ấn Độ với sự xuất hiện của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại New Delhi.
Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee.

Giáo hoàng Francis nói: Thế chiến III đã bắt đầu

Trong một bài thuyết giảng, Giáo hoàng La Mã Francis tuyên bố rằng cuộc chiến tranh thế giới thứ ba "đã bắt đầu một phần". Giáo hoàng nói điều này khi tham dự Lễ trọng tưởng niệm cuộc chiến Áo-Hung ở nghĩa trang lớn nhất tại Italy, theo Tiếng nói nước Nga.


Giáo hoàng Francis nói: Thế chiến III đã bắt đầu
Đức Giáo hoàng Francis. Ảnh AP/Gregorio Borgia

Tuyết rơi trắng xóa bất thường ở Mỹ

Mùa Đông năm nay dường như đến quá sớm tại Mỹ khi nhiều khu vực của quốc gia này vừa trải qua đợt bão tuyết trắng xóa, bao phủ cả vùng rộng lớn.

Không chỉ là những hạt tuyết nhỏ đầu mùa, trận bão tuyết quét qua nhiều khu vực phía Tây nước Mỹ như Dakota, Montana hay Wyoming đã khiến nhiều tuyến đường, cây cối và tòa nhà bị bao phủ trong tuyết trắng.

Chiến dịch chống IS của Mỹ: 'Chiến tranh' hay không 'chiến tranh'?

(PLO)- Nhà Trắng tuyên bố vào ngày hôm qua (12-9) rằng nước Mỹ đang trong tình trạng chiến tranh với lực lượng cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS).

 Ảnh: Tổng thống Mỹ Obama đang thay đổi hình ảnh về chính sách đối ngoại của mình (Nguồn: AFP)

Ấn Độ sẽ mở rộng 'dấu chân' tại Biển Đông

Tờ “The Times of India” số ra ngày 13/9 đăng bài viết cho rằng Ấn Độ sẽ mở rộng “dấu chân” tại khu vực Biển Đông với chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee bắt đầu từ ngày 17/9 tới.

Tổng thống Pranab Mukherjee.

Tàu Mistral đầu tiên cùng 200 thủy thủ Nga bắt đầu đợt chạy thử tại Pháp

ANTĐ - Ngày 13-9, chiếc tàu tấn công đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral mang tên Vladivostok, chở theo khoảng 200 thủy thủ Nga, đã rời cảng Saint-Nazaire của Pháp để bắt đầu một loạt cuộc thử nghiệm trên biển.
Hãng thông tấn RIA Novosti dẫn lời các nguồn tin cho biết, tàu đổ bộ Vladivostok đã rời cầu cảng lúc 3h30 sáng (giờ địa phương, tức 8h30 giờ Việt Nam), nhưng phải đợi cho đến khi thủy triều xuống mới di chuyển ra biển vào lúc 7h20 giờ địa phương, cùng với 2 chiếc tàu kéo.
Đây là lần đầu tiên chiếc tàu chở trực thăng này ra biển kể từ khi nó được đưa đến cảng Saint-Nazaire hồi tháng 6, nơi 2 đoàn thủy thủy Nga, gồm tổng số 400 thành viên, đang đợi, cũng từ tháng 6, để thực hiện các đợt chạy thử trên biển.

Tàu đổ bộ lớp Mistral "Vladivostok" đang rời cảng  Saint-Nazaire

Công nghệ “kinh doanh tử thần”

(PetroTimes) - Thông tin được đăng tải trên trang Spiegel (Đức) số ra mới đây cho hay, Israel là quốc gia đầu tư vào nghiên cứu vũ khí cao hơn nhiều lần so với các quốc gia khác trên thế giới. Công nghệ kinh doanh vũ khí, xuất khẩu công nghệ mới của Israel đang được xếp hạng hàng đầu thế giới.

Binh sĩ Israel chuẩn bị đạn cho xe tăng Merkava ở gần biên giới với dải Gaza.

IS và “kho ý tưởng” vũ khí hủy diệt

Cuối tháng 8 vừa qua, thông tin về một chiếc máy tính xách tay của tổ chức khủng bố ISIS (tên trước đó của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) hiện nay) có chứa hàng chục ngàn tập tư liệu hướng dẫn chế tạo vũ khí sinh-hóa, truyền đơn về tư tưởng ý thức hệ cực đoan, cách lấy trộm xe hơi để cài bom điều khiển từ xa và các khóa huấn luyện tấn công khủng bố đã khiến cộng đồng quốc tế hết sức lo ngại. 
ISIS hướng dẫn cách làm bom sinh học và động vật cũng biến thành vũ khí
Giáo sĩ cực đoan Nasir Al-Fahd

Nhật-Trung “giành giật” đồng minh

(PetroTimes) - Thủ tướng Nhật Shinzo Abe vừa từ Sri Lanka trở về thì Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi hành đến Colombo. Trên đường đi, ông Tập ghé Ấn Độ, nơi mà chính quyền New Delhi vừa thiết lập quan hệ ở “cấp độ mới” với Tokyo… Cuộc đối đầu Trung-Nhật đang được thể hiện qua việc tranh giành từng đồng minh một.
Nhật-Trung “giành giật” đồng minh
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Nước Anh trước nguy cơ "vỡ vụn"

(PetroTimes) - Ngày 18/9, nếu cử tri Scotland bỏ phiếu thuận trong cuộc trưng cầu dân ý thì xứ này sẽ tách khỏi Vương quốc Anh sau 307 năm sáp nhập. Đây sẽ là một tiền lệ nguy hiểm không chỉ riêng đối với các vùng khác của Anh mà còn đối với cả nhiều nước khác trên thế giới.
Nước Anh trước nguy cơ vỡ vụn
Vương Quốc Anh đang đứng trước nguy cơ tan rã

Phương Tây đang phá hoại hòa bình ở Ukraina?

(PetroTimes) - Bất chấp những nỗ lực cứu vãn hòa bình cho Ukraina được Nga đưa ra, châu Âu và Mỹ vẫn tiếp tục gia tăng các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ nhất nhằm vào Moskva. Hành động này của phương Tây có thể sẽ làm lệnh ngừng bắn giữa chính phủ Kiev và lực lượng chống đối bị phá vỡ và đẩy Ukraina tiếp tục chìm sâu vào khủng hoảng.  
Phương Tây đang phá hoại hòa bình ở Ukraina?
Biếm họa về gói trừng phạt mới của phương Tây nhằm vào Nga

Nga: Hoa Kỳ không kích IS ở Syria là hiếu chiến và “xâm lược”

Những cuộc không kích của Mỹ vào vị trí của nhóm khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) ở Syria mà không có sự đồng ý của Damascus và các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là hành động xâm lược, đài Tiếng nói nước Nga dẫn thông tin từ Bộ Ngoại giao Nga cho biết.


Nga: Hoa Kỳ không kích IS ở Syria là hiếu chiến và “xâm lược”
Quyết định tấn công và tiêu diệt quân Hồi giáo cực đoan ở Iraq trong lãnh thổ Syria đang bị Nga phản đối. Ảnh AP/Saul Loeb

Pháp - Nga bí mật thử nghiệm tàu Mistral

 Trước sức ép của phương Tây, Pháp buộc phải tuyên bố dừng chuyển giao tàu Mistral cho Nga nhưng vẫn "lén lút" cùng thủy thủ Nga thử nghiệm chiếc tàu này.
Thông tin về cuộc thử nghiệm được hãng hãng thông tấn RIA Novosti cho biết, theo đó cuộc thử nghiệm đã được Pháp và Nga âm thầm tiến hành vào rạng sáng 13/9. Tham gia cuộc thử nghiệm có khoảng 200 thủy thủ Nga cùng với khoảng 200 các chuyên gia và thủy thủ người Pháp.
Nga đã đặt Pháp đóng 2 tàu chiến đổ bộ trực thăng lớp Mistral vào năm 2011 với trị giá 1.6 tỉ USD. Theo hợp đồng, chiếc tàu đầu tiên có tên Vladivostok lẽ ra cần được bàn giao cho phía Nga vào mùa thu năm nay, chiếc thứ hai mang tên Sevastopol dự kiến sẽ bàn giao một năm sau đó.
Tàu đổ bộ - sân bay trực thăng lớp Mistral
Tàu đổ bộ - sân bay trực thăng lớp Mistral

Su-25 Ukraine: Nghi can lớn nhất trong vụ bắn rơi MH17

Sau khi báo cáo sơ bộ được Ủy ban an toàn Hà Lan (DSB) công bố, máy bay cường kích Su-25 của Ukraine trở thành nghi can chính trong vụ MH17.
MH17 bị bắn hạ bởi đạn súng máy
Hãng thông tấn Nga RIA Novosti ngày 11-9 cho biết, báo cáo sơ bộ do Ủy ban an toàn Hà Lan (DSB) công bố về vụ chiếc máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH17 của Hãng hàng không Malaysia Airlines bị bắn rơi ở miền Đông Ukraine cho thấy, không có bằng chứng về việc nó bị bị tên lửa phòng không bắn hạ.
Trả lời phỏng vấn RIA, chuyên gia Michel Chossudovsky, giám đốc Trung tâm nghiên cứu toàn cầu hóa của Nga cho biết, trong báo cáo của mình, DSB tuyên bố xác nhận thông tin của một số báo cáo độc lập được đưa ra trước đó rằng chiếc máy bay của hãng Malaysia Airlines đã không bị tên lửa bắn hạ.
Trong báo cáo được đưa ra hôm 9-9, DSB cho biết rằng, “chiếc máy bay bị nhiều vật thể nhỏ, có động năng cao xuyên thủng từ bên ngoài, dẫn tới việc mất đi sự bền vững cấu trúc thân máy bay, làm máy bay vỡ tan trên trời”. Kết luận này đã bác bỏ các giả thuyết trước đây cho rằng máy bay bị tên lửa tấn công.
Ông Chossudovsky cũng cho rằng báo cáo đã xác nhận tuyên bố trước đây của lãnh đạo một nhóm điều tra của tổ chức OSCE, người cho rằng vỏ máy bay có các vết thủng như do súng máy tạo ra và là chứng lý loại trừ khả năng nó bị hạ sát bởi các phương tiện phòng không mặt đất, bởi pháo cao xạ không với tới được độ cao 10.000m.
Khi giả thiết MH17 bị bắn hạ bằng tên lửa phòng không bị loại trừ, Su-25 Ukraine trở thành “nghi can chính”
Khi giả thiết MH17 bị bắn hạ bằng tên lửa phòng không bị loại trừ, Su-25 Ukraine trở thành “nghi can chính”

Cục diện Ukraine: Nga - Mỹ thủ lợi, Kiev ăn "bánh vẽ"

 Khủng hoảng Ukraine đến thời điểm này gần như ngã ngũ khi mục đích của Nga, Mỹ đều đạt được. Chỉ còn chính quyền Kiev vẫn đang loay hoay với vũng lầy
Phương Tây vẫn để Kiev ăn "bánh vẽ"
Cục diện tại Ukraine bước tiếp một bước tiến khiến người ta khó có thể ngờ. Nếu như chỉ trước đó một ngày, EU còn bỏ ngỏ lệnh trừng phạt với nước Nga, Mỹ thì hoan hô Nga đã tích cực nhiệt tình, cục diện Ukraine có những bước tiến đáng hoan nghênh. Thì đến ngày 12/9, phương Tây đã đẩy Ukraine bước vào một bất ngờ mới.
EU và Mỹ tuyên bố trừng phạt nước Nga vì thiếu thiện chí trong việc giải quyết vấn đề khủng hoảng ở Ukraine. Một loạt các biện pháp được áp dụng khiến nước Nga sôi sục giận dữ, còn Kiev khấp khởi mừng thầm vì mình không bị những đấng tạo dựng bỏ rơi.

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Báo Nga: MH17 không bị bắn hạ bằng tên lửa mà bằng súng máy?

Báo cáo sơ bộ của Hà Lan về thảm kịch MH17 đánh tan giả thuyết, máy bay bị bắn tên lửa bắn hạ lâu nay, hãng tin Ria Novosti dẫn lời chuyên gia Nga Michel Chossudovsky đưa tin.

Chấn động: Hacker tìm ra bằng chứng Ukraine bắn hạ MH17

"Kết luận của báo cáo do Ban An toàn Hà Lan (DSB) công bố xác nhận các báo cáo độc lập được đưa ra trước đó cho rằng, chiếc máy bay của hãng Malaysia Airlines không bị tên lửa bắn hạ và đó là điều quan trọng", Chuyên gia Michel Chossudovsky, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Toàn cầu hóa  nhấn mạnh. 
Hiện trường vụ MH17.

Đòn chớp nhoáng của Mỹ

Bộ Quốc phòng Nga cho biết để đáp lại kế hoạch của Mỹ phát triển hệ thống "Prompt Global Strike", sử dụng vũ khí thông thường tấn công bất cứ vị trí nào trên thế giới trong vòng vài chục phút, Nga có thể hình thành hệ thống tấn công toàn cầu của mình. 

Mô hình tên lửa X-51A Waverider.

Nga: Quân khu miền Đông sẵn sàng chiến đấu

Hãng thông tấn RIA Novosti dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, lực lượng quân khu miền Đông được đặt vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu ở mức cao nhất.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh tổ chức một đợt diễn tập sẵn sàng chiến đấu 
tại quân khu miền Đông và cho biết Quân khu miền Đông của Nga đang ở tình trạng 
sẵn sàng chiến đấu cao nhất. (Ảnh Reuters)

Bí mật hòn đảo tuyệt đẹp bị nguyền rủa ở Ý

Bất cứ người chủ nào sở hữu hòn đảo này đều gặp vận đen khủng khiếp, thậm chí là mất mạng.
La Gaiola là một hòn đảo nhỏ xinh đẹp ngoài khơi bờ biển nước Ý. Nó nằm gần bờ đến mức người ta có thể dễ dàng bơi ra đảo, nhưng vẫn đủ để cách biệt với cuộc sống xô bồ xung quanh, trong khi nước biển quanh đảo luôn trong vắt.

CIA: Phiến quân IS có gần 31.500 chiến binh

CIA tiết lộ số lượng tay súng chiến đấu cho phiến quân IS đã tăng gần gấp 3 lần chỉ sau 3 tháng ngắn ngủi.
Ngày 11/9, sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo chiến lược “đuổi cùng giết tận” phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS), Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cho hay số lượng chiến binh IS ở Iraq và Syria đã tăng gấp ba lần so với ước tính trước đây.

Ba Lan: Dân làng bao vây 6 trực thăng quân sự Mỹ

Người dân trong làng ào ạt kéo ra đồng bao vây 6 chiếc trực thăng quân sự vừa mới hạ cánh xuống đây.
Ngày 10/9, hàng ngàn người dân ở làng Gruta, Ba Lan rất ngạc nhiên và lo sợ khi nhìn thấy một đoàn trực thăng quân sự gồm 6 chiếc đang hạ cánh xuống giữa cánh đồng làng mình.

Mỹ: Sát thủ xả súng trong trường học vượt ngục

Tên sát thủ xả súng bừa bãi trong trường học đã vượt ngục khi đang thụ án chung thân.
Ngày 11/9, Sở Cảnh sát Lima, bang Ohio, Mỹ cho biết tên sát thủ T.J. Lane, kẻ đang thụ án chung thân vì đã xả súng bắn chết 3 học sinh trong một trường trung học năm 2012 đã vượt ngục.

Báo Pháp: Dù khốn khó, Crimea vẫn không ân hận khi “về với Nga"

Theo tờ L’Express (Pháp), Crimea đang phải vật lộn với cuộc sống khó khăn trong mùa hè đầu tiên khi sáp nhập vào Nga. Du lịch thất thu bởi chiến tranh nhưng người dân vẫn khẳng định họ không hề ân hận
Một cửa hàng bán áo thun in hình Tổng thống Nga Putin, Thủ tướng Medvedev, nữ Tổng chưởng lý Crimea Natalia Poklonskaya trên bờ biển Yalta - Crimea.

Tổng thống Ukraine thề sẽ lấy lại Crimea

Trong khi Liên minh châu Âu (EU) tiến hành một làn sóng trừng phạt mới chống lại Moscow, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tuyên bố sẽ đưa Crimea về ‘đoàn tụ’ với phần còn lại của đất nước.
Theo tuyên bố của ông Poroshenko, kế hoạch tái sát nhập Crimea về Ukraine không phải bằng con đường quân sự và vũ lực, tờ CNBC đưa tin, mà là “một kiến nghị về kinh tế và dân chủ”.
“Chúng tôi có một vấn đề quan trọng. Mọi người bảo chúng tôi mất Crimea. Không, Crimea đã bị xâm lược. Nhưng Crimea sẽ trở lại với chúng tôi”, ông Poroshenko phát biểu tại Hội nghị Chiến lược châu Âu Yalta (YES) đang được tổ chức ở Kiev.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko trong lễ kỷ niệm Ngày độc lập ở Kiev hôm 24/8/2014.

Tổng thống Ukraine tuyên bố sẽ giành lại Crimea

Ngày 12/9, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tuyên bố chính quyền Kiev sẽ giành lại bán đảo Crimea, sáp nhập vào Nga hồi tháng 3 vừa qua.

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tuyên bố chính quyền Kiev sẽ giành lại bán đảo Crimea.

Ukraine áp luật trừng phạt Nga cực kỳ sâu rộng, đa lĩnh vực

Ukraine áp luật trừng phạt Nga cực kỳ sâu rộng, đa lĩnh vực
Ukriane đã bắt đầu xây tường ngăn biên giới với Nga, ước dài 1.500 km
(Ảnh: Ukrinform)

Ngoại trưởng Lavrov: Nga không để yên cho EU vì gói trừng phạt mới

Brussels và các nhà đứng đầu EU cần phải trả lời rõ cho những công dân EU biết vì sao họ lại phải chịu chấp nhận những rủi ro đến từ việc đối đầu", tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga
Ngoại trưởng Lavrov: Nga không để yên cho EU vì gói trừng phạt mới
Trụ sở Bộ Ngoại giao Nga (Ảnh: Itar-Tass)

Thế giới Đoàn quân chở hàng trăm khí tài tiến về Luhansk từ Nga

Hôm 10/9, một đoàn quân gồm có 12 xe tăng, 48 xe thiết giáp, 20 xe tải Ural chở đạn dược, 8 xe Ural khác chở binh lính cùng với 4 xe phòng không từ Nga đã vượt qua trạm kiểm soát Izvaryno.
Đoàn quân chở hàng trăm khí tài tiến về Luhansk từ Nga
Trạm kiểm soát Izvarino của Ukraine tại biên giới Nga-Ukraine

Điện Kremlin: Muốn không kích IS, Mỹ phải hỏi ý kiến Nga

Ngày 10.9,  Tổng thống Mỹ Barack Obama  đã công bố kế hoạch đánh bại quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) bằng cách mở rộng các cuộc không kích của Mỹ từ Iraq tới Syria. Đồng thời, Mỹ sẽ viện trợ vũ trang cho lực lượng người Kurd ở Iraq và phe nổi dậy ở Syria. Điều này khiến Nga có phản ứng ngay lập tức.
Điện Kremlin muốn Mỹ phải tôn trọng luật pháp quốc tế
Điện Kremlin muốn Mỹ phải tôn trọng luật pháp quốc tế

Moscow nói gì về thông tin 'một vạn binh sĩ thương vong ở Ukraine'?

TPO - Bộ Quốc phòng Nga ngày hôm nay đã chính thức phủ nhận báo cáo của Ukraine cho rằng, khoảng 10 nghìn binh sĩ Nga thương vong trong chiến dịch “chống khủng bố” của chính quyền Kiev tại vùng Donbass của nước này.

Kiev và phe nổi dậy trao đổi tù binh

TPO - Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk (DPR) đã trao đổi nhiều tù binh chiến tranh với quân đội Ukraine theo các điều khoản trong thỏa thuận ngừng bắn mà hai bên đạt được giữa tuần trước.
Binh lính Ukraine bị bắt giữ được trả tự do ở Ilovaisk, gần Donetsk
Binh lính Ukraine bị bắt giữ được trả tự do ở Ilovaisk, gần Donetsk

Đóng cửa eo biển Kerch, Ukraine khó tránh xung đột với Nga?

TPO - Chính quyền Kiev dự kiến đóng cửa eo biển Kerch vào ngày 15/10 tới. Và nếu điều đó xảy ra, Ukraine khó tránh xung đột với Nga, theo nhận định của các chuyên gia Ukraine.

Nga nghi ngờ động cơ kế hoạch không kích IS của Mỹ ở Syria

TPO - Moscow cho rằng, Mỹ có thể lợi dụng lý do không kích tổ chức nhà nước Hồi giáo Iraq (IS) để tấn công chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov

Chiến lược của Mỹ đương đầu IS: Phức tạp hơn so với al-Qaeda

TP - Giới chức Mỹ vừa mô tả chiến lược mới đối phó lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) là dài hạn, phức tạp hơn nhiều so với các cuộc không kích chống al-Qaeda. Không cần Quốc hội Mỹ cho phép, Tổng thống Barack Obama đã sẵn sàng mở rộng không kích từ Iraq sang Syria nhằm đánh bại IS.
IS đã tuyên bố thành lập “Vương quốc Hồi giáo” tại Iraq và Syria. Ảnh: CFR
IS đã tuyên bố thành lập “Vương quốc Hồi giáo” tại Iraq và Syria. Ảnh: CFR

Tiết lộ về “Lữ đoàn tóc dài” của phiến quân IS

Theo tiết lộ của tờ Daily Mail của Anh, phiến quân “Nhà nước Hồi giáo” IS đã thành lập một lữ đoàn nữ và những nữ phiến quân người Anh là những người điều hành này cũng như điều hành một nhà thổ phục vụ cho các tay súng IS.
Thủ lĩnh của "Lữ đoàn tóc dài" Aqsa Mahmood

CIA đánh giá ra sao về quân số của phiến quân Hồi giáo?

TPO - Theo Cơ quan tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA), số lượng chiến binh của Nhà nước Hồi giáo (IS) có thể gấp ba lần so với ước tính ban đầu, CNN đưa tin ngày 12/9.

RIA: Báo cáo của Hà Lan cho thấy MH17 bị bắn bằng đạn súng

Hãng thông tấn RIA Novosti ngày 11/9 dẫn lời chuyên gia Nga nói rằng báo cáo sơ bộ do Ủy ban an toàn Hà Lan (DSB) công bố về vụ rơi chiếc máy bay mang số hiệu MH17 của Malaysia Airlines ở miền Đông Ukraine cho thấy nó không bị tên lửa bắn hạ. 

Chấn động: Hacker tìm ra bằng chứng Ukraine bắn hạ MH17

Những lỗ thủng trên thân vỏ máy bay Boeing mang số hiệu MH17 bị rơi ở miền Đông Ukraine, (Nguồn: AP)

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Cố vấn của Tổng thống Putin gọi Tổng thống Ukraine là Quốc xã

VOV.VN - Trong khi đó, ông Poroshenko gọi ngày ký kết thỏa thuận liên kết với EU là ngày trọng đại trong lịch sử Ukraine kể từ năm 1991.
Một vị cố vấn cao cấp cho Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gọi Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko là kẻ theo chủ nghĩa Quốc xã sau khi Ukraine ký kết một thỏa thuận liên kết với Liên minh châu Âu.
 
Tổng thống Ukraine tại Hội đồng châu Âu (ảnh: AP)

Nga cáo buộc các nước phương Tây khuấy động khủng hoảng Ukraine

VOV.VN - Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Nga sẽ không bị lôi kéo vào một cuộc chạy đua vũ trang mới, ngược lại với mong muốn của một số thế lực.
Ngày 10/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cáo buộc các nước phương Tây gây ra cuộc khủng hoảng Ukraine nhằm “làm hồi sinh NATO”. Tuyên bố trên của Tổng thống Nga đưa ra tại phiên họp của chính phủ Nga về phát triển chương trình vũ khí nhà nước giai đoạn 2016-2025, diễn ra ngày 10/9.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tưởng Đức Angela Merkel (Ảnh Getty Images)

Malaysia kêu gọi cuộc tìm kiếm cuối cùng tại hiện trường MH17

Lời kêu gọi được đưa ra hôm qua (10/9), sau cuộc gặp của Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia và các lãnh đạo Nga tại Moscow.
'Trước khi mùa Đông bắt đầu tại Ukraine, chúng tôi muốn tiến hành cuộc tìm kiếm cuối cùng tại hiện trường máy bay rơi.
Hiện tại vẫn còn những hành khách mất tích', theo lời của Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia, Hishammuddin Hussein.
Ông Hishammuddin bay từ Kiev (Ukraine) tới Moscow (Nga) trong chuyến thăm sau 1 ngày các nhà điều tra Hà Lan công bố báo cáo sơ bộ về tai nạn máy bay MH17.
Theo bản báo cáo, máy bay Malaysia số hiệu MH17 bị rơi do 'lực tác động cực mạnh từ bên ngoài'.
'Tuy nhiên, đó mới chỉ là kết quả của điều tra sơ bộ. Tất cả chúng tôi đều muốn sự minh bạch và công lý', ông Hishammuddin nói.
Hiện trường MH17 rơi

Nga kêu gọi một cuộc điều tra thực sự cho thảm kịch MH17

VOV.VN- Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin ngày 10/9 cho rằng, báo cáo điều tra sơ bộ vụ MH17 do Hà Lan vừa công bố vẫn còn nhiều nghi vấn.
Trả lời phỏng vấn kênh Rossiya-24, ông Churkin cho rằng, rất khó để gọi đây là một cuộc điều tra quốc tế thực sự. Kết quả điều tra sơ bộ do Ủy ban An toàn Hà Lan công bố ngày 9/9 không làm sáng tỏ thêm nguyên nhân dẫn đến vụ rơi máy bay MH17 của hãng Hàng không Malaysia ở miền Đông Ukraine. 
Những thông tin trong báo cáo điều tra cho biết, chiếc máy gặp nạn vì bị “một năng lượng lớn từ bên ngoài” tấn công. 
Các nhà quan sát quốc tế tại hiện trường MH17 (Ảnh AP)

Lính Ukraine 'vô tình' đội mũ có biểu tượng phát xít?

Theo hãng tin NBC, tối hôm 8/9, Đài truyền hình Đức ZDF đã phát sóng một đoạn video cho thấy lính Ukraine đội mũ có biểu tượng Đức Quốc xã.
Khi đưa tin về lệnh ngừng bắn ở miền Đông Ukraine, phóng viên Bernhard Lichte đã sử dụng những hình ảnh cho thấy một người lính đang đội mũ bảo hiểm có biểu tượng "SS" và một người lính khác có hình “chữ thập ngoặc” khét tiếng của Đức Quốc Xã. Cùng với đó là lời bình luận của phóng viên: "Các tiểu đoàn tình nguyện viên từ hầu hết các phe phái chính trị đang dồn sức mạnh về phía chính phủ".
Hình ảnh được phát sóng trên  Đài truyền hình Đức ZDF.

Ông Tập Cận Bình muốn gì trong chuyến thăm Ấn Độ?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp có chuyến thăm chính thức Ấn Độ đầu tiên trên cương vị nguyên thủ quốc gia. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh hai nước đông dân nhất thế giới muốn tiến tới giải quyết tranh chấp biên giới và cải thiện tình trạng mất cân đối trong quan hệ thương mại.
Ông Tập Cận Bình muốn gì trong chuyến thăm Ấn Độ?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: Bloomberg.

Trung Quốc lo Mỹ “trao kiếm” cho Nhật

Nhật Bản từng đàm phán không chính thức với Mỹ, bàn về việc tăng cường sức mạnh quân sự...

Trung Quốc lo Mỹ “trao kiếm” cho Nhật
Tàu chiến Mỹ, Nhật tham gia huấn luyện chung trên biển - Ảnh: News.

Đại Công báo:6 tàu ngầm Việt Nam ảnh hưởng nặng đến quan hệ với TQ

(GDVN) - Chuyên gia Nga nói mặc dù có quan hệ kinh tế gần gũi nhưng Hà Nội luôn cảnh giác với sự bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc đặc biệt là trên khu vực Biển Đông.
Tờ Đại Công báo xuất bản ở Hồng Kông Trung Quốc vừa có bài bình luận trong đó có nhận định cho rằng việc Việt Nam mua và đang nhận 6 tàu ngầm lớp Kilo của Nga có thể dẫn đến cái mà tờ báo này đe dọa là "hậu quả chính trị nghiêm trọng" trong quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc, Nga và một số nước Đông Nam Á khác.

Trung Quốc lo Mỹ-Nhật bàn cách mở rộng năng lực tấn công

Theo hãng tin Kyodo, ngày 10/9, Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại trước những thông tin cho rằng Mỹ nhiều khả năng tham gia vào cuộc thảo luận với Nhật Bản về cách thức mở rộng năng lực tấn công của Tokyo.



Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho rằng "lịch sử hiếu chiến và quan điểm về lịch sử đó" của Nhật Bản đã khiến các quốc gia láng giềng của Tokyo phải quan ngại.
Bà Hoa Xuân Oánh nói: "Theo những ngôn từ và hành động sai lầm cũng như những hoạt động bành trướng của phía Nhật Bản, có mọi lý do để chúng tôi phải giám sát chặt chẽ các hành động của Tokyo trong những lĩnh vực như vậy... Chúng tôi hối thúc Nhật Bản suy ngẫm về lịch sử của mình, rút kinh nghiệm từ quá khứ, thấu hiểu những lo ngại của các quốc gia láng giềng và đi theo lộ trình phát triển hòa bình."

Trước đó, theo hãng tin Reuters, các cuộc gặp giữa đại diện Nhật Bản và Mỹ đã được một quan chức giấu tên của Tokyo miêu tả là các cuộc hội đàm không chính thức nhằm chuẩn bị cho quốc gia Đông Bắc Á này năng lực tấn công phủ đầu nhằm vào Triều Tiên. Tuy nhiên, hiện giới chức Mỹ chưa xác nhận gì về các cuộc đàm phán này./.

Ngôn từ hiếu chiến, xấc xược, xuyên tạc trắng trợn của báo Trung Quốc

GDVN) - Nhưng từ những lời lẽ hung hăng nhất của truyền thông Trung Quốc đã cho thấy điểm yếu nhất của họ, đó là sự thiếu tự tin bởi vì không có chính nghĩa.

Từ ngày ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, Trung Quốc càng trở nên hung hăng hơn trong
việc theo đuổi yêu sách vô lý, phi pháp của họ ở Biển Đông.

Mỹ có đủ sức thắng Nga?

(Tin tức 24h) - Từ khi Nga sáp nhập Crimea cho đến khi Kiev phát động chiến dịch quân sự quy mô lớn tại miền Đông, Nga đã tiến hành nhiều cuộc tập trận lớn.
Về phía mình, Mỹ và NATO cũng tiến hành các cuộc tập trận chung , ngoài ra còn quyết định thành lập lực lượng phản ứng nhanh với mục đích rõ ràng là để đối phó với Nga.
Mối quan hệ Mỹ, NATO –Nga đang ở thời kỳ căng thẳng nhất, kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh.