Quân đội Ukraine được triển khai dẹp loạn tại miền Đông.
Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015
OSCE muốn Ukraine ngừng phong tỏa miền Đông
Đăng Bởi Một Thế Giới -
Người hưu trí ở miền Đông phải được trợ cấp thực phẩm vì không được trả lương hưu
200 pháo tự hành của Kiev rầm rầm “bủa vây” miền đông Ukraina?
Đoàn xe bọc thép của Kiev di chuyển ở miền đông Ukraina. |
"Kiev mới chính là tội phạm chiến tranh ở Donbass"
Bộ trưởng Nội vụ Ukraine tuyên bố, lẽ ra nên xóa sổ tòa nhà quản lý khu vực Donetsk và cơ quan an ninh Lugansk trong cuộc biểu tình năm 2014. Theo đặc phái viên DPR, Kiev gây ra cuộc chiến ở Donbass
Hôm thứ Sáu (27/3), Đặc phái viên của nước Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk (DPR) Denis Pushilin cho biết, trong một tuyên bố của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov, ông này nhận định, các tòa nhà của cơ quan quản lý khu vực Donetsk và Cơ quan An ninh Ukraine tại Lugansk đáng ra nên bị “thổi bay” cùng với những người biểu tình kiểm soát chúng vào mùa xuân năm 2014. Nhận định này cho thấy chính quyền Kiev hiện tại rất thờ ơ với tính mạng con người.
Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov |
Ly khai Ukraine: "Kiev vừa tự thú tội ác của mình"
Đại diện CHND Donetsk tự xưng Denis Pushilin. |
TAR-TASS (Nga) ngày 28/3 đưa tin, đại diện CHND Donetsk tự xưng (DPR) tại Nhóm Tiếp Xúc Denis Pushilin đã "bóc mẽ" phát biểu mới nhất của Bộ trưởng nội vụ Ukraine Arsen Avakov.
Theo đó, ông Avakov đã nêu trong tuyên bố mới nhất của mình rằng ông thấy tiếc vì đáng lý các tòa nhà của chính quyền Donetsk và văn phòng địa phương của Cơ quan an ninh Ukraine tại Luhansk "phải bị 'thổi bay' cùng những người biểu tình kiểm soát chúng vào mùa xuân 2014".
"Vào mùa xuân năm 2014, khi chứng kiến các cuộc biểu tình chống chính phủ tại Donetsk và Luhansk leo thang, lực lượng vũ trang Ukraine đáng lý phải 'xóa sổ' trụ sở chính quyền Donetsk và văn phòng cơ quan an ninh Luhansk" - ông Avakov nói trên TV hôm 27/3.
Bộ trưởng nội vụ Ukraine Arsen Avakov |
Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015
Cấm vận Nga: Ukraine khốn đốn, EU thua thiệt, chỉ Mỹ hưởng lợi
Nghị sĩ Quốc hội Đức, Phó Chủ tịch đảng Cánh tả Sahra Wagenknecht nói rằng, các lệnh cấm vận kinh tế chỉ mang lại lợi ích cho Mỹ. EU phải gánh chịu tổn thất, còn Ukraine thì thêm khốn khó.
Nền kinh tế Ukraine đang bên bờ sụp đổ, không chỉ bởi hậu quả của xung đột ở miền Đông, mà trước hết là “nỗ lực” của phương tây muốn hủy hoại hợp tác kinh tế của nước này với Nga – nữ nghị sĩ Mỹ tuyên bố. Công nghiệp nặng Ukraine chủ yếu tập trung ở miền Đông, với hàng hóa xuất khẩu hướng sang thị trường Nga, chứ không phải Liên minh châu Âu (EU).
Nền kinh tế Ukraine đang bên bờ sụp đổ, không chỉ bởi hậu quả của xung đột ở miền Đông, mà trước hết là “nỗ lực” của phương tây muốn hủy hoại hợp tác kinh tế của nước này với Nga – nữ nghị sĩ Mỹ tuyên bố. Công nghiệp nặng Ukraine chủ yếu tập trung ở miền Đông, với hàng hóa xuất khẩu hướng sang thị trường Nga, chứ không phải Liên minh châu Âu (EU).
Nghị sĩ Quốc hội, Phó Chủ tịch đảng Cánh tả Đức Sahra Wagenknecht. Ảnh: AP
|
Nga chỉ trích tiêu chuẩn kép của Mỹ ở Ukraine, Yemen
ANTĐ - Theo lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu vào hôm 26-3, cách tiếp cận của Mỹ đối với Tổng thống bị lật đổ tại Yemen Abd Rabbuh Mansur Hadi và cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych rõ ràng là sự biểu hiện của tiêu chuẩn kép.
“Chúng tôi đã nói đến việc này nhiều lần, tuy nhiên, đây là rõ ràng là tiêu chuẩn kép trong giải quyết vấn đề chính trị. Nga không muốn điều những điều đang diễn ra ở Ukraine và cũng không muốn những điều diễn ra ở Yemen”, ông Lavrov nói trong một cuộc họp báo.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov |
Ông Assad tố phương Tây biến Ukraine thành 'bù nhìn' để làm suy yếu Nga
(TNO) Tổng thống Syria Bashar al-Assad cáo buộc phương Tây cố làm suy yếu Nga bằng việc biến Ukraine thành “nhà nước bù nhìn”, thủ đoạn mà ông nói đã được sử dụng tại Syria, theo Reuters ngày 27.3.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad - Ảnh: Reuters
|
Hàng loạt xe tăng Kiev bất ngờ vượt chiến tuyến
VnMedia) - Lực lượng Vũ trang Ukraine đã bất ngờ điều động ít nhất 30 vũ khí hạng nặng, trong đó có cả xe tăng và pháo binh đến Donetsk, hãng tin Donetsk của nước cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng hôm qua (26/3) đưa tin. Quân Kiev cũng bị cáo buộc đưa một loạt xe tăng vào vùng chiến tuyến ở Luhansk. Diễn biến mới này đe dọa thỏa thuận hòa bình mong manh đang được thực thi ở miền đông Ukraine.
Ảnh minh họa
|
OSCE: Tình hình tại Shirokino, Donetsk là thảm họa
Cấp phó phụ trách Phái bộ giám sát đặc biệt (SMM) của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), ông Alexander Hug ngày 26/3 đã gọi tình hình tại điểm dân cư Shirokino gần thành phố Mariupol thuộc tỉnh Donetsk là thảm họa, sau khi ngôi làng này liên tục bị quân đội Ukraine bắn phá.
Các thành viên SMM kiểm tra xe pháo của lực lượng li khai CHND Donetsk tự xưng trong chuyến thị sát tại Ulyanivske, cách Donetsk khoảng 100km về phía đông ngày 19/3. Ảnh: AFP/TTXVN
|
Vụ MH17: CIA có bằng chứng Nga vô tội nhưng không công bố?
Hãng tin Sputnik (Nga) dẫn lời nhà báo kỳ cựu người Mỹ Robert Parry cho hay, Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) từ chối cung cấp những thông tin tình báo về thảm kịch M17 chứng minh Moscow vô tội.
Sputnik dẫn lời ông Parry cho hay: "Rõ ràng, CIA không muốn công bố những thông tin mà họ cập nhật được. Tôi đã nghe thấy những thông tin tình báo cho rằng không có bằng chứng cho thấy chính phủ Nga đã cung cấp tên lửa (bị nghi đã tấn công MH17) cho ly khai. Thậm chí, không có bằng chứng nào về việc thành viên nào đó của ly khai có liên quan”.
Ông Parry cho biết, khi ông yêu cầu CIA cung cấp cho bản điều tra mới nhất, họ đã đưa cho ông bản báo cáo từ hôm 22/7, tức là chỉ 5 ngày sau khi MH17 bị rơi ở miền Đông Ukraine.
Một mảnh vỡ của MH17 tại miền Đông Ukraine. |
Quyết không cho Nga “thoát tội”, CIA từ chối chia sẻ thông tin vụ MH17
(Công lý) - Cục Tình báo Trung ương Mỹ sẽ không công bố thông tin mới cập nhật về vụ tai nạn của chiếc máy bay MH17 hồi năm ngoái, RIA Novosti đưa tin.
Xác chiếc MH17 xấu số
Một vùng đất nữa của Ukraine sẽ ly khai?
Quyết định từ chức của cựu Thị trưởng Igor Kolomoisky đã khiến nhiều người lo ngại giống như Donetsk và Lugansk, vùng Dnipropetrovsk có thể sẽ thành lập "Nhà nước Cộng hòa tự xưng", tách khỏi Kiev.
Tờ Kyiv Post nhận định nếu không may bất ổn an ninh bùng nổ tại Dnipropetrovsk, một khu vực thuộc miền đông Ukraine, khả năng các lực lượng ly khai thân Nga sẽ chiếm thêm được nhiều phần lãnh thổ và giành quyền kiểm soát từ tay chính phủ Kiev.
Hôm 24/3, ngay sau khi cựu Thị trưởng Kolomoisky từ chức, hai vị phó thị trưởng thân cận của ông này là Gennady Korban và Svyatoslav Oliynyk cũng đã gửi đơn lên chính phủ xin từ nhiệm.
Các binh sĩ thuộc tiểu đoàn Donbas tham gia khóa huấn luyện tại căn cứ của Bộ Nội vụ Ukraine ở Novi Petrivtsi gần Kiev hồi năm 2014. |
Tiểu đoàn Azov phá hủy nhà Bộ tổng Tham mưu DPR?
(Kiến Thức) - Lính tiểu đoàn Azov ở ngôi làng Shirokino tuyên bố đã phá hủy xe tăng Nga cùng tòa nhà Bộ tổng Tham mưu DPR.
“Các binh lính của tiểu đoàn Azov tại ngôi làng Shirokino đã phá hủy xe tăng Nga cũng như tòa nhà Bộ tổng Tham mưu DPR”, Tiểu đoàn Azov tuyên bố trên mạng xã hội Facebook.
Tiểu đoàn Donbass thì thông báo cuộc chiến giữa binh lính Ukraine và dân quân trong khu vực gần ngôi làng Shirokino, thuộc thành phố cảng chiến lược Mariupol khiến 29 binh lính thuộc "lực lượng đặc biệt Nga thiệt mạng".
“Các binh lính của tiểu đoàn Azov tại ngôi làng Shirokino đã phá hủy xe tăng Nga cũng như tòa nhà Bộ tổng Tham mưu DPR”, Tiểu đoàn Azov tuyên bố trên mạng xã hội Facebook.
Tiểu đoàn Donbass thì thông báo cuộc chiến giữa binh lính Ukraine và dân quân trong khu vực gần ngôi làng Shirokino, thuộc thành phố cảng chiến lược Mariupol khiến 29 binh lính thuộc "lực lượng đặc biệt Nga thiệt mạng".
Tiểu đoàn Azov, một trong số các đơn vị vũ trang tình nguyện của chính quyền Ukraine. |
Phương Tây trì hoãn cứu trợ Ukraine vì tham nhũng
Theo Reuters, các nhà tài trợ phương Tây đang trì hoãn kế hoạch hỗ trợ hàng tỷ USD cho Ukraine vì quan ngại Kiev chưa thể xóa sạch tệ tham nhũng. Các nhà tài trợ lo sợ đó chỉ là “một cái hố không đáy”.
Phương Tây ngưng hỗ trợ “túi không đáy” Ukraine
(NLĐO) – Phương Tây tạm ngừng cấp hàng tỉ USD hỗ trợ tài chính cho Ukraine vì lo ngại các khoản tiền này rơi vào chiếc “túi không đáy” do tham nhũng.
Hiện Ukraine đang chuẩn bị cho một hội nghị các nhà tài trợ ở Ukraine, dự kiến diễn ra ngày 28-4. Tuy nhiên, quan chức Liên hiệp châu Âu (EU) chính phủ các nước phương Tây hàng đầu và các định chế tài chính lớn nói rằng muốn gặp nhau ở Kiev vào cuối năm 2015 để chính quyền Kiev có thêm thời gian đưa ra kế hoạch phân bổ tài chính cụ thể và hiệu quả hơn.
Báo Nga: Mỹ - Anh đang "giúp" Ukraine sụp đổ nhanh hơn
10 chiếc xe bọc thép Humvee Mỹ viện trợ cho Ukraine. Ảnh: Sputnik News. |
Người trong cuộc nói về Gorbachev
“Dù không tôn trọng Gorbachev nhưng tôi cũng phải nói rằng ông ta không cố ý làm cho Liên Xô tan rã” – (N.Ruzkov) – phụ đề trên là của Lenta.ru.
- Ông Gorbachev cảnh báo chiến tranh hạt nhân Nga - phương Tây
- Ông Gorbachev: Mỹ đã hoàn toàn mất phương hướng
Tháng ba này đối với người dân Nga hiện nay và người dân Liên Xô cũ là một tháng có nhiều ngàyđể kỷ niệm. Họ vừa tưng bừng tổ chức nhạc hội nhân kỷ niệm 01 năm sát nhập Crimea với 110.000 người tham gia ngày 18/3.
Nhưng cũng có những sự kiện khác nữa trong tháng ba, - cách đây 30 năm, ngày 15/3/1985, M. Gorbachev lên nắm quyền (được bầu làm Tổng bí thư ĐCS Liên Xô- nhân vật quyền lực nhất).
Cũng trong tháng ba cách đây 24 năm, ngày 17/3/1991, tại Liên Xô đã có một cuộc trưng cầu dân ý toàn Liên bang lần đầu tiên (và cũng là lần cuối cùng) về việc có duy trì Liên bang Xô Viết nữa hay không?
Trong số 185.647.355 cử tri có quyền bỏ phiếu (vào thời điểm đó) đã có 148.574.606 người tham gia (tỷ lệ 80%). Trong số đó có 113.512.812 (76%) ủng hộ duy trì Liên Bang Xô Viết.
Su-30 MK2, Su-22M4 Việt Nam lần đầu tập ném bom ban đêm
Đạt 100% về ném bom trúng mục tiêu vào ban đêm, các phi công lái máy bay chiến đấu của Sư đoàn Không quân 370 đạt kết quả xuất sắc trong đợt tham gia diễn tập ném bom, bắn tên lửa và đạn thật.
Theo đó, trong 2 ngày 24 và 25/3, các loại máy bay chiến đấu của Trung đoàn 935, 937, 917 thuộc Sư đoàn Không quân 370 và Trung đoàn 921 và 923 của Sư đoàn 371 - Quân chủng Phòng không Không quân đã tổ chức kiểm tra thực hành ném bom, bắn tên lửa và đạn thật tại Trường bắn Quốc gia khu vực 3.
Lần đầu tiên chiến đấu cơ Su - 30MK2 thực hiện bay bắn, ném bom vào ban đêm sau 30 năm gián đoạn. |
Trung Quốc ngang ngược cắm cờ đáy biển Đông?
Tiếp tục chuỗi hành động thay đổi hiện trạng trái phép, Trung Quốc vừa sử dụng robot cắm cờ dưới đáy biển Đông.
- Trung Quốc ngang ngược đăng toàn cảnh xây đảo đá Trường Sa
- TQ ngang ngược đòi cấp quyền lập pháp ở Hoàng Sa
Cắm cờ dưới đáy biển Đông
Hãng thông tấn Nhà nước của Trung Quốc Tân Hoa Xã ngày 25-03-2015 cho biết, trước đó 1 ngày, một đội người nhái Hải quân Trung Quốc đã dùng robot để cắm một lá cờ Trung Quốc xuống đáy biển ở một khu vực có độ sâu 3000m ở Biển Đông.
Được biết, hải quân nước này đã sử dụng tàu chuyên hoạt động khu vực biển nước sâu mang tên “Hải Dương 286”, chở theo một robot hoạt động dưới nước do Trung Quốc tự nghiên cứu, chế tạo để thực hiện nhiệm vụ này.
IMF dọa cắt cứu trợ Ukraine
Ngày 26/3, người phát ngôn Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) William Murray cảnh báo nếu Ukraine không trả khoản nợ 3 tỷ USD cho Nga trong năm nay, IMF có thể phải ngừng chương trình cứu trợ dành cho Kiev.
Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ ở thủ đô Washington của Mỹ, ông Murray cho biết IMF có chính sách "không dung thứ", tức là không cho vay đối với những quốc gia không có khả năng thanh toán một khoản nợ trong khu vực nhà nước.
Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ ở thủ đô Washington của Mỹ, ông Murray cho biết IMF có chính sách "không dung thứ", tức là không cho vay đối với những quốc gia không có khả năng thanh toán một khoản nợ trong khu vực nhà nước.
Người dân bên ngoài một ngân hàng ở trung tâm thủ đô Kiev. Ảnh: AFP-TTXVN
|
Ukraine: Đến lượt Thủ tướng Yatsenyuk mất chức?
Sau khi trùm tài phiệt Kolomoisky bị loại khỏi chức tỉnh trưởng, dư luận và truyền thông Ukraine rộ lên đồn đoán người tiếp theo sẽ bị Tổng thống Petro Poroshenko khuất phục chính là đương kim Thủ tướng Yatsenyuk.
Khi những công nhân mỏ dọa sẽ biểu tình tuần hành ở Kiev đòi được chi trả các khoản nợ lương, đã xuất hiện cuộc đua gay cấn xem ai sẽ là người nắm chiếc ghế Thủ tướng đầy bất trắc. Theo tờ Vzglyad đưatin, ông Yatsenyuk sẽ được thay thế bởi một người thân Tổng thống. Khả năng này không phải là quá xa vời, khi mà đương kim Thủ tướng hiện không còn giành được niềm tin của công chúng, do cuộc khủng hoảng chưa có dấu hiệu tiến triển.
Khi những công nhân mỏ dọa sẽ biểu tình tuần hành ở Kiev đòi được chi trả các khoản nợ lương, đã xuất hiện cuộc đua gay cấn xem ai sẽ là người nắm chiếc ghế Thủ tướng đầy bất trắc. Theo tờ Vzglyad đưatin, ông Yatsenyuk sẽ được thay thế bởi một người thân Tổng thống. Khả năng này không phải là quá xa vời, khi mà đương kim Thủ tướng hiện không còn giành được niềm tin của công chúng, do cuộc khủng hoảng chưa có dấu hiệu tiến triển.
Sức ép đang gia tăng đối với đương kim Thủ tướng Arseny Yatsenyuk. Ảnh: Reuters
|
Chechnya đe dọa 'tử huyệt' của Mỹ
Cộng hòa Chechnya thuộc Nga thề sẽ cung cấp vũ khí cho Mexico nếu Mỹ cung cấp vũ khí cho Ukraine
- Nga điều S-400, Ukraine cầu vũ khí Mỹ để có hòa bình
- Ukraine chi khủng mua xe bọc thép không qua nổi đống đất
Quốc hội nước Cộng hòa Chechnya thuộc Nga đã đáp trả nghị quyết của quốc hội Mỹ (về kêu gọi viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraine) bằng việc đe dọa sẽ cung cấp vũ khí cho Mexico.
"Việc Mỹ cung cấp vũ khí cho Ukraine sẽ là tiền để để chúng tôi cung cấp 'các loại vũ khí hiện đại nhất cho Mexico' nhằm nối lại các cuộc thảo luận về tình trạng pháp lý của các vùng lãnh thổ vốn thuộc Mexico đã được Mỹ sáp nhập, hiện bao gồm... các bang California, New Mexico, Arizona, Nevada, Utah, Colorado và một phần bang Wyoming", Chủ tịch Quốc hội Chechnya Dukuvakha Abdurakhmanov cho biết hôm 24-3.
Mexico đã nhượng lại các vùng lãnh thổ này cho Mỹ theo Hiệp ước Guadalupe Hidalgo năm 1848, một thỏa thuận hòa bình đã chấm dứt cuộc chiến tranh Mexico-Mỹ.
Đồng minh thân cận của Mỹ xích lại gần Nga
Hàn Quốc sẽ phóng một vệ tinh nghiên cứu khoa học mới từ bãi phóng Yasny của Nga, cách thủ đô Moscow khoảng 1.800km về phía Đông Nam vào sáng 26/3.
- Ấn Độ mua tàu Hàn Quốc, Nga buồn-Trung Quốc lo lắng
- Hàn Quốc từ chối cho Mỹ triển khai THAAD vì Nga,Trung
Theo Bộ Khoa học, Công nghệ thông tin và Kế hoạch tương lai Hàn Quốc, đây là vệ tinh khoa học đa dụng KOMPSAT-3A (Korea Multipurpose Satellite) do Viên Nghiên cứu Không gian Hàn Quốc (KARI) nghiên cứu chế tạo từ năm 2006 với kinh phí khoảng 236 tỷ won (213,5 triệu USD) nhằm nâng cao khả năng quan sát bề mặt trái đất.
Theo kế hoạch, KOMPSAT-3A sẽ được đưa vào không gian bởi tên lửa RS-20B của Nga, một phiên bản được được phát triển từ tên lửa đạn đạo liên lục địa từ thời Liên Xô cũ trước đây.
Hàn Quốc sẽ phóng vệ tinh khoa học bằng tên lửa Nga |
Quân đội Ukraine hấp hối, thanh trừng nội loạn...
Những gì mà Kiev đang thể hiện cho thấy những dấu hiệu nội loạn đen tối, cùng quẫn...
- Quân đội đặc biệt của tỷ phú Ukraine Igor Kolomoisky
- Ukraine chi khủng mua xe bọc thép không qua nổi đống đất
"Quân đội Ukraine đang...hấp hối"?
Ngày 21/3/2015, Đại sứ Ukraine tại Mỹ, ông Alexander Motsyk trong một bài trả lời truyền thông đã cho rằng quân đội Ukraine đang "hấp hối". Song song với lời nhận định này, Đại sứ Ukraine kêu gọi Washington và các đồng minh cần sớm hỗ trợ chính quyền Kiev để khơi dậy sức mạnh quân sự cho Ukraine.
"Chỉ có vũ khí của quân đội Mỹ mới có thể mang đến hòa bình thức sự cho Ukraine."- Đại sứ Ukraine cầu cứu.
Ukraine kiệt quệ khi phương Tây ngừng cấp tiền
Trong khi nền kinh tế Ukraine đang 'hấp hối' thì phương Tây bồi tiếp đòn đau khiến Kiev đứng trước nguy cơ sụp đổ.
- Quân đội đặc biệt của tỷ phú Ukraine Igor Kolomoisky
- Ukraine chi khủng mua xe bọc thép không qua nổi đống đất
Hãng Reuters ngày 26/3 dẫn nguồn tin từ Liên minh châu Âu (EU) cho biết, EU sẽ tạm ngừng cấp hàng tỉ USD hỗ trợ tài chính cho Ukraine vì lo ngại các khoản tiền này rơi vào chiếc “túi không đáy" do tham nhũng.
Tuyên bố trên được đưa ra khi Ukraine đang chuẩn bị cho hội nghị các nhà tài trợ ở Ukraine, dự kiến diễn ra ngày 28/4. Tuy nhiên, quan chức EU chính phủ các nước phương Tây hàng đầu và các định chế tài chính lớn nói rằng chỉ muốn gặp nhau ở Kiev vào cuối năm 2015 để chính quyền Kiev có thêm thời gian đưa ra kế hoạch phân bổ tài chính cụ thể và hiệu quả hơn.
Theo Reuters, các nền kinh tế lớn nhất, như Đức và Mỹ muốn cam kết cung cấp các khoản cho vay dài hạn hàng tỷ USD, nhưng "họ muốn biết tiền của họ sẽ được sử dụng như thế nào".
Căng thẳng biên giới Myanmar: Trung Quốc sợ dính bẫy Mỹ
Trung Quốc huy động đại quân áp sát song sẽ không dám tấn công Myanmar vì sợ mắc bẫy Mỹ.
- Căng thẳng Trung Quốc-Myanmar: Thông điệp của Trung Quốc
- Căng thẳng biên giới Myanmar: Trung Quốc dùng binh pháp Mỹ?
Động binh chỉ để ra oai?
Theo trang “Đa chiều”, trang tin của người Hoa ở nước ngoài, có quan điểm cho rằng Trung Quốc "sắp dạy cho Myanmar một bài học" khi thấy Bắc Kinh điều động binh lực quy mô lớn áp sát biên giới với Myanmar. Lực lượng phiến quân ở Kokang cũng nhận được tin tình báo rằng quân chính phủ Myanmar tăng cường binh lính, dường như đã chuẩn bị phương án để tiến hành không kích quy mô lớn.
Mỹ dọa Nga không xong, sa lầy trong ác cảm?
Một ký giả Mỹ thừa nhận, trò trừng phạt, dọa nạt của Mỹ đã không làm gì được Nga, lại bị cả thế giới mất lòng tin và ác cảm.
Học giả Mỹ: Cả thế giới ác cảm với Washington
Nhà chính luận Patrick Buchanan viết trên The American Conservative rằng, dư luận thế giới coi Mỹ như một đất nước “không ngừng kiếm cớ bắt bẻ, moi móc các quốc gia không đáp ứng tiêu chuẩn dân chủ Hoa Kỳ, tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ các dân tộc không hề đe dọa Mỹ”.
Theo ông, một trong những lý do mà Washington bị ghét bỏ là do Hoa Kỳ đang sử dụng chiến thuật từ thời Chiến tranh Lạnh để chống lại các nền dân dân chủ không theo đường lối của mình, đầu tư vào các “tiến trình bầu cử tự do” hòng loại bỏ thủ lĩnh các nước không “nghe lời” chính quyền Obama.
Ví dụ, Thượng viện Mỹ sẽ phải làm rõ thông tin liệu có phải Bộ Ngoại giao Mỹ đã chi 350.000 USD cho tổ chức phi chính phủ OneVoice nhằm làm ông Benjamin Netanyahu - lãnh đạo một quốc gia đồng minh chủ chốt của Mỹ nhưng gần đây đã có những động thái phản ứng quyết liệt với Washington - thất bại trong cuộc bầu cử ở Israel?
Tổng thống Nga dọa “những trò như thế không xong với chúng tôi”
BizLIVE - Đề cập tới những nỗ lực kiềm chế Liên bang Nga, Tổng thống Vladimir Putin cho rằng, “những trò như thế” sẽ không xong với Nga.
Ảnh: Sputnik. |
Tổng thống Syria: "Mục đích thực dân" của phương Tây ở Nga, Ukraina, Syria là như nhau
tổng thống syria bashar al-assad |
“Mọi mối đe dọa an ninh quốc gia Nga sẽ được tính đến”
BizLIVE - Nghiên cứu phân tích Chiến lược An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, Nga có thể sẽ thay đổi nội dung các tài liệu nền tảng.
Ảnh: Sputnik |
Nga dọa đòi nợ Ukraine, IMF “kêu trời”
BizLIVE - Khả năng Ukraine vỡ nợ khoản 3 tỷ USD của Nga trong năm nay có thể phá hủy nỗ lực cứu trợ bao lâu nay của Quỹ tiền tệ quốc tế, AFP dẫn lời phát ngôn viên cơ quan.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Bloomberg |
Quan chức Ukraina kêu gọi tổng thống Poroshenko bán hết sản nghiệp kinh doanh
Thủ lĩnh đảng cấp tiến kêu gọi tổng thống Ukraina thực hiện cam kết trước bầu cử. |
Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015
Chechnya dọa đưa vũ khí sang Mexico nếu Mỹ cấp vũ khí cho Ukraine
ANTĐ - Quốc hội nước cộng hòa Chechnya thuộc Nga đã đáp trả nghị quyết của quốc hội Mỹ (về kêu gọi viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraine) bằng việc đe dọa sẽ cung cấp vũ khí cho Mexico.
"Việc Mỹ cung cấp vũ khí cho Ukraine sẽ là tiền để để chúng tôi cung cấp 'các loại vũ khí hiện đại nhất cho Mexico' nhằm nối lại các cuộc thảo luận về tình trạng pháp lý của các vùng lãnh thổ vốn thuộc Mexico đã được Mỹ sáp nhập, hiện bao gồm... các bang California, New Mexico, Arizona, Nevada, Utah, Colorado và một phần bang Wyoming", Chủ tịch Quốc hội Chechnya Dukuvakha Abdurakhmanov cho biết hôm 24-3.
Mexico đã nhượng lại các vùng lãnh thổ này cho Mỹ theo Hiệp ước Guadalupe Hidalgo năm 1848, một thỏa thuận hòa bình đã chấm dứt cuộc chiến tranh Mexico-Mỹ.
Để đổi lại, Mỹ đã đồng ý trả cho Mexico 15 triệu USD và đảm nhiệm việc thanh toán món nợ trị giá 3,25 triệu USD mà chính phủ Mexico nợ các công dân Mỹ.
Hai lợi thế quân sự chỉ Nga có, Mỹ thì không
(PLO) - Ngân sách quốc phòng không bằng Mỹ nhưng Nga có những lợi thế khác biệt.
Một chuyên gia quân sự Nga tiết lộ rằng, tuy năm ngoái, ngân sách quốc phòng Nga có khoảng 76 tỉ USD, nhưng Nga hiện đang có nhiều lợi thế mà Mỹ không có. Theo chuyên gia này, những ưu thế đó là Nga có phương tiện chiến đấu nhiều hơn Mỹ. Hiện tại, Nga đang vận hành 15.500 xe tăng, 27.000 thiết xa vận, 4.600 đơn vị bộ binh và 3.800 hệ thống tên lửa phóng loạt.
Thứ hai, Nga có thể huy động nhiều quân ra chiến trường hơn. Thậm chí dù chi phí cho quân đội Nga có thể thấp hơn Trung Quốc thì Nga vẫn có nhiều đầu đạn hơn cả Washington và Bắc Kinh.
[VIDEO] Dày đặc ‘xe tăng bay’ Su-34 trên biên giới Nga – Ukraine
TPO - Là khu vực thuộc Nga, Rostov được xem là vùng đệm trên phần biên giới Nga - Ukraine. Chiến sự tại miền Đông Ukraine nổ ra, Rostov trở thành nơi lánh nạn của hơn 7.000 người dân vùng Donbass.
Nga lộ kế hoạch thay thế Su-24 bằng 100 ‘xe tăng bay’
TPO - Nga sẽ sản xuất hơn 100 tiêm kích đánh bom Su-34 để thay thế các cường kích Su-24 phục vụ trong lực lượng không quân và hải quân nước này từ những năm 1970-1980.
Thống đốc Elvira Nabiullina: Người đàn bà thép của Nga
(NDH) Những chính sách tiền tệ gần đây của ngân hàng trung ương Nga có vẻ đã đem lại hiệu quả cho nền kinh tế Nga. Và người lập công lớn nhất là một người phụ nữ 51 tuổi.
Sự căng thẳng đã từng bao trùm lên Ngân hàng Trung ương Nga (BoR). Ngày 16/12/2014, đồng Rúp rơi tự do. Một quan chức trong BoR thậm chí đã phải thốt lên: "Can thiệp! Can thiệp!”
Tuy nhiên, Thống đốc BoR Elvira Nabiullina lại cho rằng đó chưa phải thời điểm can thiệp. Nga sẽ không “chiến đấu” trên thị trường tiền tệ nữa. Bà cho rằng các nhà đầu cơ cần bị “dội nước lạnh” cho hành vi của mình.
Thống đốc BoR Elvira Nabiullina
Đại sứ Nga lên tiếng việc Mỹ nới lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam
(GDVN) - "Chúng tôi thừa nhận quyền của Việt Nam để đa dạng hóa các quan hệ quân sự - công nghệ của mình", Đại sứ Nga tại Việt Nam trả lời.
Đại sứ Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov, ảnh: Tuoitrenews. |
Nga bí mật thử thành công tên lửa đạn đạo thế hệ mới
QĐND Online - Ngày 26-3, Bộ Quốc phòng Nga cho biết đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) thế hệ mới RS -26 Rubezh tại bãi thử Kapustin Yar hôm 18-3 và quân đội Nga đã sẵn sàng tiếp nhận ICBM thế hệ mới trong tương lai gần.
“Toàn bộ quy trình phóng diễn ra đúng kế hoạch. Các đầu đạn tên lửa đã tấn công chính xác các mục tiêu được chỉ thị từ trước. Giới chức quân sự Nga đã được cung cấp thông tin đầy đủ về dòng ICBM mới”, Kommersant dẫn nguồn tin giấu tên đăng tải.
Ảnh minh họa / Rian.
|
Nga thử nghiệm thành công “sát thủ” xuyên thủng lá chắn tên lửa Mỹ
Nga thử nghiệm thành công tên lửa mới. |
Ukraine: Kinh tế rơi xuống vực thẳm vì đấu đá lợi ích nội bộ
Nền kinh tế và chính trị Ukraine sẽ ngày càng bị tổn thương nghiêm trọng từ chính các cuộc đấu đá nội bộ giữa chính phủ và giới đầu sỏ chính trị vốn nắm giữ phần lớn nguồn tài chính quốc gia.
Cuộc đối đầu giữa Tổng thống Petro Poroshenko và vị tỷ phú kiêm cựu Thị trưởng thành phố Dnipropetrovsk, ông Ihor Kolomoyskiy đã trở thành điềm xấu đối với nền kinh tế vốn đang ngập trong nợ nần của Ukraine.
Theo Đài Châu Âu Tự do/Đài Tự do, dù ông Kolomoyskiy đã quyết định từ chức Thị trưởng thành phố Dnipropetrovsk, song những hậu quả từ cuộc tranh giành lợi ích trên sẽ chưa dừng lại.
Mục sở thị quân đội riêng hùng hậu của nhà tài phiệt Ukraina
Binh sĩ thuộc đội quân riêng của nhà tài phiệt Ukraina. |
Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015
Ông Kolomoisky âm mưu lật đổ chính quyền Ukraine?
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko hôm 24-3 chấp nhận để tỉ phú Igor Kolomoisky từ chức thống đốc vùng Dnepropetrovsk. Nhân dịp này, ông Poroshenko cũng ký ban hành điều luật sửa đổi đạo luật về công ty cổ phần, vốn có liên quan đến cuộc xung đột giữa 2 nhà tài phiệt này.
EU chia rẽ trước Nga
Diễn ra trong bối cảnh căng thẳng với Nga chưa hạ nhiệt và nội bộ đối mặt với nhiều thách thức, Hội nghị Thượng đỉnh mùa Xuân của Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục chứng kiến bất đồng giữa các nước thành viên trong nhiều vấn đề then chốt.
Ảnh minh họa. Nguồn: ITN
Quân đội đặc biệt của tỷ phú Ukraine Igor Kolomoisky
Sau khi Kiev điều 2 lữ đoàn vệ binh tới Dnepropetrovsk bảo vệ 'trật tự công cộng', người ta mới chú ý nhiều đến quân đội của nhà tài phiệt Igor Kolomoisky.
Theo sắc lệnh của Tổng thống Petro Poroshenko, 2 lữ đoàn Vệ binh Quốc gia Ukraine đã được điều tới Dnepropetrovsk để "bảo vệ trật tự công cộng". Mối quan hệ giữa Tổng thống Poroshenko và Thống đốc Dnepropetrovsk - nhà tài phiệt Igor Kolomoiskiy đã xấu đi sau khi Hội đồng giám sát công ty quốc doanh UkrTransNafta cách chức Chủ tịch Hội đồng quản trị của Alexander Lazorko, một nhân vật thân cận với Kolomoiskiy.
‘Giọt nước tràn ly’ khi ngày 24/3, Tổng thống Poroshenko đã cách chức Thống đốc vùng Dnepropetrovsk của tỉ phú Igor Kolomoisky. “Chúng tôi phải bảo đảm hòa bình và ổn định. Khu vực Dnepropetrovsk vẫn phải là pháo đài của Ukraine ở miền Đông, bảo vệ hòa bình và sự yên lành của công dân” - Tổng thống Poroshenko tuyên bố.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko (trái) và nhà tài phiệt Igor Kolomoisky. |
Phe cánh tả Đức cũng không muốn tiếp tục trừng phạt Nga
Đăng Bởi Một Thế Giới -
Sư kiện: Khủng hoảng Ukraine
Việc tiếp tục kéo dài lệnh trừng phạt Nga của Liên minh châu Âu là "ngu xuẩn", và các biện pháp trừng phạt đúng ra không nên được đưa ra, Sahra Wagenknecht nghị sĩ Quốc hội Đức và là phó chủ tịch Đảng cánh tả tại Đức đã nói trong buổi thảo luận với SNA Radio, bàn về khả năng mở rộng của các biện pháp trừng phạt Nga mà sẽ hết hiệu lực vào mùa hè năm nay.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)