CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

Trung Quốc có thể ngang ngược dùng sức mạnh quân sự trên Biển Đông

VOV.VN - Trung Quốc mới đây thông qua đạo luật mới để “tăng cường an ninh quân sự trên biển” sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8 tới.
Luật mới về lãnh thổ của Trung Quốc sẽ là một “thảm họa” nếu nó được áp dụng cho “vùng biển lưỡi bò” mà Trung Quốc tự tuyên bố chủ quyền. Đây là nhận định của giới chuyên gia Philippines, cảnh báo về căng thẳng sẽ tiếp tục leo thang trên Biển Đông.
Trung Quốc đang công khai thực hành chính sách ngoại giao pháo hạm ở Biển Đông (ảnh: China Daily Mail)

Những điều chưa biết về chiếc va li “đựng tài liệu mật”

ANTĐ - Biển Sầm Sơn hôm ấy lặng gió. Sóng biển nhấp nhô hiền hòa. Một chiếc tàu chiến treo cờ Pháp đậu lặng lẽ ngoài khơi xa. Mấy chiếc thuyền đánh cá của ngư dân từ từ lướt tới áp mạn tàu. Một phụ nữ xinh đẹp tay xách va li ung dung từ thuyền bước lên tàu trong sự đón tiếp trân trọng của sĩ quan, thủy thủ. 
Người phụ nữ đó là phu nhân Quốc vụ khanh của Chính phủ Bảo Đại ra Hà Nội chữa bệnh và mang theo tài liệu mật của tổ chức phản gián hoạt động trong vùng tự do ở tỉnh Thanh Hóa. Chiếc tàu chiến là Thông báo hạm Amyot D’Inville của Pháp được lệnh đến đón phu nhân Quốc vụ khanh theo kế hoạch sắp đặt của mạng lưới điệp báo.

Báo Mỹ: Tướng Võ Nguyên Giáp luôn tỉnh táo về mối đe dọa xâm lược TQ

Những vũ khí lợi hại có thể phát huy hiệu quả tốt là máy bay chiến đấu Su-27, tàu ngầm Kilo, tên lửa hành trình P-800 Oniks, hệ thống S-300, không gian

Hình ảnh được tuyên truyền trên mạng qianzhan.com Trung Quốc

Chiến tranh Trung - Mỹ là khó tránh khỏi?

(PetroTimes) - Ngày 9/7, Mỹ- Trung tiến hành đối thoại chiến lược thường niên. Nhân dịp này, giáo sư Michael Vlahos, thuộc trường Naval War College (Mỹ), trong bài báo trên tạp chí The National Interest, khẳng định chiến tranh giữa Mỹ -Trung gần như là điều khó tránh.
Chiến tranh Trung - Mỹ là khó tránh khỏi?
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ủy viên Quốc Vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Bắc Kinh

Giáo sư Carl Thayer: Lo ngại Mỹ – Trung móc ngoặc ở Biển Đông

 Ông có cảm giác Trung Quốc đã móc ngoặc với Mỹ còn Mỹ thì sợ hãi việc phản ứng quá mạnh ở Biển Đông.

Giáo sư Carl Thayer.

Trung Quốc tung phim tài liệu về yêu sách Biển Đông

 Video đã gửi đi thông điệp đáng sợ của Trung Quốc tới tất cả các quốc gia Đông Nam Á: Bắc Kinh sẽ sử dụng vũ lực để thực thi cái gọi là “quyền chủ quyền” của mình và thể hiện quyết tâm không từ bỏ dã tâm thao túng toàn bộ Biển Đông.

Quan hệ Anh - Trung ‘sóng gió’ vì Hồng Kông

Người Anh vẫn dõi theo mảnh đất từng là của họ và Bộ Ngoại giao Anh vừa ra thông báo chính thức về tình hình Hồng Kông hiện giờ.

Ngoại trưởng Anh lên tiếng về Hồng Kông.
Ngoại trưởng Anh lên tiếng về Hồng Kông.

Về thông tin sát thủ Lê Văn Luyện bị thủ tiêu trong trại giam

(PetroTimes) - Chiều ngày 27/2, phóng viên PetroTimes trao đổi qua điện thoại với Đại tá Phạm Tiến Dũng - Giám thị Trại giam số 3 (Tổng cục VIII - Bộ Công an) để xác minh vấn đề này.
Từ khi thụ án, Lê Văn Luyện đã tự giác hơn trong sinh hoạt, cải tạo.
Vài ngày gần đây, trên một số trang thông tin không chính thống và mạng xã hội có lan truyền thông tin khá sốc: Sát thủ Lê Văn Luyện bị các tù nhân khác đánh đến chết.

Về thông tin sát thủ Lê Văn Luyện đào thoát khỏi trại giam

(PetroTimes) – Vài ngày hôm nay, trên mạng internet rộ lên tin đồn Lê Văn Luyện, sát thủ trong vụ án giết người cướp của ở tiệm vàng Ngọc Bích (Bắc Giang) đã trốn khỏi trại giam số 3 của Bộ Công an.
Suốt một thời gian dài, kể từ khi gây ra vụ thảm sát tại tiệm vàng Ngọc Bích (phố Sàn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang), Lê Văn Luyện là nhân vật được dư luận, báo chí theo dõi nhiều nhất. Từ khi Luyện được chuyển về trại giam số 3 (Tổng cục VIII - Bộ Công an), đóng tại huyện Tân Kỳ, Nghệ An thì cái tên này cũng dần lắng xuống.
Tuy nhiên, những ngày gần đây, trên nhiều trang mạng xã hội rộ lên tin đồn Lê Văn Luyện đã bỏ trốn khỏi trại giam. Thông tin này khiến nhiều người giật mình lo lắng, đặc biệt đối với địa phương quê của Luyện ở tỉnh Bắc Giang.
Trưa 12/7, trao đổi qua điện thoại với phóng viên PetroTimes, Trung tá Nguyễn Sỹ Chương, Đội trưởng Đội trinh sát (Trại giam số 3) tỏ ra ngạc nhiên trước thông tin Lê Văn Luyện bỏ trốn.
Trung tá Chương cho biết: “Hiện tại phạm nhân Lê Văn Luyện đang thụ án tại phân trại 1, trại giam số 3. Cũng như các phạm nhân mới khác, Luyện được tạo điều kiện học giáo dục công dân. Công việc lao động hàng ngày của Luyện là làm mi mắt giả”.
Từ khi thụ án, Lê Văn Luyện đã tự giác hơn trong sinh hoạt, cải tạo.

Hồi tháng 2/2014, cũng đã xuất hiện tin đồn Lê Văn Luyện bị đánh chết trong trại giam, PetroTimes đã nhanh chóng xác minh qua các cán bộ trại giam và khẳng định thông tin này là thất thiệt.
Cán bộ trại giam số 3 cũng cho biết, những tin đồn thất thiệt như Lê Văn Luyện bị đánh chết hoặc bỏ trốn khỏi trại giam không loại trừ mục đích vu cáo công tác quản lý của trại giam, hoặc do một số trang mạng bịa đặt để nhằm mục đích xấu. Do vậy, mọi người phải hết sức tỉnh táo trước tin đồn thất thiệt để tránh bị kẻ xấu lợi dụng.
Trung tá Nguyễn Sỹ Chương cho biết thêm: “Hiện Lê Văn Luyện sức khỏe bình thường, chỉ có điều rất ít được bố mẹ và người thân vào thăm. Thời gian gần đây, Luyện thường nhắn muốn gửi lời xin lỗi đến toàn thể mọi người và hứa sẽ cải tạo tốt”.
Lê Văn Luyện sau khi bị xét xử mức án 18 năm tù giam đã được đưa về giam tại trại giam số 3 của Bộ Công an. Trại 3 trực thuộc sự quản lý của Tổng cục VIII - Bộ Công an, trước đây là trại giam loại 1 (giam giữ các phạm nhân chịu án nặng, 20 năm, chung thân).
Trại giam số 3 nằm trên địa bàn huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh khoảng 100 km, điều kiện đi lại khá khó khăn.
Hơn nữa, gia đình Lê Văn Luyện cũng gần như tan tác, lụn bại, không có ai vào thăm Luyện. Từ khi về thụ án ở trại 3, Lê Văn Luyện cũng chưa tiếp xúc với các cơ quan truyền thông, báo chí, nên có thể đã làm nảy sinh những tin đồn tiêu cực như vậy.

Đạn bắn tỉa có điều khiển đầu tiên trên thế giới

(Tin Nóng) Quân đội Mỹ cho hay đã phát triển loại đạn bắn tỉa có điều khiển đầu tiên trên thế giới, có khả năng khóa mục tiêu cách đó gần 2 km và có thể đổi hướng di chuyển trong lúc bay để đảm bảo độ chính xác ở mức tối đa.


Một tay súng bắn tỉa Mỹ ở chiến trường Afghanistan năm 2013 - Ảnh: Reuters

Mỹ ủng hộ Nhật hỗ trợ Việt Nam, Philippines tăng năng lực phòng thủ

(Tin Nóng) Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có bài phát biểu mạnh mẽ tại Đối thoại quốc phòng an ninh Shangri-La (Singapore) tối 30.5 khi bày tỏ sự ủng hộ về những nỗ lực hoà bình của Việt Nam và Philippines trong giải quyết các tranh chấp, và cam kết giúp nâng cao năng lực phòng thủ bờ biển của hai nước.


Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Đối thoại Shangri-La 2014 đã cam kết hỗ trợ Việt Nam, Philippines tăng năng lực phòng thủ bờ biển - Ảnh: AFP

Báo Đức: Quyền tự vệ tập thể của Nhật có thể gồm Việt Nam, Philippines

Tin Nóng) Quyền "tự vệ tập thể" mà Nội các Nhật Bản thông qua ngày 1.7 không chỉ với Mỹ, Hàn Quốc, Úc mà còn có thể mở rộng ra với các nước như Việt Nam,  Philippines, Ấn Độ, theo tiến sĩ sử học Jeremy A. Yellen (Đại học Harvard) trả lời phỏng vấn báo Đức Deutsche Welle (DW) ngày 1.7.


Tàu đổ bộ Kunisaki của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đến Đà Nẵng cùng lực lượng đại diện các quốc gia tham gia chương trình đối tác Thái Bình Dương 2014, từ 6 - 14.6.2014 - Ảnh: Nguyễn Tú

Nhật cung cấp tàu tuần duyên loại nào cho Philippines, Việt Nam ?

(Tin Nóng) Tại Đối thoại an ninh - quốc phòng Shangri-La ở Singapore ngày 30.5, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cam kết hỗ trợ Việt Nam, Philippines tăng năng lực phòng thủ bờ biển, trong đó có việc cung cấp tàu tuần duyên. Việt Nam cũng hy vọng nhận được tàu tuần duyên từ Nhật đầu năm 2015. Vậy đó là loại tàu nào?


Tàu tuần duyên PS08 Kariba (lớp Bizan) của Tuần duyên Nhật - Ảnh: JCG

Mỹ có thể điều tàu tuần duyên hộ tống ngư dân trên Biển Đông

(Tin Nóng) Tăng cường các chuyến bay trinh sát, cử tàu tuần duyên giám sát tàu dân sự Trung Quốc và hộ tống ngư dân các nước tại vùng biển tranh chấp bị Trung Quốc xâm lấn… là những kế hoạch trong chiến lược của Bộ Quốc phòng Mỹ ở Biển Đông để hạn chế sự bành trướng của Trung Quốc.


Tàu tuần duyên Mỹ có thể triển khai ở Biển Đông để hộ tống ngư dân Philippines và của các quốc gia khác tại các khu vực biển bị Trung Quốc lấn chiếm và xua đuổi - Ảnh: USCG

Nhật sẽ viện trợ ODA cho Việt Nam mua tàu tuần duyên

Tin Nóng) Chính phủ Nhật Bản chuẩn bị cung cấp tín dụng ODA cho Việt Nam để hỗ trợ chương trình đóng mới tàu tuần duyên cho Cảnh sát biển, theo tạp chí quốc phòng Jane’s.


Nhật Bản sẽ cung cấp tín dụng ODA để Việt Nam mua sắm và đóng mới tàu tuần duyên - Ảnh: Lực lượng tuần duyên Nhật
Jane’s cho biết ngày 8.7, thông cáo của Việt Nam sau cuộc gặp tại Hà Nội giữa Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, ông Nguyễn Chí Vịnh với nghị sĩ Akinori Eto, Chủ tịch Ủy ban An ninh của Hạ viện Nhật cho hay đã có kế hoạch mua các tàu tuần duyên do Nhật Bản cung cấp tín dụng qua chương trình viện trợ phát triển chính thức (ODA).
Việc mua sắm tàu tuần duyên, theo thông cáo, là nhằm phục vụ cho lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam.
Trước đó Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã có tờ trình về việc sửa đổi quy chế ODA (dự kiến cuối năm) để Nhật Bản có thể viện trợ cho quân đội các nước Đông Nam Á trong việc đối phó với sự bành trướng trên biển của Trung Quốc.
Tin Nóng

Hoàng Sa 13/7: Chiêu trò mới của phía Trung Quốc

TP - chiều qua, khi tàu kéo 263 bám sát phía sau tàu CSB 4032 với khoảng cách khoảng 120 mét thì tàu hải cảnh 45101 chạy núp ở phía sau để thừa cơ dùng tốc độ cao lao lên sẵn sàng đâm va, uy hiếp tàu ta.
Tàu hải cảnh 2506 đang ngăn cản tàu taTàu hải cảnh 2506 đang ngăn cản tàu ta

Học giả Trung Quốc phê phán Đường Lưỡi bò 10 đoạn

TP - Mới đây, một nhà xuất bản bản đồ của Trung Quốc lại đưa ra một Đường lưỡi bò mới gồm 10 đoạn. Việc này tiếp tục bị chính nhiều học giả người Trung Quốc phê phán, bác bỏ.
Tấm bản đồ khổ dọc mới vẽ Đường 10 đoạn bị học giả Trung Quốc cho là “trò trẻ con”Tấm bản đồ khổ dọc mới vẽ Đường 10 đoạn bị học giả Trung Quốc cho là “trò trẻ con”

Sẽ có thêm đường 15 đoạn bao gồm Biển Đông, Đài Loan và quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.


Trung Quốc tiếp tục âm mưu độc chiếm biển Đông bằng giàn khoan Hải Dương 982

ANTĐ - Truyền thông Trung Quốc vừa công bố thông tin, giàn khoan bán ngầm nước sâu Hải Dương 982 đã chính thức được khởi đóng vào ngày 1-7 vừa qua.
Để thực hiện âm mưu độc chiếm biển Đông, gần đây Trung Quốc không những liên tiếp kéo các loại giàn khoan dầu khí vào hạ đặt trái phép tại các vùng biển.

Mới đây nhất, nước này còn tuyên bố đã chính thức khởi công đóng mới một giàn khoan khổng lồ, được tuyên truyền là “anh em” của giàn Hải Dương 981, mang tên Haiyang Shiyou 982 (Hải Dương 982).

Hải Dương 982 chính là phiên bản cùng loại với giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc đang hạ đặt trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế, nằm sâu trong thềm lục địa của Việt Nam.

Giàn khoan Hải Dương 982 được Công ty trách nhiệm hữu hạn công trình hải dương thuộc Tập đoàn công nghiệp tàu thuyền Đại Liên của Trung Quốc chính thức khởi công đóng mới từ ngày 01-07-2014. Đây chính là một trong 10 chương trình trọng điểm của chính quyền Bắc Kinh.

Giàn khoan bán ngầm nước sâu này có chiều dài 104,5m, chiều rộng 70,5m, độ khoan sâu tối đa 9.144m, có khả năng tác nghiệp khoan thăm dò dầu khí và khí thiên nhiên ở các vùng biển có độ sâu 1.500m.


Mô hình đồ họa giàn khoan Hải Dương 982 của dân mạng Trung Quốc


Hải Dương 982 áp dụng thiết kế thân kiểu A5000, phần thân chính được kết cấu bởi 2 phao nổi, 4 cột trụ, sàn hình hộp, sử dụng phương thức định vị giàn DP3, mặt boong (có khả năng biến đổi kết cấu) chịu được tải trọng tới 5.000 tấn.

Theo kế hoạch giàn khoan này sẽ hoàn thành và biên chế cho Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) vào cuối năm 2016 .

Việc đóng mới giàn khoan Hải Dương 982 nằm trong chiến lược khai thác dầu khí tại các khu vực biển nước sâu của CNOOC. Vì vậy, sau khi đưa vào sử dụng, dự kiến giàn khoan này sẽ được đưa xuống tác nghiệp ở khu vực nước sâu trên biển Đông.

Như vậy có thể thấy rằng, Bắc Kinh không hề có ý định làm giảm căng thẳng hiện nay trên biển Đông. Không những thế, Bắc Kinh còn khiến tình hình ngày càng thêm phức tạp khi bất chấp phản ứng dữ dội của Việt Nam, điều thêm giàn khoan Nam Hải 4 vào tác nghiệp ngay cạnh đường phân giới vịnh Bắc Bộ trong thời gian gần 1 năm.

Đức Niên 

Tổng hợp

Mỗi ngày có hàng nghìn nhà trí thức trên thế giới lên tiếng bảo vệ Việt Nam

ANTĐ - Tác giả Ruvislei Gonzalez Saez, Chuyên gia nghiên cứu Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Quốc tế, nước Cộng hòa Cuba đã có bài viết về chiến lược của Trung Quốc trên Biển Đông là hung hăng khiến các nước láng giềng phải cảnh giác. Tác giả cũng nhấn mạnh  Trung Quốc dùng chiến dịch tuyên truyền hung hăng nhưng cho dù các loại thông tin có thể tràn ngập thế giới, thì sự thật sẽ luôn được tôn trọng và mỗi ngày có thêm hàng nghìn nhà trí thức, nhà ngoại giao, quân nhân và nhân dân thế giới hiểu và lên tiếng bảo vệ cho quyền lợi của Việt Nam.

Trung Quốc học sai 'chính sử', hung hăng đòi chủ quyền biển Đông

Đăng Bởi  - 
Ảnh: Tương lai hòa bình Đông Nam Á tùy thuộc TQ có chịu xem lại quá khứ học sai sử
Ảnh: Tương lai hòa bình Đông Nam Á tùy thuộc TQ có chịu xem lại quá khứ học sai sử

Báo Mỹ vạch mặt âm mưu TQ dùng tàu cá 'dân sự' tấn công Biển Đông

Ngoài trang bị lực lượng tàu ngầm, tàu chiến, ngư lôi hùng hậu, Trung Quốc còn triển khai nhiều tàu đánh cá dân sự để tấn công các quốc gia láng giềng đang có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh trên Biển Đông.
Theo World Affairs (Các vấn đề quốc tế) - tạp chí có trụ sở tại Washington D.C (Mỹ), giới chuyên gia nhận định rằng những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông hiện nay là một phần trong tham vọng xây dựng và mở rộng năng lực "Hải quân Biển xanh" (lực lượng hải quân có tiềm lực và có khả năng vươn ra những vùng biển xa, hoạt động dài ngày) của Trung Quốc. 
Hồi tháng 7/2013, dưới sự chỉ đạo của một cơ quan phi quân sự mang tên Cục quản lý Đại dương quốc gia (SOA), Trung Quốc đã hoàn thành chương trình tân trang và gia cố toàn bộ các tàu cá dân sự và tàu chống buôn lậu. Ngay cả, lực lượng Hải cảnh Trung Quốc (CCG) cũng nằm dưới sự kiểm soát của SOA.
Tàu cá Trung Quốc trên Biển Đông.

Báo Anh: Trung Quốc dối trá và bịa đặt khủng khiếp về Biển Đông

Bill Hayton tác giả cuốn sách “Biển Đông và cuộc chiến giành quyền lực ở châu Á” vừa có bài viết phản bác tất cả những luận điệu của Trung Quốc về cái gọi là “bằng chứng lịch sử” đối với Biển Đông.
Chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam đang đứng gác ở Trường Sa.

Mỹ xây dựng chiến lược buộc TQ thay đổi cách hành xử tại Biển Đông

VOV.VN -Chiến lược của Mỹ về cơ bản nhằm khiến Trung Quốc hiểu rằng việc cưỡng ép, hăm dọa các nước láng giềng sẽ khiến họ phải trả giá đắt.
Hội thảo lần thứ 4 về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tổ chức tại Washington DC đã kết thúc vào sáng nay 12/7 (theo giờ Việt Nam) với nhiều đề xuất và đánh giá quan trọng về chính sách của Mỹ trong việc giải quyết căng thẳng trong khu vực.

Hội đồng nghị viện Tổ chức Pháp ngữ ra Nghị quyết về Biển Đông

Đoàn đại biểu quốc tế thị sát chiếc tàu cá Việt Nam bị đâm Trung Quốc đâm thủng, được sửa chữa tại Đà Nẵng tháng 6/2014 (Nguồn: TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Paris, Hội đồng Nghị viện Tổ chức Pháp ngữ (APF) vừa thông qua Nghị quyết kêu gọi các bên liên quan tôn trọng luật pháp quốc tế nhằm đảm bảo hòa bình và an ninh tại Biển Đông. 

Nghị quyết của APF bày tỏ lo ngại trước những căng thẳng hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam do Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương - 981 (Haiyang Shiyou -981) tại khu vực mà Việt Nam khẳng định nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. 

APF cho rằng tình trạng căng thẳng này có thể đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định và an ninh của các tuyến đường hàng hải và hàng không trên Biển Đông. APF ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam mong muốn tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp thông qua đối thoại và tôn trọng luật pháp quốc gia và quốc tế, ủng hộ đề nghị đàm phán của Việt Nam gửi đến Trung Quốc và kêu gọi các bên kiềm chế.

APF kêu gọi các bên liên quan không làm phức tạp thêm tình hình, tránh việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, tôn trọng luật pháp quốc gia và quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật Biển mà Trung Quốc và Việt Nam đã tham gia ký kết. 

APF cũng ủng hộ Việt Nam và các quốc gia khác khác có liên quan trong việc hành xử một cách hòa bình và những sáng kiến của Cộng đồng Pháp ngữ nhằm khôi phục hòa bình và ổn định trong khu vực. APF cũng đề nghị Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đóng góp vào việc giải quyết toàn diện cuộc tranh cãi, thực hiện đầy đủ và có hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và nhanh chóng tiến tới ký kết Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Nghị quyết của APF kêu gọi cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Cộng đồng Pháp ngữ, thể hiện đoàn kết để đảm bảo rằng luật pháp quốc tế được tôn trọng và hòa bình, an ninh được đảm bảo, đồng thời khuyến khích các quốc gia thành viên của Tổ chức Pháp ngữ hành động một cách phối hợp và đề xuất sáng kiến để góp phần giải quyết căng thẳng hiện nay tại Biển Đông.

Nghị quyết của APF đã nhận được sự ủng hộ rất mạnh mẽ của các nghị sĩ Pháp, trong đó có bà Michèle André, Thượng nghị sĩ Pháp, Chủ tịch Ủy ban chính trị Hội đồng Nghị viện của Tổ chức Pháp ngữ; ông Jean-Pierre Dufau, Hạ nghị sĩ, Chủ tịch phân ban Pháp của APF, ông Pascal Terrasse, Hạ nghị sĩ, Tổng thư ký Hội đồng Nghị viện và Ban Tổng thư ký Hội đồng Nghị viện Tổ chức Pháp ngữ./. 

Đại gia thừa tiền, nhiều quyền, dâm loạn với gần 170 người đẹp

Giàu từ trong "trứng nước", lại nắm nhiều quyền lực, Bạc Hy Lai trở thành một đại gia, chính trị gia dâm loạn "khét tiếng" của Trung Quốc.

Theo nguồn tin từ tờ Thời báo Châu Á thì chính phủ Trung Quốc đã thành lập một đội điều tra đặc biệt, bao gồm các chuyên viên của bộ Công an và bộ Tài chính, họ đã qua Hồng Kông (Trung Quốc) nhằm làm rõ số tài sản của vị quan chức một thời đứng đầu thành phố Trung Khánh này.
Cả hai vợ chồng ông Bạc đều xuất thân từ dòng dõi giàu sang, quyền quý, đồng thời mỗi bên đều có lực lượng anh em hùng hậu, cho nên việc tìm hiểu từ số tài sản bất thường của anh em họ đều được cho rằng có liên quan tới sự việc này.

Tận tai nghe giọng điệu ngông cuồng của tàu Trung Quốc

Âm thanh từ thực địa: Tố cáo sự ngông cuồng của Trung Quốc

Xem ‘xe tăng bay’ Su-34 thị uy sức mạnh

Su-34 là thế hệ máy bay 4+ của Nga có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm.

Xem ‘xe tăng bay’ Su-34 thị uy sức mạnh
ảnh minh họa
Máy bay Su-34 có khả năng đạt tốc độ lên đến 1.900 km/h, bán kính chiến đấu là 1.100 km, được trang bị 12 điểm treo vũ khí với tổng khối lượng lên đến 8 tấn.Với khả năng mang vũ khí rất lớn, Su-34 được giới quân sự Nga đặt cho biệt danh là “Xe tăng bay” bởi sức mạnh hỏa lực ghê gớm của chiến đấu cơ này.

  YouTube Su 34 thi uy suc manh


Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=915497#ixzz37FsiAbfQ
do

c tin tuc www.xaluan.com

Bên trong xưởng chế tạo ‘xe tăng bay’ Su-34 của Nga

Máy bay ném bom Su-34 của Nga gồm 57.000 bộ phận riêng biệt. Người ta cần lắp ráp từng bộ phận theo đúng trình tự để tạo ra một máy bay hoàn chỉnh.
Bên trong xưởng chế tạo ‘xe tăng bay’ Su-34 của Nga
Su-34 là máy bay tiêm kích ném bom hiện đại của không quân Nga, mang biệt danh “xe tăng bay” với khả năng trang bị số lượng lớn vũ khí.

Việt Nam sẽ mua ‘Xe tăng bay’ Su-34 thay Su-22

Sau nhiều năm phát triển và hoàn thiện, từ 2013 này, Nga bắt đầu đưa vào trang bị máy bay ném bom và tấn công tiền tuyến có biệt danh ‘Xe tăng bay’ hay ‘Thú mỏ vịt’ - Su-34 – máy bay tấn công đa năng hiện đại nhất thế giới hiện nay. Quốc gia này tin rằng, Việt Nam sẽ sớm mua Su-34 để thay thế đội ngũ máy bay tấn công cánh cụp cánh xòe Su-22 già nua.

Nhà phân tích Nga Sergey Yuferev trong bài viết trên trang Topwar nhận định: Hôm nay, chúng ta có thể giả định một cách chính xác rằng nguồn gốc việc hiện đại hóa quân đội Việt Nam là nhằm đạt sự cân bằng sức mạnh quân sự Trung Quốc;  rằng vấn đề tranh  chấp lãnh thổ lâu dài giữa hai nước vẫn rất quan trọng.
Năm 1992, Không quân Trung đã mua của Nga 26 máy bay chiến đấu Su-27SK/UBK đầu tiên. Hợp đồng này là một cảnh báo với Việt Nam. Và chỉ hai năm sau, bằng một hợp đồng trị giá 200 triệu USD, Việt Nam cũng đã mua năm Su-27SK và một máy bay chiến đấu/đào tạo Sioux 27UBK.  Đây là số máy bay chiến đấu đa chức năng đầu tiên của Không quân Việt Nam.
Nga tin Việt Nam sẽ mua ‘Xe tăng bay’ Su-34 thay Su-22 - Ảnh 1
Su - 22 Việt Nam

Xem 'xe tăng bay' Su-34

Sukhoi Su-34

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sukhoi Su-34 "Fullback"
Russian Air Force Su-34.jpg
KiểuMáy bay tiêm kích/ném bom
Hãng sản xuấtSukhoi
Chuyến bay đầu tiên13 tháng 4-1990
Được giới thiệu1994
Tình trạngĐang sản xuất
Hãng sử dụng chínhFlag of Russia.svg Không quân Nga
Số lượng được sản xuất32 chiếc đến cuối năm 2009[1]
Chi phí máy bay36 triệu USD (1995)
Được phát triển từSukhoi Su-27
Sukhoi Su-34 (tên ký hiệu của NATO là Fullback - Hậu vệ) là loại máy bay chiến đấu-ném bom và tấn công tiên tiến của Nga. Máy bay có 2 chỗ ngồi, nó được dự định để thay thế loại máy bay Sukhoi Su-24.

Phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Một phiên bản chuyên dụng ném bom của Sukhoi Su-27 được phát triển từ đầu những năm 1980, với tên gọi ở phòng thiết kế Sukhoi là T-10V, nó bay lần đầu tiên vào ngày 13 tháng 4 năm 1990. Trước đây nó có tên gọi chính thức là Su-27IB (IB: Istrebitel Bombardirovschik / Chiến đấu Tiêm kích Ném bom). Nó được phát triển song song với phiên bản huấn luyện hải quân 2 chỗ là Su-27KUB (KUB: Korabelnyi Uchebno-Boyevoy, Huấn luyện Chiến đấu Trên tàu), mặc dù trái ngược với những báo cáo đầu tiên, 2 mẫu máy bay này không trực tiếp có liên quan đến nhau.
Su-34 trên đường băng
Những hạn chế về ngân quỹ dành cho loại máy bay mới này đã xảy ra khi Liên Xô sụp đổ, đã khiến chương trình phải hủy bỏ nhiều lần, và dẫn đến mẫu đầu tiên được xuất hiện công khai trong một tên gọi và các vai trò chính của máy bay rất khó hiểu. Đầu tiên, các quan chức Nga ấn định nó với tên gọi Su-34vào năm 1994. Mẫu thứ 3 tại triển lãm hàng không Paris vào năm 1995 lại có tên gọi là Su-34FN (FN nghĩa là "Fighter - Chiến đấu, Navy - Hải quân"), nó được mô tả là máy bay đặt tại các căn cứ dọc bờ biển, và nó còn được gọi với cái tên là Su-34MF (MF có nhĩa là MnogoFunksionalniy, đa chức năng) tại triển lãm hàng không MAKS vào năm 1999Không quân Nga gần đây đã chấp nhận tên gọi Su-34. Cái mũi có hình dạng kỳ quặc của nó đã được nói một cách úp mở, nó gợi lại hình dạng của SR-71 Blackbird, và cái mũi của Su-34 đã có biệt danh là "Platypus - rái mỏ vịt" dù tên ký hiệu của NATO dành cho nó là Fullback.
Chiếc máy bay này có cấu trúc cánh, đuôi, và động cơ giống với Su-27/Sukhoi Su-30, nhưng nó có cánh mũi giống như Su-30/Sukhoi Su-33/Sukhoi Su-35 để tăng thêm sự ổn định trong khi bay (tính linh hoạt cao) và giảm bớt các lực kéo có hại ở đầu mũi. Su-34 có một cái mũi hoàn toàn mới ở phía trước thân máy bay với buồng lái dành cho 2 phi công đặt cạnh nhau. Su-34 sử dụng động cơ của Su-27, nhưng với những đầu vào không khí cố định, giới hạn tốc độ tối đa là khoảng Mach 1,8. Những chiếc sản xuất gần đây có động cơ thay đổi hướng phụt giống như Sukhoi Su-30 gần đây.

Buồng lái và hệ thống điện tử[sửa | sửa mã nguồn]

Không giống với những buồng lái trên các phiên bản Su-27 trước đó, Su-34 cơ một buồng lái "nhà kính" hiện đại, với màn hình hiển thị màu đa chức năng CRT[2]. Hệ thống điện tử hiện nay dựa trên mẫu ra-đa quét mảng điện tử bị động Leninets V004, và hệ thống laser/vô tuyến UOMZ để xác định và chỉ dẫn đường chính xác. Ra-đa ở mũi được hỗ trợ bằng một ra-đa phía sau trong "cái đuôi" giữa 2 động cơ V005. Su-34 được trang bị thiết bị EMC toàn diện, bao gồm một tên lửa hồng ngoại dò tìm hệ thống.
Bộ phận điện tử trên máy bay có một cấu trúc máy tính mở rộng, mạch bộ nhớ, màn hình màu đa chức năng, và những bộ xử lý được thiết kế như những modul xử lý thông tin kín. Nó được trang bị hệ thống máy tính số rất mạnh "Argon" với những bộ xử lý lập trình thông tin riêng biệt và các thông tin đó được sử dụng trong những kênh trao đổi dữ liệu đa thành phần[3]. Mọi modul thông tin đều được kiểm soát bởi hệ thống tính toán kép từ trung tâm điều khiển, do đó các thông tin sẽ được xử lý và cung cấp mọi hướng dẫn liên quan đến chuyến bay. Sự kết nối dữ liệu 2 chiều cho phép lên kế hoạch nhiệm vụ và những tính toán về mục tiêu hay cập nhật thông tin về mục tiêu sẽ được thực hiện ngay trong chuyến bay hoặc từ máy bay này sang máy bay khác, từ đó đưa ra lựa chọn sử dụng vũ khí thích hợp. Như một máy bay tấn công, Su-34 được trang bị một radar mảng pha đa chức năng hiện đại có khả năng nhận biết địa hình để tìm ra đường bay thích hợp nhất khi bay với mọi tốc độ, đặc biệt là tốc độ cao, và các thao tác hoạt động ở độ cao thấp.
Su-34 có điểm đặc biệt để nhận ra đó là buồng lái lớn khác thường, không chỉ có khoảng không cho 2 phi công ngồi cạnh nhau, mà còn bao gồm cả không gian cho bếp, nhà vệ sinh và một cái giường nhỏ[4]. Người ta thường nói đùa rằng "Tôi có một cái buồng lái lớn hơn Tupolev Tu-160". Rất nhiều thiết kế được tạo ra để làm cho phi công có đầy đủ tiện nghi, do đó đã có những đặc tính mới như hệ thống điều áp tạo áp suất ngay trong buồng lái, cái này hơn hẳn những chiếc mặt nạ dưỡng khí, ghế K-36 của phi công ngoài chức năng cũ còn có chức năng xoa bóp.
Hai thành viên của phi hành đoàn được thiết kế ngồi cạnh nhau trong một cabin lớn, với một phi công chỉ huy ngồi bên trái và bên phải là phi công phụ trách dẫn đường hoa tiêu/thao tác vũ khí, họ được trang bị hệ thống ghế phóng tốt nhất thế giới Zvezda K-36DM (ngoài ra còn mát-xa được). Lợi thế của sự sắp đặt 2 phi công ngồi cạnh nhau là không cần phải tạo thêm những dụng cụ và hệ thống điều khiển chuyến bay, mà còn cải thiện hiệu suất và sự tiện nghi. Khi thực hiện những nhiệm vụ dài, phi công đòi hỏi phải có một sự tiện nghi thoải mái, do đó hệ thống điều hòa áp suất không khí đã tạo ra áp suất trong buồng lái cho phép phi công hoạt động trên độ cao 10.000 m mà không cần đến mặt nạ dưỡng khí, nhưng những mặt nạ dưỡng khí cũng được trang bị trong những trường hợp khẩn cấp và trong khi đang chiến đấu. Các thành viên của tổ lái có thể rời ghế và tập một vài động tác thư giãn và có cả lò vi sóng lẫn toilet để sinh hoạt. Không gian giữa những ghế ngồi cho phép họ có thể nằm xuống ở phía sau, nếu cần thiết.
Một ra-đa giám sát tầm xa, những hệ thống dò tìm bị động, hệ thống thông tin liên lạc truyền thông tin, giọng nói chiến thuật và chiến lược riêng lẻ, hoạt động tầm xa và khả năng tiếp nhiên liệu trên không, sự thay đổi Su-34 được hình thành trong một khuôn mẫu kiểm tra, thừa nhận trong thời gian thực và nó là nền tảng của những mệnh lệnh và điều khiển, tạo thành một hệ thống điều khiển chiến đấu thành công.[cần dẫn nguồn]

Hiệu suất hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Su-34 nhìn từ phía trước
Su-34 có 12 giá treo vũ khí mang được tới 8.000 kg (17.635 pounds) vũ khí, người ta còn có dự định trang bị cho Su-34 cả những loại vũ khí chính xác cao mới nhất của Nga. Nó được giữ lại pháo 30 mm GSh-30-1 từ Su-27/Su-30.
Su-34 có những tiện nghi tạo sự thoải mái cho các phi công khi thực hiện các nhiệm vụ bay dài để tạo thêm hiệu quả. Những phi công có thể sử dụng một máy tính đời mới (hệ thống điều khiển vũ khí) và các thiết bị điện tử-sóng vô tuyến tương tự khác có trong trang bị. Những thiết bị này đảm bảo sự chính xác cao khi ném bom với sai số là vài mét, với mọi thời tiết. Với 8 tấn vũ khí, gồm tên lửa siêu âm, hạ âm và bom, Su-34 có thể phá hủy những mục tiêu được bảo vệ và được ngụy trang kỹ càng trong một phạm vi là 250 km. Su-34 để được trang bị thành những phi đội sắp tới, nó còn cần một hệ thống an toàn tích cực với yếu tố là trí thông minh nhân tạo. Hệ thống này cho phép máy bay thực hiện bất kỳ động tác nhào lộn giúp Su-34 linh hoạt hơn khi tham chiến, nó còn cho phép máy bay bay lướt qua trên các ngọn cây và mặt đất với tốc độ cực đại là 1.400 kph. Su-34 có thể bay kiểu TERCOM (Terrain Contour Matching - bay men theo địa hình thấp), bay vòng lên tránh những chướng ngại vật bất ngờ và bay xuyên qua khu vực phòng không mặt đất của quân địch. Phi công máy bay nhờ những hệ thống đó có thể ném bom chính xác cao, hoạt động bí mật, phá hủy vũ khí, tên lửa và "khiên" phòng thủ của quân địch.
Một nhiệm vụ hoạt động cho Su-34 bắt đầu với sự lên kế hoạch từng giai đoạn của nhiệm vụ được thực hiện trong 2 máy tính chính của máy bay, thiết lập tọa độ và mặt chiếu, nhập dữ liệu cho hệ thống dẫn đường đến mục tiêu từ lúc cất cánh đến khi kết thúc nhiệm vụ và hạ cánh tại căn cứ. Tại điểm-tọa độ mục tiêu hay thời gian tấn công, hệ thống điều khiển tự động lập tức chuyển mạch để phi công điều khiển bằng tay hay liên quan đến các phần các của mục tiêu.
Sự kết nối dữ liệu với máy bay chỉ huy, trung tâm mặt đất và trung tâm chỉ huy sẽ duy trì thông tin đến máy bay và khi đạt đường ngắm giới hạn có thể đạt được thì thông tin sẽ được truyền qua vệ tinh để mở rộng phạm vi truyền thông tin. Những thông tin cập nhật về nhiệm vụ có thể được chuyển đến từ những lãnh đạo cao nhất bất cứ khi nào trong khi đang bay. Các kiểu vũ khí chiến thuật hoặc chiến lược tầm xa để tiêu diệt mục tiêu được sử dụng trên Su-34 gồm tên lửa AS-13/18 Kingbolt, vũ khí chống bức xạ AS-14 KedgeAS-17 Krypton, vũ khí chống tàu Kh-35 Uran và tên lửa chống tàu tầm xa Kh-41 Moskit.
Su-34 bay nhiệm vụ với sơ đồ 3 máy bay nằm ngang bay với nhau. Máy bay có sức chứa nhiên liệu rất lớn, nó có thể bay liền một mạch 4.000 km mà không cần tiếp dầu. Với 3 lần tiếp nhiên liệu trên không, Su-34 có khả năng để bay đến 14.000 km một khoảng cách kỷ lục. Những kỹ thuật bảng mạch điện tử đảm bảo chuyến bay cung cấp những thông tin đầy đủ nhất về tình hình các thông số bay và không gian xung quanh máy bay, tình hình của hệ thộng bảng mạch và động cơ máy bay, tình trạng của mục tiêu trên mặt đất, mặt biển, trên không và dưới nước, về radar chính, chúng được tạo ra bởi họ quan tâm tới một đặc tính quan trọng của máy bay mới. Thêm vào đó, những đặc tính của Su-34 còn có radar phía sau có thể dò sóng phát hiện, theo dõi và định hướng cho tên lửa không đối không R-73 hoặc R-77 đuổi theo máy bay địch.

Trang bị trong các đơn vị[sửa | sửa mã nguồn]

Su-34 và các vũ khí trang bị
Sự phát triển của Su-34 đã bị hạn chế do tình trạng hạn hẹp về tài chính củaNga sau khi Liên Xô tan rã và chỉ có một số nhỏ những mô hình tiền sản xuất đã được chế tạo. Vào giữa năm 2004 Sukhoi công bố nhịp độ sản xuất ở mức độ thấp đang thay đổi tăng dần lên và số máy bay ban đầu để đủ số lượng trang bị cho một phi đội sẽ đưa vào phục vụ trong năm 2008. Tuy vậy, những trương trình nâng cấp vẫn được tiếp tục để kéo dài tuổi thọ của Su-24, do Su-34 vẫn chưa thể đưa vào phụ vụ trong những năm tới.
Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Ivanov đã công bố chính phủ chỉ mua 2 chiếc Su-34 trong năm 2006, và dự kiến sẽ có một trung đoàn không quân đầy đủ gồm 24 chiếc Su-34 hoạt động đến cuối năm 2010 (tổng cộng 58 chiếc sẽ được mua đến năm 2015 để thay thế hơn 300 chiếc Su-24 hiện đang được hiện đại hóa). Ông Ivanov đã ra yêu cầu mua sắm loại Su-34 bởi vì đây là một máy bay "có nhiều tính năng hiệu quả trên mọi lời chỉ trích về các thông số của nó". Không quân Nga sẽ cần những máy bay ném bom mới hơn để thay thế những chiếc Su-24 đã cũ.
Vào tháng 12 năm 2006, Sergei Ivanov tiết lộ khoảng chừng 200 chiếc Su-34 sẽ đưa vào phục vụ đến năm 2020. Đây là thông tin đã được xác nhận bởi tư lệnh không quân Nga, tướng Vladimir Mikhailov vào 6 tháng 3 năm 2007.
2 chiếc đã được trao cho không quân vào 4 tháng 1 năm 2007, và hơn 6 chiếc nữa sẽ được giao trong các năm tiếp theo.
Có thông tin từ Izvestia nói Bộ Quốc Phòng Nga đã viết một báo cáo khá dài chỉ ra rất nhiều khiếm khuyết trên Su-34. Trong khi đó, đại diện Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga tỏ ra khá ngạc nhiên với báo cáo này[5]. Và đại diện của Bộ Quốc phòng Nga là Đại tá không quân Nga Vladimir Drik đã bác bỏ các thông tin này[6].
Còn các thông tin phản hồi từ phi công và hoa tiêu trên những chiếc Su-34 Fullback đang hoạt động với số lượng hạn chế trong không quân Nga là rất khả quan. Họ tỏ ra rất hài lòng với khả năng của chiếc máy bay này, với chế độ tự động hóa rất cao trong mọi hành trình của chuyến bay, khả năng xử lý nhanh nhạy với mục tiêu và quản lý giao diện vũ khí thân thiện[7].
Sĩ quan của Bộ Tư lệnh Không quân Nga nói: "Quân đội nhiều nước, trong đó có Quân đội Gruzia có các tổ hợp phòng không hiện đại. Thiếu Su-34, chúng ta không tránh khỏi đánh nhau như thời xưa và ném bom qua kính ngắm quang học hoặc ước lượng bằng mắt thường như hồi Chiến tranh Vệ quốc". Nhờ bom và tên lửa có điều khiển Su-34 có thể tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất ở cự li 20– 50 km, nghĩa là ngoài vùng nguy hiểm.[8]