Reuters đưa tin, ngày 25/7, cảnh sát Na Uy cho biết một nhóm chiến binh Hồi giáo âm mưu tiến hành các cuộc tấn công tại Phương Tây đã lên đường rời khỏi Syria và nhiều khả năng đang tới Na Uy.
Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014
Nga quan ngại việc Ukraine dùng đạn dược có chứa chất cấm
Một tòa chung cư ở miền Đông Ukraine bị oanh kích. Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Phe ly khai tố quân đội Ukraine dùng bom phốt pho phá Donetsk
Một quả bom thiêu rụi ngôi nhà ở miền Đông Ukraine. (Nguồn: RIA)
Xuất hiện kịch bản mới của vụ rơi máy bay MH 17
QĐND Online - Nguyên nhân của vụ rơi máy bay chở khách Malaysia mang số hiệu MH 17 nhiều khả năng là hậu quả của việc bắn nhầm trong khuôn khổ cuộc tập trận phòng không của Quân đội Ukraine tại miền Đông. Thông tin trên được hãng thông tấn Nga RIA Novosti đăng tải dẫn theo nguồn tin từ cơ quan an ninh Ukraine. Theo đó, chiếc MH 17 bị rơi do một vụ phóng tên lửa Buk-M1 ngoài dự kiến của Quân đội Ukraine.
"Ngày 17-7, chỉ huy Trung đoàn tên lửa phòng không số 156 đã nhận lệnh tổ chức diễn tập chiến đấu tại khu vực ngoại vi thành phố Donetsk, nơi đơn vị đang triển khai chiến đấu. Mục tiêu chính của cuộc tập trận trên là thực hành khả năng phát hiện và giả lập bắn tên lửa tiêu diệt mục tiêu của các tổ hợp tên lửa phòng không Buk-M1", đại diện cơ quan an ninh Ukraine cho biết.
Hiện trường vụ rơi máy bay MH 17 tại Donetsk.
Lại xuất hiện nghi vấn tổ hợp Buk của phòng không Ukraine bắn rơi MH17
ANTĐ - Một nguồn tin giấu tên trong quân đội Ukraine tiết lộ, không thể loại trừ nguyên nhân rớt máy bay Malaysia là do “tình huống bất ngờ” trong hoạt động phòng không của quân đội nước này.
Hãng thông tấn Nga RIA Novosti cho biết, rất có thể tình huống bất ngờ trong hoạt động của phòng không Ukraine mới là nguyên nhân gây ra tai nạn của chuyến bay Malaysia MH-17 ở miền đông Ukraine, làm 298 người thiệt mạng.
RIA Novosti cho biết, một nguồn tin trong cơ quan сông lực Ukraine đã chia sẻ thông tin này với Hãng, khi đề cập đến công tác huấn luyện tháo khoá hệ thống phóng tên lửa phòng không Buk-M1 của quân đội nước này.
Theo nguồn tin trên, chỉ huy trung đoàn tên lửa phòng không 156 Ukraine được lệnh triển khai công tác huấn luyện hiệp đồng gần Donetsk, nơi quân đội Ukraine đang tiến hành các hoạt động quân sự chống lại lực lượng quân ly khai.
Nhiệm vụ của đơn vị này là tháp tùng và "tiêu diệt có điều kiện" các mục tiêu bằng tổ hợp tên lửa SAM Buk-M1 của lực lượng phòng không. Ngoài ra, 2 máy bay cường kích Su-25 cũng được lệnh điều động đến tham gia huấn luyện tại Dnepropetrovsk.
"Dường như do sự ngẫu nhiên chết người nên sau một thời gian nào đó đường bay của chiếc Boeing của Malaysia Airlines và chiếc Su-25, mặc dù có sự khác biệt về nhóm, nhưng lại xuất hiện trùng khớp trên màn hình tại một điểm lớn. Tuy nhiên, đợt huấn luyện này không được giao chỉ lệnh bắn”.
Nguồn tin cho biết, rất có thể sự chụm lại của 3 mục tiêu, bao gồm MH17 và 2 chiếc Su-25 đã trở thành nguồn cơn bất hạnh đối với chiếc máy bay dân sự này". Tuy nhiên, nguồn tin bí mật này không giải thích được nguyên nhân của vụ phóng tên lửa trái phép vì họ không được phép phóng.
RIA Novosti cũng dẫn ví dụ minh chứng khi nêu thảm kịch tương tự từng xảy ra trong lần tập trận phòng không của Ukraine vào năm 2001.
Khi đó, trong quá trình tập trận, hệ thống tên lửa phòng không S-200 của Ukraine đã bắn rơi máy bay hành khách Tu-154 của Nga trên đường từ Tel Aviv đi Novosibirsk, khiến 78 người thiệt mạng.
Sau sự cố này, tập trận thực tế của binh chủng tên lửa Ukraine đã bị cấm sử dụng tổ hợp SAM Buk-M1. Sau bi kịch mùa xuân năm 2001, tòa án Ukraine đã phủ nhận binh lính Ukraine có liên quan đến vụ bắn nhầm này.
Đức Thắng
Theo Ria Novost
Theo Ria Novost
Máy bay MH17 bị bắn rơi: Ukraine bắn máy bay trong tập trận?
Hà Lan và Úc điều động binh sĩ và cảnh sát đến Ukraine bảo vệ hiện trường.
Hãng tin RIA Novosti (Nga) đưa tin ngày 25-7, Ủy ban Hàng không liên bang Nga thông báo bộ nhớ của hai hộp đen máy bay MH17 của Malaysia (rơi ngày 17-7 ở miền Đông Ukraine) vẫn tốt và không có dấu hiệu bị can thiệp. Thông tin từ bộ nhớ đã được sao chép thành công.
Thế giới -Cuộc tập trận phòng không Ukraine nhầm MH17 là mục tiêu?
2 máy bay chiến đấu Sukhoi Su-25 đã tham gia cuộc tập trận trong một sứ mệnh trinh sát. Nhiều khả năng, ở một thời điểm nào đó, đường bay của MH17 và Su-25 bị chồng lên nhau.
Một sai sót về hệ thống trong cuộc tập trận phóng tên lửa của các đơn vị phòng không Ukraine có thể là nguyên nhân của vụ rơi máy bay Malaysia tại đông nam Ukraine, báo chí Nga trích dẫn một trong những nguồn tin từ bộ quốc phòng Ukraine.
Hiện trường vụ tai nạn máy bay MH17 ở đông Ukraine.
Máy bay MH17 bị trúng đạn trong cuộc tập trận của không quân Ukraine?
Lỗi hệ thống trong cuộc tập trận phóng tên lửa của các đơn vị phòng không Ukraine có thể là nguyên nhân của vụ rơi máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines ở miền đông Ukraine, một nguồn tin từ một trong những cơ quan quốc phòng của Ukraine đã tiết lộ như vậy.
“Hôm 17/7, sĩ quan chỉ huy của Trung đoàn Phòng Không số 156 của Ukraine đã được lệnh tiến hành một cuộc tập trận với lực lượng mặt đất đóng tại khu vực gần Donetsk. Cuộc tập trận này bao gồm hoạt động triển khai binh lính đồng thời thực hiện bài tập dò tìm và phá hủy mục tiêu bằng tên lửa Buk-M1”, nguồn tin giấu tên cho biết. Nguồn tin trên cũng nói thêm rằng, trong chương trình tập trận, lực lượng Ukraine không có ý định thực hiện những vụ bắn tên lửa thực sự. Hai chiếc máy bay chiến đấu Sukhoi Su-25 tham gia nhiệm vụ do thám cũng tham gia vào cuộc tập trận. Rất có thể, vào một thời điểm nào đó, tuyến đường của chiếc máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines trùng với tuyến đường của một chiếc Su-25 của UKraine. Bất chấp việc hai chiếc máy bay này bay ở độ cao khác nhau nhưng chúng đều trở thành một điểm trên hệ thống radar của tên lửa. Trong hai chiếc máy bay bay cùng tuyến đường bay đó, hệ thống đã tự động chọn mục tiêu lớn hơn. Lý do mà lực lượng Ukraine tập trận thực hiện một vụ bắn tên lửa thật vẫn còn chưa được biết đến và các cơ quan chức năng vẫn đang tiến hành điều tra bởi những cuộc tập trận thực tế với tên lửa Buk đã bị cấm ở Ukraine từ năm 2001 khi một chiếc Tu-154 chở khách của Nga đang bay từ Novosibirsk đến Tel Aviv đã bị quân đội Ukraine bắn hạ. Hiện tại, một nhóm tìm kiếm gồm 24 chuyên gia vẫn đang tích cực tiến hành điều tra vụ máy bay Boeing 777 của Malaysia bị rơi ở miền đông Ukraine. Chiếc máy bay này đã được bảo dưỡng đúng định kỳ và lần cuối cùng nó được kiểm tra là vào ngày 11/7 tại nhà chứa máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines ở Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur. Chiếc máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines đang trên đường bay từ Amsterdam tới Kuala Lumpur thì bị rơi ở gần thành phố Torez thuộc khu vực Donetsk hôm 17/7, khiến toàn bộ 283 hành khách và 15 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng. Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Kiev, Mỹ và phương Tây nhanh chóng hướng mũi chỉ trích, đổ lỗi về phía Nga và lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine. Tổng thống Obama hôm 18/6 còn tuyên bố chắc chắn rằng, máy bay MH17 bị bắn rơi bởi một quả tên lửa được phóng đi từ khu vực nằm trong quyền kiếm soát của lực lượng ly khai miền đông và rằng Nga là nước có liên quan. Nga bác bỏ thẳng thừng cáo buộc trên đồng thời kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra quốc tế toàn diện, tỉ mỉ và khách quan. EU xem xét thông tin do Bộ Quốc phòng Nga cung cấp về vụ máy bay rơi Trùng với thông tin do một nguồn tin giấu tên trong quân đội Ukraine cung cấp ở trên, quân đội Nga trước đó đã tổ chức một cuộc họp báo công bố một phát hiện gây sốc. Theo đó, Nga đã phát hiện một chiếc chiến đấu cơ SU-25 mang theo tên lửa của Ukraine bay thẳng về hướng chiếc máy bay MH17 Boeing đúng ngày xảy ra thảm kịch đau lòng khiến 298 người tử nạn. Bộ Quốc phòng Nga cho rằng, Kiev phải giải thích rõ ràng tại sao một chiếc máy bay quân sự lại dò theo một máy bay chở khách như vậy. “Một chiếc máy bay quân sự của Không quân Ukraine đã bị phát hiện bay về hướng chiếc máy bay Boeing của Malaysia và ở khoảng cách chỉ là từ 3 đến 5km”, người đứng đầu Ban Chỉ huy Chiến dịch chính tại tổng hành dinh của lực lượng quân đội Nga – Trung tướng Andrey Kartopolov đã cung cấp một thông tin gây sốc như vậy tại cuộc họp báo diễn ra hôm 21/7. “ Chúng tôi muốn có một lời giải thích về việc tại sao một máy bay quân sự lại bay vào khu vực hành lang của máy bay dân sự ở gần như cùng một thời điểm và cùng một độ cao như máy bay chở khách. Chiếc máy bay chiến đấu SU-25 có thể đã đạt tới độ cao 10.000 mét, các thông số kỹ thuật cho biết. Chiếc chiến đấu cơ này được trang bị tên lửa không đối không R-60 có thể bắn trúng các mục tiêu lên tới 12km và 5km là chắc chắn”, Trung tướng Karrtopolov của Nga khẳng định. Sự hiện diện của máy bay quân sự Ukraine có thể được xác nhận bằng những đoạn băng ghi hình được chụp lại từ trung tâm giám sát Rostov, ông Kartopolov cho hay. Trong lúc này, Đại sứ Liên minh Châu Âu (EU) tại Nga – ông Vygaudas Ušackas hôm qua (25/7) cho biết, EU đã tiếp nhận những thông tin do Bộ Quốc phòng Nga cung cấp liên quan đến thảm họa máy bay MH17 rơi ở Ukraine và hiện đang nghiên cứu, đánh giá những thông tin đó. “Đại diện của Nga tại EU - ông Vladimir Chizhov đã cung cấp những thông tin mà Bộ Quốc phòng Nga thu thập được cho các đồng nghiệp của chúng tôi ở Brussels và chúng tôi vừa tiếp nhận những thông tin đó. Tôi không biết khi nào chúng tôi sẽ đưa ra đánh giá của mình cũng như đánh giá nào mà chúng tôi sẽ đưa ra nhưng một tiến trình xem xét, phân tích các thông tin đang được tiến hành”, ông Ušackas đã cho biết như vậy trong một cuộc trả lời phỏng vấn. Trước đó, ông Vygaudas Ušackas đã kêu gọi tiến hành việc tiếp cận đầy đủ với hiện trường vụ rơi máy bay. “Chúng tôi hy vọng vào sự ủng hộ mang tính xây dựng của Nga – cả trong việc tiếp cận với hiện trường vụ rơi máy bay lẫn những tìm hiểu và điều tra đầy đủ, không định kiến về tình hình diễn ra vụ việc”, ông Ušackas cho hay. Nhóm điều tra quốc tế gồm 24 chuyên gia do Hà Lan dẫn đầu đang phân tích các dữ liệu từ hộp đen của chiếc máy bay Boeing 777.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
|
Bao giờ Mỹ trả lời câu hỏi của Nga về thảm kịch MH17?
Mỹ từng khẳng định có những bằng chứng về thủ phạm gây ra thảm hoạ chiếc máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines rơi ngày 17/7 vừa qua. Đến nay, họ vẫn chưa đưa ra được bất cứ điều gì.
Chiếc máy bay Boeing 777 mang chuyến hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines khi đang trên đường từ Hà Lan trở về nước đã gặp nạn tại Donetsk, khu vực đang xảy ra chiến sự ác liệt giữa quân ly khai miền đông và quân chính phủ Kiev. Toàn bộ 298 hành khách có mặt trên chuyến bay đã thiệt mạng. Ngay lập tức, mọi kịch bản thảm hoạ này đều được đưa tới giả thuyết rằng chiếc máy bay dân sự này đã bị tấn công bởi một chiến dịch quân sự.
Nga yêu cầu Ukraine trả lời "28 câu hỏi khó" vụ MH17
(Soha.vn) - 28 câu hỏi do Cục hàng không Nga trao cho Ủy ban điều tra thảm họa sẽ giúp xác định nguyên nhân của tai nạn MH17.
Nga đang kéo tên lửa đến biên giới Ukraine?
(VnMedia) - Lầu Năm Góc hôm qua (25/7) cáo buộc Nga đang kéo những hệ thống tên lửa phóng loạt cỡ lớn đến sát khu vực biên giới để chuẩn bị chuyển giao cho lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine. Trong khi đó, Moscow cáo buộc Mỹ đang tiến hành chiến dịch bôi nhọ Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine và rằng chính Mỹ mới là lực lượng phải chịu trách nhiệm về tình trạng đổ máu ở quốc gia Đông Âu.
|
Ngoại trưởng Mỹ (bên trái) và Ngoại trưởng Nga
Thị trưởng một thành phố ở miền Trung Ukraine bị bắn chết
hị trưởng thành phố Kremenchuk ở miền Trung Ukraine, ông Oleh Babayev. (Nguồn: wikipedia)
"Nghe rõ hội thoại của phi công từ hộp đen máy bay MH17"
Hộp đen của máy bay Boeing mang số hiệu MH17 (Nguồn: Reuters)
Mỹ: Trung Quốc lại tiếp tục thử nghiệm vũ khí diệt vệ tinh
Theo Itar-Tass, ngày 26/7, Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông báo về việc Trung Quốc đã tiến hành một vũ thử tên lửa mới được thiết kế để tiêu diệt vệ tinh ở quỹ đạo gần Trái đất.
Cựu TT Mỹ Bill Clinton: “Đàm phán song phương ở Biển Đông,TQ sẽ rất dễ đe dọa các nước nhỏ“
Sau khi thăm Việt Nam, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã dừng chân tại Quảng Châu, Trung Quốc. Trong một buổi giao lưu, ông Clinton không ngần ngại cảnh báo Trung Quốc đang ỷ mạnh hiếp yếu tại biển Đông.
Bất ổn chính trị tại Ukraine
Chính trường Ukraine đã rơi vào tình trạng bất ổn do quyền Thủ tướng nước này Arseny Yatsenyuk từ chức sau khi liên minh cầm quyền sụp đổ. Sự việc này khiến tình hình Ukraine thêm phức tạp trong bối cảnh Kiev đang đẩy mạnh chiến dịch quân sự ở miền đông và giải quyết hậu quả vụ máy bay MH17 của Malaysia bị bắn rơi.
Từ chức để trốn trách nhiệm?
Chính trường Ukraine: Lại nổi cơn sóng gió
(HNM) - 5 tháng sau cuộc đảo chính mềm với tên gọi Maidan, lật đổ Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovich và dựng lên một chính phủ tạm quyền thân phương Tây; cùng với cuộc nội chiến đang nổ ra dữ dội ở miền Đông với điểm đỉnh là thảm họa MH17, chính trường Ukraine lại rơi vào vòng xoáy bất ổn mới. Những bất đồng bùng phát ngay trong nội bộ liên minh cầm quyền Kiev đã khiến Thủ tướng tạm quyền Arseny Yatsenyuk phải đệ đơn từ chức lên Quốc hội ngày 24-7.
Thảm họa MH17: Cảnh giác Trung Quốc 'Đục nước béo cò'
Trước tình cảnh khó khăn của “đồng minh hờ” Moscow, Bắc Kinh đang tỏ thái độ hết sức “bàng quang”. TQ thờ ơ hay có mưu đồ gì trong vụ MH17?
Ngày 17-7 vừa qua, chiếc máy bay dân dụng Boeing 777, thuộc chuyến bay mang số hiệu MH17 của Hãng hàng không Malaysia đã bị rơi ở khu vực Donetsk - Ukraine, cách biên giới với Nga khoảng gần 60km khiến 298 người trên máy bay thảm tử. Đến nay, cơ bản đã khẳng định chắc chắn là nó đã bị bắn hạ bằng một loại vũ khí quân dụng.
Thảm họa MH-17 đang thu hút sự quan tâm, chú ý đặc biệt của dư luận thế giới, bởi nó không đơn thuần chỉ là một thảm họa nhân đạo cướp đi sinh mạng của 298 người vô tội, mà đằng sau đó là những toan tính chính trị hết sức phức tạp có thể biến một vụ tai nạn máy bay rơi trở thành ngòi nổ, phá vỡ cục diện hiện nay tại khu vực Đông Âu, cũng như làm thay đổi mối quan hệ giữa các nước có liên quan.
Nóng Ukraine: Mỹ tiếp tay cho cuộc đảo chính Kiev?
Nga cho rằng Mỹ tiếp tay cho “cuộc đảo chính” ở Kiev và hoàn toàn chịu trách nhiệm về cuộc đổ máu tại Ukraine.
Ukraine nã 40 quả đạn cối vào lãnh thổ Nga
Theo Reuters, Nga cho biết các lực lượng Ukraine ngày 25/7 đã bắn khoảng 40 quả đạn cối vào tỉnh Rostov của Nga, gần khu vực biên giới với miền Đông Ukraine - nơi quân Chính phủ Ukraine đang giao tranh với lực lượng ly khai.
Hãng tin Ria Novosti dẫn lời Vasily Malayev, một đại diện của Cơ quan An ninh Liên bang Nga trong khu vực phụ trách an ninh biên giới, nói: "Khoảng 40 quả đạn cối từ Ukraine đã rơi xuống tỉnh Rostov."
Trước đó, AP đưa tin, quân đội Ukraine thông báo rằng đêm 24/7, các tay súng ly khai đã tiến hành nhiều vụ tấn công nhằm vào khu vực miền Đông bất ổn, đồng thời cáo buộc Nga bắn pháo yểm trợ tấn công một cửa khẩu biên giới.
Lực lượng Ukraine đang tìm cách tiếp cận các tay súng, ngăn chặn họ tiến sát đường biên giới với Nga - nước mà Ukraine cho là nguồn cung vũ khí cũng như tiếp viện cho lực lượng ly khai này.
Nga thúc giục quốc tế lên án việc Ukraine dùng bom cháy tại miền Đông
VOV.VN - Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga công bố một báo cáo cho rằng, quân đội Ukraine đã sử dụng bom cháy chống lại lực lượng ly khai ở miền Đông nước này.
RIA Novosti dẫn lời nhà ngoại giao Nga Konstantin Dolgov hôm 26/7 cho rằng, trước những bằng chứng mà Nga thu được về việc chính quyền Kiev đã sử dụng bom phốt pho (bom cháy) chống lại dân thường, cộng đồng quốc tế nên gây áp lực buộc các nhà chức trách Ukraine phải ngừng các hoạt động trừng phạt ở miền Đông nước này.
"Thông tin này [ về việc quân đội Ukraine sử dụng bom cháy] sẽ giúp nhắc nhở cộng đồng quốc tế cần gây ảnh hưởng lên chính quyền Kiev buộc họ chấm dứt các hoạt động quân sự tại miền Đông vốn gây nhiều thương vong cho dân thường", ông Konstantin Dolgov, Cao ủy về nhân quyền, dân chủ và luật pháp của Bộ Ngoại giao Nga đã viết trên Twitter.
Những nhận xét của ông Dolgov được đưa ra sau khi Bộ Quốc phòng Nga công bố một báo cáo cho rằng, quân đội Ukraine đã sử dụng bom cháy trong một số cuộc tấn công chống lại lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine.
Nga cho rằng quân đội Ukraine đang sử dụng bom cháy trong các cuộc tấn công tại miền Đông (Ảnh: Ria Novosti)
Kinh hãi dòng sông ở Trung Quốc chuyển thành màu đỏ như máu
Một hiện tượng lạ xảy ra tại con sông qua thành phố Ôn Châu thuộc tỉnh Chiết Giang của Trung Quốc sáng ngày 24/7. Chỉ sau 1 giờ đồng hồ, cả con sông nơi đây chuyển thành màu đỏ như máu, gây hoang mang cho người dân sinh sống quanh đây.
Thông tin này được nhiều hãng truyền thông trung Quốc đưa tin, trong khi Cục Bảo vệ môi trường Ôn Châu cũng đã vào cuộc để điều tra nguyên nhân.
Một hãng truyền thông trích dẫn lời một người dân địa phương: "“Bình thường, chúng tôi vẫn đánh bắt cá trên sông, và nước hàng ngày rất trong, lạ thật”. Ngoài ra, mùi lạ cũng xuất hiện xung quanh khu vực dòng sông.
Người dân địa phương nói: “Nước dòng sông vẫn bình thường vào lúc 4 giờ sáng. Tuy nhiên, chỉ một tiếng sau đó, cả dòng sông dài 350m này đã nhuốm màu đỏ máu”.
Thủ tướng Đức nổi giận, lệnh cho phản gián do thám lại Mỹ-Anh
ANTĐ - Theo tin đăng tải trên một loạt các tờ báo lớn của Đức, Thủ tướng Đức Angel Markel đã chỉ thị cho các cơ quan phản gián của nước này phải khôi phục lại hoạt động do thám các cơ quan tình báo của Mỹ và Anh.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Đức Angela Merkel
Các phương tiện truyền thông Đức cho biết, nước này đã lần đầu tiên tái triển khai hoạt động này kể từ năm 1945, nhằm đáp trả một loạt các vụ bê bối gián điệp khiến quan hệ giữa Berlin và Washington trở nên lạnh nhạt.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Đức Angela Merkel
Nga và Interpol hợp lực bắt thủ lĩnh “Khu vực cánh hữu” Dmitry Yarosh
ANTĐ - Sau khi bị Nga ra lệnh bắt giữ, thủ lĩnh của tổ chức cực đoan Ukraine “Khu vực cánh hữu” Dmitry Yarosh tiếp tục bị truy nã quốc tế theo danh sách của Interpol.
hông tin xuất hiện vào hôm 26-5 trên trang web của tổ chức cảnh sát quốc tế. Yarosh bị buộc tội công khai kích động khủng bố và kêu gọi các hoạt động cực đoan trên truyền thông.
Lệnh truy nã đã được phát theo yêu cầu của Moscow. Tổng Công tố viên Nga đã chuyển cho Interpol các tài liệu để truy lùng quốc tế Dmitry Yarosh.
Moscow từng nhiều lần thúc giục Kiev giải giáp các nhóm vũ trang bất hợp pháp, trong đó chiến binh của “Khu vực cánh hữu” (Pravyi Sektor). Những phần tử cực đoan trong phái này là những trợ thủ đắc lực cho hành động bị coi là “cướp chính quyền bằng bạo lực, dựng dân chủ trên đầu mũi súng” tại Ukraine vừa qua.
Hà Lan cho phép di dời mảnh vỡ máy bay MH17 để tìm kiếm thi thể nạn nhân
ANTĐ - Ủy ban An toàn Hà Lan đã cho phép di dời các mảnh vỡ của chiếc máy bay Boeing 777 để tìm kiếm thi thể của các nạn nhân còn lại trong vụ tai nạn, có thể xác của các nạn nhân đã bị vùi dưới đống đổ nát.
Các mảnh vỡ từ máy bay Malaysia nằm rải rác ở hiện trường.
Lại xuất hiện nghi vấn tổ hợp Buk của phòng không Ukraine bắn rơi MH17
ANTĐ - Một nguồn tin giấu tên trong quân đội Ukraine tiết lộ, không thể loại trừ nguyên nhân rớt máy bay Malaysia là do “tình huống bất ngờ” trong hoạt động phòng không của quân đội nước này.
Hãng thông tấn Nga RIA Novosti cho biết, rất có thể tình huống bất ngờ trong hoạt động của phòng không Ukraine mới là nguyên nhân gây ra tai nạn của chuyến bay Malaysia MH-17 ở miền đông Ukraine, làm 298 người thiệt mạng.
Hãng thông tấn Nga RIA Novosti cho biết, rất có thể tình huống bất ngờ trong hoạt động của phòng không Ukraine mới là nguyên nhân gây ra tai nạn của chuyến bay Malaysia MH-17 ở miền đông Ukraine, làm 298 người thiệt mạng.
RIA Novosti cho biết, một nguồn tin trong cơ quan сông lực Ukraine đã chia sẻ thông tin này với Hãng, khi đề cập đến công tác huấn luyện tháo khoá hệ thống phóng tên lửa phòng không Buk-M1 của quân đội nước này.
Theo nguồn tin trên, chỉ huy trung đoàn tên lửa phòng không 156 Ukraine được lệnh triển khai công tác huấn luyện hiệp đồng gần Donetsk, nơi quân đội Ukraine đang tiến hành các hoạt động quân sự chống lại lực lượng quân ly khai.
Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014
Máy bay của Tổng thống Putin ở ngay sau MH17?
Máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysian Airlines đã bay gần như trùng tuyến đường với máy bay chở Tổng thống Nga Vladimir Putin ngay trước khi thời điểm xảy ra tai nạn thảm khốc, khiến toàn bộ 298 người đi trên máy bay MH17 thiệt mạng, hãng tin Interfax dẫn lời nguồn tin giấu tên cho biết. Đây là thông tin gây sốc cho nhiều người.
Tổng thống Putin.
Lập trình tên lửa không bắn nhầm máy bay dân sự bằng cách nào?
(Soha.vn)- Sau thảm kịch MH17, bên cạnh câu hỏi ai là thủ phạm thì một vấn đề quan trọng khác được đặt ra là cách thức để ngăn chặn một thảm kịch tương tự trong tương lai.
Ngoại trưởng Hà Lan nói về thảm kịch MH17 tại LHQ
Ngoại trưởng Hà Lan đã có bài phát biểu đầy xúc động tại Hội đồng Bảo an LHQ về thảm kịch máy bay rơi MH17.
Giữa những lời trách cứ và đổ lỗi theo kiểu khẩu chiến chiến tranh Lạnh giữa Nga và phương Tây xung quanh thảm kịch máy bay MH17, ngày 21/7, Ngoại trưởng Hà Lan đã có bài phát biểu tại Hội đồng Bảo an LHQ khiến toàn bộ đại biểu lặng người.
Ngừng lại nhiều lần để kiềm chế cảm xúc, ông Frans Timmermans nói tại khán phòng về cú sốc khi ông chứng kiến cảnh người ta đối đãi với các thi thể nạn nhân, kiểu đưa tin xâu xé của truyền thông và sự rối ren chi tiết vụ thảm nạn.
"Chúng ta ở đây để nói về một thảm kịch, về việc một máy bay dân sự bị bắn hạ và cái chết của 298 người vô tội", ông nói.
"Phụ nữ, nam giới và rất nhiều trẻ em đã mất đi cuộc sống khi họ đang trên đường tới các nơi nghỉ dưỡng, trở về nhà, về với người thân yêu hay thực hiện những bổn phận quốc tế, như hội nghị HIV/AIDS rất quan trọng tại Australia".
"Từ thứ năm tuần trước, tôi đã nghĩ, nghĩ không dứt về sự khủng khiếp tới mức nào, về khoảnh khắc cuối cùng trong cuộc đời của họ, khi họ biết máy bay đang lao xuống đất. Họ có được nắm tay những người thân yêu, họ có được ôm con trẻ thật chặt trong lòng?", giọng Ngoại trưởng Hà Lan chùng xuống.
Ngoại trưởng Hà Lan phát biểu tại Hội đồng Bảo an LHQ. |
"Liệu họ có được trao gửi ánh mắt yêu thương vào thời khắc cuối, hay đơn giản nói một lời từ biệt? Chúng ta sẽ không bao giờ biết được!
Sự ra đi của gần 200 đồng bào tôi để lại vết thương lớn trong trái tim của dân tộc Hà Lan, gây ra nỗi đau, sự giận dữ và tuyệt vọng. Nỗi đau vì mất người thân yêu, giận dữ vì việc bắn hạ máy bay dân sự và tuyệt vọng, là sau khi chứng kiến quá trình chậm chạp đến đau đớn của bảo vệ hiện trường vụ việc cũng như tìm kiếm thu thập thi thể các nạn nhân".
Một đoàn tàu mang 282 thi thể nạn nhân đã tới thành phố Kharkiv của Ukraine sau khi quân nổi dậy cuối cùng đã nhất trí chuyển giao các thi thể nạn nhân. "Việc đối xử tôn trọng và trao trả các thi thể nạn nhân không chậm trễ là vấn đề nhân đạo", ông Timmermans nói.
"Trong ít ngày qua, chúng tôi đã nhận được các thông tin hỗn loạn về những thi thể bị di chuyển, tài sản của họ bị đánh cắp. Chỉ trong một phút, tôi muốn nói rằng, tôi phát biểu ở đây không phải với tư cách đại diện của một quốc gia, mà với vị trí của người chồng, người vợ, người cha, người mẹ. Thử hình dung đầu tiên bạn nghe tin chồng mình thiệt mạng, rồi hai ba ngày sau bạn thấy hình ảnh (vu cáo )ai đó lấy chiếc nhẫn cưới từ tay ông ấy.
Cho tới lúc chết, tôi vẫn sẽ không hiểu tại sao các nhân viên cứu hộ lại phải mất thời gian lâu đến thế mới được phép thực hiện công việc khó khăn của mình. Vì các thi thể bị lợi dụng cho một trò chơi chính trị chăng? Nếu ai đó nói về trò chơi chính trị, thì đây, nó là trò chơi ấy, trò chơi với xác người và thật đáng khinh.
Tôi hy vọng thế giới sẽ không phải chứng kiến những cảnh này lần nữa. Những hình ảnh đồ chơi của trẻ em bị quăng quật, hành lý bị mở tung, và các tấm hộ chiếu, hộ chiếu của trẻ em bị đưa lên truyền hình. Họ đang biến lòng thương đau của chúng tôi thành nỗi tức giận của một quốc gia.
Chúng tôi yêu cầu được tiếp cận không hạn chế với hiện trường vụ máy bay rơi, chúng tôi yêu cầu được đối xử một cách tôn trọng, với các nạn nhân và người thân của họ. Họ xứng đáng được trở về nhà", Ngoại trưởng Hà Lan thúc giục.
Và, với số phiếu thuận 15/15, chiều 21/7 (sáng 22/7 theo giờ Hà Nội), Hội đồng Bảo an LHQ đã thông qua nghị quyết do Australia soạn thảo và được Việt Nam cùng các quốc gia có công dân thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay MH17 đồng bảo trợ, yêu cầu dừng tất cả các hoạt động quân sự tại khu vực máy bay rơi để phục vụ điều tra.
Bằng những ngôn từ mạnh mẽ nhất, nghị quyết đã lên án vụ tai nạn máy bay Malaysia rơi tại Ukraine, khiến 298 người thiệt mạng, nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện một cuộc điều tra quốc tế độc lập, toàn diện về vụ việc trên, trong đó Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) sẽ đóng vai trò chủ chốt.
Hội đồng Bảo an cũng yêu cầu các nhóm vũ trang đang kiểm soát khu vực máy bay rơi và khu vực xung quanh ngừng ngay lập tức các hoạt động làm xáo trộn hiện trường, gây khó khăn cho công tác điều tra.
Như thông tin đã đưa trước đó, ngày 17/7, chiếc máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH17 của Malaysia đã bị rơi ở phía Đông Ukraine khiến 298 người thiệt mạng, trong đó có 193 công dân Hà Lan.
Hiện nay, nguyên nhân vụ máy bay MH17 bị rơi vẫn đang là sự tranh cãi. Ngày 23/7, lần đầu tiên Mỹ xác nhận Nga không liên quan đến vụ máy bay của hãng hàng không Malaysia mang số MH 17 bị rơi tại Ukraine. Trong lúc các nhà điều tra quốc tế đang điều tra nguyên nhân vụ việc, thì các nước vẫn tiếp tục đổ lỗi cho nhau về việc ai đã gây ra tai nạn thảm khốc này.
Theo các quan chức tình báo Mỹ, không loại trừ khả năng chiếc máy bay bị lực lượng ly khai tại miền Đông Ukraine bắn hạ do nhầm lẫn. Các quan chức Mỹ cũng thừa nhận, họ không thể kiểm chứng được nguồn gốc của video về một chiếc xe chở tên lửa Buk đi từ biên giới Nga sang Ukraine. Họ cũng cho biết công bố của họ một phần là do các thông tin thiếu xác thực được đăng tải trên mạng xã hội.
Cùng ngày, Nga cũng lên tiếng chỉ trích Ukraine đã phát hành nhiều tài liệu giả mạo nhằm quy trách nhiệm vụ máy bay mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia rơi ở miền Đông Ukraine cho lực lượng đòi liên bang hóa.
Giả thiết MH17 bị Ukraine bắn hạ, Mỹ che giấu gì?
Rất có thể tình huống bất ngờ trong hoạt động của phòng không Ukraine mới là nguyên nhân gây ra tai nạn của chuyến bay Malaysia MH-17.
“Quân đội Ukraine bắn rơi MH17”
Xuất hiện nghi vấn tổ hợp Buk của phòng không Ukraine bắn rơi MH17
Hãng thông tấn Nga RIA Novosti cho biết, rất có thể tình huống bất ngờ trong hoạt động của phòng không Ukraine mới là nguyên nhân gây ra tai nạn của chuyến bay Malaysia MH-17 ở miền đông Ukraine, làm 298 người thiệt mạng.
RIA Novosti cho biết, một nguồn tin trong cơ quan сông lực Ukraine đã chia sẻ thông tin này với Hãng, khi đề cập đến công tác huấn luyện tháo khoá hệ thống phóng tên lửa phòng không Buk-M1 của quân đội nước này.
Theo nguồn tin trên, chỉ huy trung đoàn tên lửa phòng không 156 Ukraine được lệnh triển khai công tác huấn luyện hiệp đồng gần Donetsk, nơi quân đội Ukraine đang tiến hành các hoạt động quân sự chống lại lực lượng quân ly khai.
Nhiệm vụ của đơn vị này là tháp tùng và "tiêu diệt có điều kiện" các mục tiêu bằng tổ hợp tên lửa SAM Buk-M1 của lực lượng phòng không. Ngoài ra, 2 máy bay cường kích Su-25 cũng được lệnh điều động đến tham gia huấn luyện tại Dnepropetrovsk.
Mảnh vỡ máy bay Malaysia cùng những tư trang của hành khách nằm la liệt ở vùng chiến sự ở Donetsk, miền đông Ukraine. |
"Dường như do sự ngẫu nhiên chết người nên sau một thời gian nào đó đường bay của chiếc Boeing của Malaysia Airlines và chiếc Su-25, mặc dù có sự khác biệt về nhóm, nhưng lại xuất hiện trùng khớp trên màn hình tại một điểm lớn. Tuy nhiên, đợt huấn luyện này không được giao chỉ lệnh bắn”.
Nguồn tin cho biết, rất có thể sự chụm lại của 3 mục tiêu, bao gồm MH17 và 2 chiếc Su-25 đã trở thành nguồn cơn bất hạnh đối với chiếc máy bay dân sự này". Thế nhưng, nguồn tin bí mật này không giải thích được nguyên nhân của vụ phóng tên lửa trái phép vì họ không được phép phóng.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Ukraine hôm 25/7, bác bỏ thông tin này: "Máy bay MH17 không bị bắn trong cuộc tập trận huấn luyện của lực lượng phòng không Ukraine", cơ quan báo chí của bộ này cho biết. Bộ Quốc phòng Ukraine gọi đây là chuyện "hoàn toàn phi lý" và đề nghị theo dõi thông tin từ các nguồn chính thức, trong đó có trang web của bộ.
Mảnh vỡ MH17 đầy vết tích "như lỗ đạn"
Trong khi đó, thanh sát viên thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) thông báo họ phát hiện nhiều lỗ thủng trông giống lỗ do miểng bom đạn gây ra trên 2 mảnh vỡ riêng lẻ của MH17.
Ông Michael Bociurkiw, một thành viên của nhóm thanh sát viên OSCE có mặt tại hiện trường máy bay Malaysia rơi ở Ukraine, cho biết mảnh vỡ thân máy bay lổ chỗ “những lỗ trông giống như lỗ do mảnh bom đạn, gần giống như lỗ thủng do súng máy gây ra”, tờ The Wall Street Journal (Mỹ) cho biết hôm 24/7.
Các quan sát viên OSCE đã xem xét một phần thân máy bay có kích cỡ lớn trong một khu vực rừng rậm, theo ông Bociurkiw.
Các thanh sát viên thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đến hiện trường vụ rơi máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines |
Ngoài ra, ông Bociurkiw cũng cho biết, một phần thân máy bay lớn được tìm thấy trên cây trong khu rừng nằm gần địa điểm rơi chính của máy bay MH17 tại Donetsk.
“Tôi nghĩ nó là một phần máy bay đã rơi…Các cửa sổ, ghế vẫn còn nguyên và nếu ai đó muốn, họ thậm chí có thể trèo vào bên trong để ẩn náu”, ông Bociurkiw nói.
Ông này cũng cho hay, không có dấu hiệu cành cây bị gãy và không có gì chứng tỏ mảnh vỡ máy bay này đã rơi từ trên xuống.
Vụ MH17 là "chất xúc tác" để thay đổi cách tiếp cận của Nga
Trong một diễn biến khác, Reuters đưa tin, New York Daily News ngày 25/7 có đăng bài bình luận của Thủ tướng Anh David Cameron cho rằng vụ máy bay mang số hiệu MH17 của Hãng hàng không Malaysia Airlines phải là một "chất xúc tác" để thay đổi cách tiếp cận của Nga và chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine.
Theo nguồn tin trên, ông Cameron cho rằng Nga đang tìm cách gây mất ổn định một nước có chủ quyền, vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ (của Ukraine), vũ trang và huấn luyện lực lượng phiến quân và khiến cả thế giới phải trả giá.
Thủ tướng Cameron hối thúc Liên minh châu Âu (EU) áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với Nga sau vụ rơi máy bay MH17 tại Ukraine, đồng thời bày tỏ ủng hộ EU áp lệnh cấm bán thiết bị quân sự cho Moskva trong tương lai.
Bài báo có đoạn: "Việc khiến Nga tổn thất về kinh tế cũng sẽ khiến các nền kinh tế của chính chúng ta hứng chịu một chút thiệt hại. Song các biện pháp kinh tế thực sự là ngôn từ duy nhất mà Nga sẽ hiểu... Cùng với Mỹ, châu Âu phải làm những điều cần thiết để đối mặt với Nga và đặt dấu chấm hết cho cuộc xung đột tại Ukraine trước khi có thêm sinh mạng vô tội nữa bị cướp đi".
Mỹ che giấu sự thật về vụ MH17 bị bắn hạ
Một động thái liên quan, đại tá Leonid Ivashov, người đứng đầu Trung tâm phân tích địa-chính trị quốc tế Nga, cho rằng tình báo Mỹ đã cố tình che giấu "sự thật về vai trò của Kiev trong vụ máy bay MH17 bị bắn hạ".
Sáu ngày sau khi máy bay MH17 của Malaysia bị bắn hạ, các quan chức tình báo Mỹ thừa nhận Washington không có thông tin về sự tham gia trực tiếp của Nga trong vụ việc này.
“Sự thừa nhận của cơ quan tình báo Mỹ trực tiếp bác bỏ tuyên bố của Ngoại trưởng John Kerry hôm 20/7 về một hệ thống tên lửa phòng không bắn hạ máy bay Boeing 777 của Malaysia ở miền đông Ukraine được chuyển giao từ Nga”, Đại tá Leonid Ivashov nói.
Lực lượng ly khai tại Ukraine phong tỏa hiện trường vụ rơi máy bay MH17 của Malaysia Airlines |
Các giới chức an ninh Mỹ sau đó tiếp tục tuyên bố rằng máy bay chở khách của Malaysia bị bắn rơi ‘do nhầm lẫn’ của lực lượng miền đông, đồng thời khẳng định “chưa rõ liệu có người Nga nào có mặt tại bệ phóng hoặc nhóm người bắn quả tên lửa đó đã được đào tạo tại Nga hay không”, theo Itar-tass.
“Có thể thấy, người Mỹ không tìm kiếm bằng chứng để điều tra vụ tai nạn máy bay Boeing, nhưng sẵn sàng cáo buộc một cách vô căn cứ”, ông Ivashov, cựu lãnh đạo của Cơ quan hợp tác quân sự quốc tế thuộc Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Quân đội Nga đã phát hiện chính xác nơi triển khai các hệ thống tên lửa phòng không Buk của Ukraine, phát hiện sự có mặt của máy bay chiến đấu Ukraine… tất cả dữ liệu đã được chuyển cho Liên minh châu Âu (EU). Trong khi đó Mỹ tuyên bố có hình ảnh vệ tinh liên quan tới sự việc, nhưng đến nay vẫn chưa công bố”, ông Ivashov nói.
Theo ông Ivashov, “thừa nhận Moscow không trực tiếp tham gia vào bi kịch máy bay chở khách của Malaysia, nhưng Washington che giấu sự thật về vai trò của Kiev trong vụ máy bay MH17 bị bắn hạ. Nguyên tắc bảo mật quốc gia không bao giờ phơi bày những thông tin bất lợi cho quốc gia”.
Ông Ivashov nhận định: Mỹ đang mất dần vị trí địa-chính trị ở nhiều khu vực trên toàn cầu nên “phải chăng Mỹ sử dụng thảm kịch máy bay Boeing để làm suy yếu vị trí tăng cường của Nga trên thế giới?”, ông Ivashov đặt câu hỏi.
Lan Anh (Tổng hợp)Trái đất đã may mắn thoát bão mặt trời
ANTĐ - Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 24-7 công bố thông tin cho biết, 2 năm trước, Trái đất đã may mắn tránh được một trận bão mặt trời mạnh nhất trong vòng 150 năm. Nếu xảy ra, hậu quả do bão mặt trời gây ra là vô cùng lớn.
Những lời tiên tri chính xác nhất về thế giới
Những lời tiên tri chính xác nhất quả đất
ANTĐ - Khủng bố 11/9, đánh bom ở Oklahoma, cơn bão Katrina, núi lửa ở Ấn Độ Dương... là những thảm họa của nhân loại đã được dự đoán trước nhiều năm, thậm chí là hàng thế kỷ. Đó là những lời tiên tri thành hiện thực chính xác nhất từ trước đến nay.
Tana Hoy tiên đoán về vụ đánh bom ở Oklahoma
Năm 1991, nhà tiên tri Vanga đã nói Crưm trở về với Nga
Tana Hoy phụ trách một chương trình phát thanh trực tiếp vào năm 1995 tại Fayetteville, New York, Mỹ. Ông đã tiên đoán rằng sẽ có vụ khủng bố tấn công một tòa nhà ở Oklahoma. Chỉ 90 phút sau, tai họa ập đến tòa nhà Alfred P.Murrah. Đây là thảm họa lớn nhất đối với nước Mỹ trong khoảng thời gian trước ngày 11/9/2001.
Máy bay rơi ở Đài Loan: Phát hiện 7 người bò ra từ đống mảnh vỡ
Theo hãng tin AP, người đứng đầu cơ quan quản lý giao thông Đài Loan, ông Yeh Kuang-shih, xác nhận chuyến bay GE222 của Đài Loan đã gặp nạn do thời tiết xấu khi đang hạ cánh, khiến 47 người thiệt mạng
Bà Sheng Ching - Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Đài Loan trả lời phỏng vấn báo chí về vụ tai nạn của máy bay GE 222. |
Hãng thông tấn Đài Loan CNA dẫn lời ông Yeh Kuang-shih cho biết thêm, 11 người khác bị thương sau khi GE222 bị rơi và bốc cháy. Ông cũng xác nhận trên chuyến bay này có tổng cộng 58 hành khách và phi hành đoàn.
Hiện trường chuyến bay GE222 gặp nạn. |
Trước đó CNA đưa tin, theo một đội trưởng cứu hỏa thì có tới 51 người đã bị thiệt mạng.
Theo hãng tin AP, GE222 của hãng hàng không Đài Loan TransAsia Airways gặp nạn khi đang đi từ thành phố cảng miền nam Cao Hùng đến đảo Bành Hồ ở eo biển Đài Loan, nằm giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan.
Chiếc máy bay gặp nạn đã từng phục vụ 14 năm trong đội bay của hãng TransAsia Airways.
GE222 đã bị rơi bên ngoài sân bay Makung tại làng Xixi sau khi không thể hạ cánh lần hai. Các hình ảnh được đăng tải cho thấy nhiều nhân viên cứu hộ và cứu hỏa đang có mặt tại hiện trường đổ nát.
Bành Hồ là một hòn đảo nhỏ, trung bình có khoảng 2 chuyến bay một ngày từ Đài Bắc.
Tại sân bay, Chiang Nai-Ch'ien - Giám đốc Sở An sinh xã hội Cao Hùng đang tỏ ra vô cùng tức giận bởi đại diện hãng hàng không TransAsia vẫn chưa chịu công bố danh sách hành khách có mặt trên chuyến bay.
Một số người dân sống tại gần hiện trường vụ tai nạn cho biết, họ đã nhìn thấy 7 người nghi là hành khách trên chuyến bay, sống sót và bò ra từ đống mảnh vỡ của chiếc máy bay. Một số người bị bỏng khá nặng.
Tại sân bay Magong, rất đông người nhà của những hành khách trên máy bay đã đổ về khu vực nhà chờ và gây ra một cảnh tượng rất hỗn loạn. Lực lượng an ninh sân bay đã buộc phải dồn họ vào khu vực cách ly để đảm bảo cho công tác cứu hộ và an toàn hàng không.
Tại buổi họp báo nhanh, người phát ngôn của Cục Hàng không dân dụng Đài Loan cho biết, rất có thể một số người dân sinh sống dưới mặt đất cũng đã bị thiệt mạng do máy bay lao vào nhà của họ.
Tại hiện trường, các phóng viên đã phát hiện một nam hành khách còn sống sót và có vẻ bị thương không mấy nặng nhưng vẫn đang trong tình trạng hoảng loạn về tinh thần. Hành khách này đã từ chối trả lời câu hỏi của giới báo chí hay bất kỳ ai. (Tờ Shanghai Morning đưa tin).
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Associated Press (AP) của Mỹ. Đây là hãng tin lớn nhất trên thế giới, có trụ sở tại New York.
PHẠM KHÁNH (lược dịch)
Báo Mỹ: Việt Nam là đối thủ rất khó chịu của Trung Quốc
Bí ẩn nguyên nhân máy bay Đài Loan rơi
Chính quyền Đài Loan ngày 24-7 cho biết thời tiết xấu không phải là nguyên nhân khiến chiếc ATR-72 của hãng hàng không TransAsia Airways rơi ở Bành Hồ. Trong khi đó, TransAsia Airways vẫn đổ cho mưa gió.
Cơ quan Hàng không dân dụng Đài Loan nhận định máy bay GE 222 cất cánh trong điều kiện thời tiết phù hợp. Giám đốc Thẩm Khải cho biết: “Có 9 chuyến bay trên cùng một lộ trình từ 14 giờ đến 19 giờ trong ngày 23-7 nhưng máy bay của TransAsia lại bị rơi”.
Lực lượng cứu hộ đưa thi thể nạn nhân ra khỏi đống đổ nát
Ảnh: EPA
Trung Quốc công bố vị trí mới của Hải Dương 981
(NLĐO) - Cục Hải sự Trung Quốc thông báo giàn khoan Hải Dương 981 sẽ hoạt động gần 2 tháng tại Lăng Thủy thuộc Hải Nam, yêu cầu các tàu thuyền cẩn trọng để bảo đảm an toàn.
"Ukraine nã 40 quả đạn cối vào lãnh thổ Nga trong ngày 25/7"
“Quân đội Ukraine bắn rơi MH17”
Binh sỹ Ukraine tại một vị trí đóng quân gần thành phố Slavyansk. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Nga: Mỹ phải chịu trách nhiệm cho cuộc đổ máu ở Ukraine
Rộ nhiều "thuyết âm mưu" quanh vụ MH17
Một chiếc xe tăng của lực lượng ly khai thân Nga bị phá hủy gần Slavyansk, nơi quân đội Ukraine giành quyền kiểm soát từ tay lực lượng ly khai (Nguồn: Reuters)
“Quân đội Ukraine bắn rơi MH17”
Trả lời phỏng vấn hãng tin Itar-Tass ở Washington hôm 24-7, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mari Harf công nhận cho đến nay, Mỹ không biết ai đã bấm nút phóng tên lửa bắn rơi chiếc máy bay mang số hiệu MH17 của Malaysia trên bầu trời Ukraine. Trong khi đó, người đứng đầu cơ quan đại diện Liên minh châu Âu (EU) ở Moscow cho biết EU đã nhận được dữ liệu của Bộ Quốc phòng Nga về vụ việc và đang đánh giá thông tin đó.
Chiến đấu cơ Su-25
Cuộc tập trận của Ukraine bị nghi liên quan đến vụ MH17
Một hãng thông tấn Nga cho rằng, sự nhầm lẫn trong cuộc tập trận phóng tên lửa của đơn vị phòng không Ukraine có thể là nguyên nhân khiến máy bay Malaysia rơi, nhưng thông tin này sau đó bị Kiev bác bỏ.
Mảnh vỡ máy bay Malaysia cùng những tư trang của hành khách nằm la liệt ở vùng chiến sự ở Donetsk, miền đông Ukraine. Ảnh: Reuters.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)