CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Tại sao TQ làm đảo ở Biển Đông?

Phóng viên hãng BBC đã có chuyến đi thực địa ra tận các đảo ở Biển Đông, nơi TQ đang tăng tốc dự án cải tạo đảo. Vậy Bắc Kinh được lợi gì khi làm như vậy?
TQ, Biển Đông, chủ quyền, Philippines, Trường Sa, Gạc Ma
Philippines nói TQ đã xây cả một hòn đảo mới ở Gạc Ma. Ảnh: BBC
Trong báo cáo được trình bày đa phương tiện mang tên “China’s Island Factory”, phóng viên Rupert Wingfield-Hayes đã mô tả hành trình trên một tàu cá Philippines tới thăm "các đảo mới" mà TQ đơn phương xúc tiến công việc cải tạo, biến đổi đặc tính đất ở Biển Đông.
Dự án cải tạo đảo mà TQ tiến hành ở Biển Đông được Philippines coi là hành động khiêu khích, một nỗ lực đơn phương để thay đổi nguyên trạng có lợi cho yêu sách chủ quyền của TQ. Hồi tháng 5, Bộ Ngoại giao Philippines đã lên tiếng phản đối các dự án này và công bố những hình ảnh xây dựng của TQ trước đây cũng như hiện tại.
Tại diễn đàn ASEAN gần đây, Manila đề xuất kế hoạch đóng băng những hành động khiêu khích ở Biển Đông, gồm cả các dự án cải tạo đảo. Bắc Kinh đã bác bỏ đề xuất này.
Trên một tàu cá Philippines, Wingfield-Hayes đã tới thăm nơi trước đây là hai bãi đá ngầm còn hiện tại hóa thành những đảo mới tinh. Ông mô tả các hoạt động đang diễn ra ở đảo Gạc Ma (tên quốc tế: Johnson South Reef - là một bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của VN nhưng TQ đã dùng vũ lực chiếm đóng trái phép năm 1988) như sau:
"Hàng triệu tấn đá và cát được nạo vết từ đáy biển và đổ vào bãi ngầm, biến bãi ngầm thành vùng đất mới. Có thể nhìn rõ các đội xây dựng như đang dựng một bức tường thành biển. Các xe tải chở xi măng, cần trục, những ống thép lớn, ánh sáng đèn hàn".
Theo tác giả, TQ "đang xây dựng các đảo mới trên năm bãi ngầm khác nhau". Wingfield-Hayes nhấn mạnh rằng, không ai biết rõ những gì TQ tính làm với các đảo mới này. Chính quyền Philippines thì bày tỏ sự quan ngại rằng, bãi Johnson South có thể biến thành một căn cứ không quân của TQ ở Biển Đông.
Nháy mắt hô biến
TQ có thể sẽ đưa dân cư ra những đảo mới nhằm "bọc lót" cho các yêu sách chủ quyền. Đây được xem là cách hợp pháp hóa yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh cũng như phương pháp ngăn chặn hành động quân sự từ các bên tuyên bố chủ quyền khác.
Cũng có thể việc lập ra các đảo là cách TQ khiến cho các tranh cãi lãnh thổ tự chấm dứt. Theo Công ước LHQ về Luật Biển, không thể tuyên bố chủ quyền với các tính năng ngầm (như bãi cạn, bãi ngầm). Việc Philippines tìm tới trọng tài quốc tế để phân xử tranh chấp Biển Đông một phần dựa vào thực tế này. Manila muốn làm rõ việc liệu TQ có thể tuyên bố chủ quyền với các tính năng ngầm hoặc bán ngầm theo quy định của UNCLOS hay không.
Thêm vào đó, phần VII của UNCLOS nêu rõ: "Các bãi đá, đảo đá không thể duy trì sự sống con người hay đời sống kinh tế thì cũng không có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa". Theo điều này, nếu như TQ có giành được quyền kiểm soát các đảo ở Biển Đông, thì phạm vi kiểm soát cũng giới hạn trong 12 hải lý vùng lãnh hải mà không hề có vùng đặc quyền kinh tế đi kèm.
Song nếu TQ có thể "tạo ra các đảo" bên trên những tính năng ngầm trước đây và tạo lập các điều kiện để những đảo ấy "duy trì sự sống con người", thì sau đó yêu sách chủ quyền của TQ ở Biển Đông sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ. Đây chính xác là những gì Philippines phản đối. Trong cuộc phỏng vấn về báo cáo của hãng BBC, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose gọi yêu sách chủ quyền của TQ trong vùng biển là "thái quá" và "không có căn cứ luật pháp quốc tế". Ông cũng cáo buộc TQ đang cố thay đổi hiện trạng nhằm tăng cường yêu sách chủ quyền cho mình trước khi tòa quốc tế xem xét vụ kiện của Philippines.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Hoa Xuân Oánh thì nói, mục đích của việc xây dựng là "để cải thiện điều kiện làm việc và sinh sống cho người dân ở trên các đảo". Bất ngờ có một phóng viên phản bác lại rằng: "Các đảo TQ đang xây dựng là các đảo mới, làm gì có chuyện xây dựng để cải tạo điều kiện sống cho dân trên đảo. Vậy mục đích và dụng ý thực sự của TQ là gì"? Người phát ngôn họ Hoa nói ngắn gọn: "Tôi đã trả lời câu hỏi của bạn'.
Từ phản ứng của người phát ngôn này, có thể thấy TQ đang mong muốn có người sống và làm việc trên các đảo. Dù người đó là thường dân hay các đảo mới xây có thể trở thành căn cứ quân sự hay không.

Thái An(theo Diplomat)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét