CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

Su-25 Ukraine: Nghi can lớn nhất trong vụ bắn rơi MH17

Sau khi báo cáo sơ bộ được Ủy ban an toàn Hà Lan (DSB) công bố, máy bay cường kích Su-25 của Ukraine trở thành nghi can chính trong vụ MH17.
MH17 bị bắn hạ bởi đạn súng máy
Hãng thông tấn Nga RIA Novosti ngày 11-9 cho biết, báo cáo sơ bộ do Ủy ban an toàn Hà Lan (DSB) công bố về vụ chiếc máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH17 của Hãng hàng không Malaysia Airlines bị bắn rơi ở miền Đông Ukraine cho thấy, không có bằng chứng về việc nó bị bị tên lửa phòng không bắn hạ.
Trả lời phỏng vấn RIA, chuyên gia Michel Chossudovsky, giám đốc Trung tâm nghiên cứu toàn cầu hóa của Nga cho biết, trong báo cáo của mình, DSB tuyên bố xác nhận thông tin của một số báo cáo độc lập được đưa ra trước đó rằng chiếc máy bay của hãng Malaysia Airlines đã không bị tên lửa bắn hạ.
Trong báo cáo được đưa ra hôm 9-9, DSB cho biết rằng, “chiếc máy bay bị nhiều vật thể nhỏ, có động năng cao xuyên thủng từ bên ngoài, dẫn tới việc mất đi sự bền vững cấu trúc thân máy bay, làm máy bay vỡ tan trên trời”. Kết luận này đã bác bỏ các giả thuyết trước đây cho rằng máy bay bị tên lửa tấn công.
Ông Chossudovsky cũng cho rằng báo cáo đã xác nhận tuyên bố trước đây của lãnh đạo một nhóm điều tra của tổ chức OSCE, người cho rằng vỏ máy bay có các vết thủng như do súng máy tạo ra và là chứng lý loại trừ khả năng nó bị hạ sát bởi các phương tiện phòng không mặt đất, bởi pháo cao xạ không với tới được độ cao 10.000m.
Khi giả thiết MH17 bị bắn hạ bằng tên lửa phòng không bị loại trừ, Su-25 Ukraine trở thành “nghi can chính”
Khi giả thiết MH17 bị bắn hạ bằng tên lửa phòng không bị loại trừ, Su-25 Ukraine trở thành “nghi can chính”
Tuy nhiên, ông Chossudovsky nói rằng báo cáo không nêu rõ tính chất của các vật thể chứa động năng cao đã xuyên vào máy bay, bởi nó có liên quan tới một thỏa thuận giữa nhiều bên về việc không tiết lộ các chi tiết nhất định". Các dữ liệu nội dung đàm thoại với nhân viên không lưu cũng không được đưa toàn bộ vào báo cáo chính thức.
Ông nói rằng "Có rất nhiều yếu tố chính trị đứng sau báo cáo này. Tuy nhiên nó vẫn bác bỏ cáo buộc nói rằng máy bay bị bắn hạ bởi một quả tên lửa đất đối không do quân Donbass được Nga ủng hộ bắn lên". Cụm từ “một lượng lớn các vật thể có động năng cao" có ý nghĩa rất quan trọng, ám chỉ những viên đạn bắn ra từ một chiếc máy bay quân sự.
Cuộc điều tra của DSB được thực hiện theo các tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), một cơ quan đặc biệt thuộc Liên Hợp Quốc. Báo cáo của DSB nói rằng mục tiêu duy nhất của cuộc điều tra là ngăn chặn các vụ tai nạn và sự kiện tương tự diễn ra.
DSB cũng cho biết báo cáo sơ bộ đã được chuyển cho các nước liên quan tới cuộc điều tra gồm Malaysia, Ukraine, Nga, Anh, Mỹ, Australia và họ đã nhận được phản ứng của các nước này về báo cáo. DSB chỉ có chức năng điều tra chứ không có quyền đổ lỗi hoặc quy trách nhiệm cho bất kỳ bên nào có liên quan trong vụ này. Điều này sẽ giúp ai che giấu những thông tin không có lợi?
Những mảnh vỡ có vết đạn được lắp ghép vào phần đầu máy bay, tập trung chủ yếu ở buồng lái
Những mảnh vỡ có vết đạn được lắp ghép vào phần đầu máy bay, tập trung chủ yếu ở buồng lái
Đầu tiên, Mỹ và Ukraine một mực khẳng định là lực lượng dân quân Donetsk đã được Nga “lén lút” cung cấp tên lửa phòng không tầm trung 9K37 “Buk” (NATO gọi là SA-11 Gadfly) và sử dụng nó để bắn rơi MH17, đồng thời đưa những bức ảnh không ai chứng minh được tính thật-giả về các xe chở tên lửa Buk “chạy về hướng biên giới” với nước Nga.
Thậm chí, Ukraine còn tung tin “bắt được chuyên gia tên lửa Nga” ở khu vực biên giới nhưng không hề đưa được tang vật và người bị bắt ra trước công luận quốc tế, trong khi đó có những chuyên gia độc lập phương Tây tuyên bố là chiếc Boeing 777 này bị bắn rơi bởi súng máy trên cường kích Su-25 - loại vũ khí mà quân ly khai không hề có.
Tại thời điểm MH17 bị bắn rơi, nhiều nguồn tin độc lập và radar của Nga đã xác nhận có 2 máy bay cường kích Su-25 của Ukraine đã bay cách chiếc Boeing 777 khoảng 3-5km, trong một khoảng thời gian dài. Những chiếc Su-25 này bay lên để “hộ tống” chiếc Boeing 777 hay để làm gì?
Chỉ còn “bị cáo” Su-25!
Báo cáo sơ bộ của DSB đã xác thực nhận định của người phát ngôn Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) Michael Bociurkiw đưa ra hôm 25-7 là trên một phần thân máy bay MH17 của Malaysia được các nhà điều tra Australia tìm thấy, hôm 24-7 có dấu hiệu của “những lỗ đạn do bị súng máy bắn”.
Toàn cảnh khu vực Donetsk thời điểm máy bay MH17 bị bắn hạ (Ảnh trong buổi giao ban của BQP Nga cho thấy có máy bay Su-25 bay gần MH17)
Toàn cảnh khu vực Donetsk thời điểm máy bay MH17 bị bắn hạ (Ảnh trong buổi giao ban của BQP Nga cho thấy có máy bay Su-25 bay gần MH17)
Sau đó, vào ngày 2-8, chuyên gia hàng không người Đức Peter Haisenko khi quan sát những bức ảnh chụp một mảnh từ buồng lái của chiếc Boeing 777 mang số hiệu MH17 đã cho rằng, chiếc máy bay bị không kích bằng đạn súng máy trên máy bay do trên thân nó có rất nhiều lỗ đạn tròn nhỏ, đây chắc chắn không phải điều ngẫu nhiên.
Các bức ảnh khác thể hiện, trừ phần đầu ra, phần sau máy bay không bị trúng đạn, cho thấy đây là 1 vụ tấn công có chủ đích nhằm vào đầu máy bay, trực tiếp là vào khoang lái để hạ thủ chiếc máy bay trong khoảng thời gian ngắn nhất. Điều này có thể lí giải tại sao trước khi máy bay rơi, phi hành đoàn không phát ra tín hiệu bất thường nào.
Bức ảnh cho thấy có các lỗ đạn đi vào và đi ra trên cùng một mảnh buồng lái MH17. Các mảnh thép ở miệng các lỗ đạn, có cái uốn cong vào bên trong, có cái uốn cong ra bên ngoài. Điều này chứng tỏ nó bị tấn công cả từ 2 bên sườn bởi 1 loại đạn có gia tốc và độ xuyên phá cực lớn. Điều này cho phép loại trừ bớt các giả thiết.
Chiếc máy bay chắc chắn không bị bắn hạ bởi một tên lửa bởi các vụ nổ do đầu đạn tên lửa gây ra sẽ xuất hiện những lỗ thủng lớn, hình dạng khác nhau trên thân máy bay. Việc trên các mảnh vỡ của nó xuất hiện cực nhiều lỗ tròn nhỏ, có chỗ như tổ ong chứng tỏ máy bay bị một loại đạn cỡ nòng nhỏ, tốc độ cao, bắn rất chụm ở khoảng cách gần. Đây chính là đặc tính xuyên phá của đạn súng máy.
Có rất nhiều mảnh vỡ lớn trên hiện trường chiếc Boeing 777 bị rơi
Có rất nhiều mảnh vỡ lớn trên hiện trường chiếc Boeing 777 bị rơi
Điều này trùng với kết luận sơ bộ của Ủy ban an toàn Hà Lan (DSB), rõ ràng là không có chứng cứ máy bay bị bắn hạ bằng tên lửa phòng không mà là do một loại đạn có tốc độ cao. Loại trừ pháo cao xạ và súng máy phòng không trên mặt đất vì không đủ tầm với, ngoài súng máy trên Su-25 ra, còn loại vũ khí nào có thể bắn hạ chiếc Boeing 777 này?
Máy bay cường kích Su-25 được trang bị 2 nòng pháo 30mm kiểu GSh-302/AO-17A trang bị hộp tiếp đạn 250 viên gồm đạn xuyên chống tăng và đạn phá mảnh. Trong trường hợp MH17 trúng đạn chống tăng của Su-25, tốc độ bắn cao của pháo GSh-302 sẽ gây ra các vụ nổ liên tục trong khu vực buồng lái trong một thời gian rất ngắn.
Bên trong một máy bay thương mại có đặc điểm của một buồng áp lực kín, những vụ nổ do đạn phân mảnh sẽ làm tăng cực nhanh áp lực bên trong cabin đến mức cao nhất, quá mức chịu đựng của vỏ thép thân máy bay. Máy bay sẽ nổ tung như một quả bóng bơm quá hơi.
Những mảnh vỡ có vết đạn được lắp ghép vào phần đầu máy bay, tập trung chủ yếu ở buồng lái
Những mảnh vỡ có vết đạn được lắp ghép vào phần đầu máy bay, tập trung chủ yếu ở buồng lái
Tại hiện trường có nhiều mảnh vỡ lớn còn nguyên vẹn của các phần thân phía sau chứng tỏ máy bay chỉ bị xé rách tại các điểm chịu lực yếu hơn dưới áp lực của không khí. Hình ảnh về nhiều phần của chiếc máy bay MH17 bị phân tán trên diện tích rộng cũng như phần buồng lái bị hư hỏng nặng phù hợp với giả thuyết nêu trên của ông Peter Haisenko.
Với kết luận sơ bộ này, rõ ràng là chiến dịch bôi nhọ danh dự của Mỹ và EU đã đưa ra những thông tin giả mạo nhằm đổ lỗi cho Moscow và lực lượng dân quân Donetsk trong vụ MH17, cố tình hạ thấp uy tín Nga trên trường quốc tế, đưa ra hàng loạt biện pháp bao vây, cấm vận nhằm ép buộc Nga phải nhún nhường.
Mỹ, EU và Ukraine luôn muốn hạ thấp uy tín Nga và gán tội ác này cho lực lượng dân quân Donetsk, nếu có 1 chi tiết cực nhỏ có thể “ăn vạ” được là chắc chắn họ sẽ không bỏ qua. Đến bây giờ xuất hiện những bằng chứng chứng minh Nga và lực lượng dân quân Donetsk vô tội, vậy trách nhiệm của Mỹ và Ukraine trong vụ này như thế nào?
Thiên Nam

*Rộ nhiều "thuyết âm mưu" quanh vụ MH17

   *Thông tin sốc về thủ phạm bắn MH17

   * Phát hiện gây sốc của Nga trong vụ MH17

  *Tướng NgaSu-25 của không quân Ukraine bắn hạ chiếc MH17

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét