ảnh minh họa |
Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014
Ông Obama kêu gọi toàn thế giới liên kết chống Nga
Trong thông điệp truyền thống gửi người Mỹ vào ngày Thứ Bẩy, Tổng thống Hoa Kỳ một lần nữa nói về "cuộc xâm lược của Nga" và cho rằng Hoa Kỳ đang "ở phía chính nghĩa".
Đạn pháo vẫn nổ vang trời ở vùng “đình chiến” Ukraine
Sau khi thỏa thuận ngừng bắn mới được chính quyền Kiev (Ukraine) và phe ly khai ký ngày 5.9 có hiệu lực, tôi trở lại điểm nóng Donetsk, và sự thật cho đến sáng 26.9, đạn pháo vẫn nổ vang trời ở Donetsk và mạng người ở đây mong manh như giấy.
8 giờ sáng ngày 22.9, tôi đáp chuyến xe từ Odessa về đến thành phố Donetsk, cảm giác đầu tiên thấy mình như người đi lạc, cảnh tượng ở Donetsk hoang vu, thưa vắng bóng người, mùi khét lẹt của thuốc pháo như xộc vào tận não.
Chùm ảnh về tàu pháo Việt Nam
TNO) Công ty đóng tàu Hồng Hà (thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) vừa bàn giao tàu pháo TT-400TP số 4, ký hiệu HQ- 275 cho Quân chủng Hải quân. Đây là một trong 4 chiếc tàu pháo đầu tiên do Việt Nam sản xuất.
TT-400TP là lớp tàu pháo có vũ khí điều khiển tự động hoạt động trên biển với bốn nhiệm vụ: tiêu diệt tất cả tàu chiến đổ bộ và tàu hộ tống của địch; bảo vệ căn cứ các đội tàu đổ bộ và đội tàu hộ tống ở vùng hoạt động của các lực lượng và tàu phục vụ các lực lượng rà quét mìn; bảo vệ tàu dân sự trên biển và trinh sát chiến thuật cảnh giới mặt nước.
Chiếc đầu tiên trong lớp TT-400TP mang số hiệu HQ-272 khởi đóng ngày 22.4.2009 và chính thức được chuyển giao cho Quân chủng Hải quân Việt Nam ngày 16.1.2012.
Tên lửa Scud Việt Nam uy lực thế nào?
Tổ hợp tên lửa đất đối đất cấp chiến dịch-chiến thuật 9K72 "Elbrus" (Scud–B) được thiết kế để tiêu diệt binh lực, sở chỉ huy, sân bay và các mục tiêu quan trọng, công trình quân sự khác của đối phương.
Hiện nay trong khu vực Đông Nam Á, duy nhất có Việt Nam sở hữu tên lửa đạn đạo Scud. Một số nguồn tin cho biết Việt Nam sở hữu tên lửa Scud-B. Tuy nhiên, theo tài liệu Cán cân Quân sự năm 2012, của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) đã liệt kê mục “SSM Scud-B/Scud-C (báo cáo)” ở phần tên lửa Việt Nam.
Báo QĐND cho biết Việt Nam đã thành công trong việc sản xuất một trong những thành phần quan trọng trong nhiên liệu lỏng sử dụng cho tên lửa Scud. Theo một số nguồn tin không chính thức, với sự giúp đỡ của chuyên gia nước ngoài, Việt Nam cũng đã cải tiến, nâng cấp tầm bắn tên lửa Scud lên từ 550-700 km và luôn duy trì tốt các đơn vị tên lửa này trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Tàu pháo Svetlyak của Hải quân Việt Nam mang vũ khí gì?
Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện biên chế 6 tàu pháo cao tốc hiện đại Svetlyak (project 10412).
Chuyên gia quân sự: Sức mạnh đội tàu ngầm Việt Nam
(Quốc phòng Việt Nam) - Giới chuyên gia nước ngoài đánh giá cao đội tàu ngầm của Việt Nam với khả năng răn đe Trung Quốc.
Từ ngày 19-20/9 vừa qua, một hội nghị quốc tế về Chính sách Hàng hải của Trung Quốc đã được Đại học Ma Cao tổ chức. Tại đây, Giáo sư người Australia Carlyle Thayer có bài tham luận “Chiến lược Biển Đông của Việt Nam và Quan hệ Việt-Trung”.
Giáo sư người Australia Carlyle Thayer |
Trung Quốc ngang ngược lên kế hoạch đưa 'công xưởng' chế biến cá đến Trường Sa
Tàu cá Trung Quốc tràn xuống biển Đông hồi năm 2012 - Ảnh: Reuters |
(TNO) Trung Quốc ngang ngược lên kế hoạch triển khai một tàu chở cá sống 200.000 tấn, phục vụ như một 'công xưởng' chế biến cá di động, đến bãi Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Bắc Kinh sẽ triển khai tàu chở cá sống đến vùng biển quanh bãi Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa, trang tin Want China Times (Đài Loan) ngày 27.9 dẫn lại thông tin từ tờ China Science Daily (trụ sở ở Bắc Kinh) cho biết.
China Science Daily cho biết đã đến lúc Trung Quốc tập trung hơn vào tài nguyên thiên nhiên ở biển Đông.
Ông Lei Jilin, nhà nghiên cứu thuộc Học viện Lâm nghiệp Trung Quốc, cho biết bảo vệ vùng lãnh hải không chỉ là sứ mạng duy nhất của các lãnh đạo Trung Quốc.
Theo ông Lei, các lãnh đạo Trung Quốc cần phải biết cách khai thác tài nguyên hợp lý và Học viện Lâm nghiệp Trung Quốc lên kế hoạch mua một tàu chở dầu 200.000 tấn, tân trang nó thành một tàu chở cá sống.
Tàu chở cá sống này có thể trở thành một "công xưởng" chế biến cá di động và cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau cho quân đội và tàu dân sự Trung Quốc hoạt động trên biển Đông.
Nếu kế hoạch ở bãi Vành Khăn thành công, ông Lei nói Trung Quốc trong tương lai sẽ triển khai một hạm đội tàu chở cá sống đến biển Đông và Hoa Đông dưới sự bảo vệ của Hải quân Trung Quốc.
Ngoài ra, Trung Quốc còn đang tiến hành các hoạt động xây dựng phi pháp, biến 6 bãi đá ở Trường Sa thành các đảo nhân tạo nhằm phục vụ các hoạt động quân sự và củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý nuốt trọn gần cả biển Đông.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Hải Bình, chiều 25.9, cho biết các cơ quan chức năng của Việt Nam đã tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ ngư dân của Việt Nam đánh bắt tại ngư trường truyền thống trên biển Đông.
Phát biểu trên được ông Lê Hải Bình đưa ra trong buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, khi trả lời câu hỏi của phóng viên về việc bảo vệ ngư dân Việt Nam đánh bắt cá tại ngư trường truyền thống Hoàng Sa trước tin Cục Hải sự Trung Quốc ngày 24.9.2014 thông báo quân đội nước này sắp tập trận bắn đạn thật quy mô lớn tại phía nam đảo Hải Nam và phạm vi tập trận kéo dài đến gần quần đảo Hoàng Sa. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng cho biết ngay sau khi có thông tin trên, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã tiếp tục xác minh thông tin trên. Ông Lê Hải Bình nhấn mạnh, từ trước đến nay Chính phủ Việt Nam luôn luôn có các biện pháp cần thiết để bảo vệ ngư dân hoạt động bình thường trên ngư trường truyền thống lâu nay của bà con. Cũng tại cuộc họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc thời gian gần đây Trung Quốc tiến hành cải tạo, thay đổi hiện trạng các bãi đá ngầm tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, trong đó có đảo Gạc Ma thành các đảo nhân tạo, đi ngược lại Tuyên bố về ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông (DOC), ông Lê Hải Bình cho biết: "Mọi hoạt động của các bên liên quan ở Biển Đông cần tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia liên quan, tuân thủ luật pháp quốc tế đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển 1982 cũng như Tuyên bố về ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông (DOC) và không có bất cứ hành động nào làm phức tạp thêm tình hình." “Chúng tôi cho rằng, trong tình hình hiện nay tất cả các bên đều phải có trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở biển Đông”, ông Lê Hải Bình nhấn mạnh. (TTXVN) |
Phúc Du
Nhóm khủng bố nguy hiểm hơn IS đe dọa hàng không thế giới
Nhóm khủng bố tại Syria có liên hệ với al-Qaida có tên Khorasan là “một mối đe dọa hiện tại và rõ ràng” đối với các chuyến bay thương mại của Mỹ và châu Âu, lãnh đạo cơ quan an ninh hàng không Mỹ khẳng định.
Ukraine đưa vũ khí hạng nặng tới Mariupol trong vài giờ
TPO - Đáp trả các hành động quân sự khiêu khích của lực lượng ly khai miền Đông, giới chức an ninh và quốc phòng Ukraine khẳng định, họ sẽ điều động vũ khí hạng nặng tới thành phố Mariupol trong một vài giờ nếu cần thiết.
Lời kể của thai phụ thoát khỏi phiến quân tàn bạo
"Trong một đêm khi phiến quân phải ra chiến trường, tôi quyết định bế con chạy trốn", người mẹ 19 tuổi kể sau khi thoát khỏi địa phận do Nhà nước Hồi giáo kiểm soát.
Cô Amsha Ali Alyas bế con trai 1 tuổi tại ngôi nhà tạm ở vùng sơ tán sau khi chạy trốn phiến quân. Ảnh: Mashable |
Sự thật quanh cuộc đột kích tiêu diệt Bin Laden: Quýt làm, cam chịu
Sau 90 phút bay từ Jalalabad đến mục tiêu, phi công "Teddy" lái chiếc Black Hawk 1 giảm tốc độ để hạ cánh. Vì tính toán không chính xác, đuôi trực thăng vướng vào tường rào, đầu chúi xuống đất, cánh quạt trực thăng quật vào mặt đất khiến nó không còn tác dụng. Nhóm biệt kích phải chui ra từ bụng máy bay.
>> Sự thật quanh cuộc đột kích tiêu diệt Bin Laden qua hồi ký “Ngày không dễ dàng”
>> Sự thật quanh cuộc đột kích tiêu diệt Bin Laden qua hồi ký “Ngày không dễ dàng”
Dẫn đầu nhóm này là "Charlie", anh ta ra lệnh phá cổng sắt bằng chất nổ rồi tiến vào phòng khách trong lúc chiếc Black Hawk thứ 2 buộc phải đáp bên ngoài hàng rào để tránh xảy ra sự cố như chiếc thứ nhất. Toàn bộ ngôi nhà tối om nhưng tiếng nổ phá cổng đã đánh thức những người trong nhà. Từ sau cánh cửa của một căn phòng, một loạt AK 47 bắn hú họa vào nhóm biệt kích nhưng không trúng ai.
Mark Owen - là tác giả của cuốn hồi ký này - qua kính nhìn đêm có laser dẫn đường, đáp lại bằng một tràng tiểu liên HK 416. "Will" hét lớn bằng tiếng Pastur: "Ahmed al-Kuwaiti ra ngay!" trong lúc Mark Owen bắn bồi thêm một loạt nữa.
"Will" tiếp tục gọi nhưng không thấy ai trả lời. Ra dấu cho "Will" lùi lại, Mark Owen móc lựu đạn định ném vào cửa phòng thì bất ngờ cánh cửa bật mở rồi một phụ nữ xuất hiện. Tay bà ta ôm một bọc gì đó mà thoạt đầu, Owen tưởng là chất nổ. Quan sát kỹ qua kính nhìn đêm, Owen biết đó là một đứa bé, theo sau còn có 3 đứa trẻ khác
Sự thật quanh cuộc đột kích tiêu diệt Bin Laden qua hồi ký “Ngày không dễ dàng”
13 năm sau ngày tòa tháp đôi New York bị khủng bố và 3 năm sau ngày Osama bin Laden bị tiêu diệt, với bí danh Mark Owen, một trong những người trực tiếp tham gia cuộc hành quân đột kích mang tên "Nepturn Spear", Owen đã công bố cuốn hồi ký với tựa đề "No Easy Day - Ngày không dễ dàng", kể lại từng chi tiết về việc tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden hôm 1/5/2011 tại Abbottabad, Pakistan. Rất nhanh chóng, cuốn hồi ký trở thành "best seller - sách bán chạy nhất" với gần 600.000 bản chỉ trong 2 tuần…
Cuộc hành quân thắng lợi hoàn toàn vì đã đạt được mục tiêu đề ra, không tổn thất binh lực, chỉ thiệt hại một trực thăng do tai nạn. Chiến công ấy vẻ vang bao nhiêu thì chỉ vài tháng sau đó, sự hy sinh nhân mạng lại bi thảm bấy nhiêu vì lời khoe khoang hớ hênh của Phó tổng thống Joseph Biden kiêm Phó Tổng Tư lệnh quân đội Mỹ.
Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014
Tiến hành mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ ngư dân
Đây là khẳng định của người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Hải Bình tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao hôm qua 25.9.
Tàu cá ngư dân VN tại Hoàng Sa - Ảnh: Độc Lập |
Việt Nam đã có biện pháp bảo vệ ngư dân khi Trung Quốc tập trận gần Hoàng Sa
(Petrotimes) – Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều nay (25/9), Người phát ngôn Lê Hải Bình cho biết, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã tích cực xác minh thông tin về việc ngày 24/9, Cục Hải sự Trung Quốc thông báo, quân đội nước này sẽ tiến hành tập trận bắn đạn thật quy mô lớn tại phía Nam đảo Hải Nam, phạm vi tập trận kéo dài đến gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Trung Quốc có “đối thủ mới” trong tranh chấp Biển Đông
(PetroTimes) – Indonesia vốn không phải là một bên tranh chấp ở Biển Đông, nhưng nước này đã bắt đầu thực sự lo ngại về sự nguy hiểm trong chính sách và hành động của Bắc Kinh ở khu vực nóng bỏng trên. Jakarta đã gọi yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông là một “mối đe dọa thực sự”, đồng thời cảnh báo các vùng biển bao quanh nhiều hòn đảo của Indonesia đang thực sự gặp nguy hiểm trước hành động xâm lấn của Bắc Kinh.
Quần đảo Natuna của Indonesia trên bản đồ
Tờ Jakarta Post cho hay, vùng biển xung quanh quần đảo Natuna ở phần phía nam của Eo biển Malacca trên lý thuyết hiện giờ không “dính dáng” đến vùng lãnh hải mà Trung Quốc đòi chủ quyền ở Biển Đông, nhưng vấn đề là ở chỗ Bắc Kinh không làm rõ lập trường của nước này về vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia. Trong khi đó, vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia kéo dài từ nhóm đảo Natuna chồng lấn với vùng biển nằm trong “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc tự vẽ ra để yêu sách chủ quyền phi lý trên Biển Đông.
Hơn nữa, eo biển Malacca được thừa nhận là một vị trí chiến lược quan trọng, đặc biệt cho việc giám sát các hoạt động quân sự ở Biển Đông.
"Đây rõ ràng là một mối đe dọa thực sự với Indonesia”, Phó Đô đốc Desi Albert Mamahit - người đứng đầu Cơ quan điều phối an ninh biển của Indonesia thẳng thừng nói tại một diễn đàn an ninh hàng hải mới đây.
Do đó, ông Mamahit cho rằng, Indonesia cần phải cảnh giác và có sự chuẩn bị trước những động thái mà Trung Quốc có thể thực hiện nhằm mở rộng hơn nữa yêu sách chủ quyền phi lý ở khu vực.
Cũng theo ông Mamahit, vấn đề này đã trở nên phức tạp hơn sau khi xảy ra một số vụ đối đầu, va chạm giữa Trung Quốc và các nước láng giềng Đông Nam Á, liên quan tới các tàu quân sự, tàu đánh cá ở Biển Đông, đặc biệt sau khi Trung Quốc ngang ngược hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam.
Linh Phương
Tàu ngầm Kilo Việt Nam - Kilo Trung Quốc: Ai mạnh hơn?
(PetroTimes) - Nếu so sánh với tàu ngầm Kilo 636 MK mà hải quân Trung Quốc sử dụng, tàu ngầm Kilo 636 MV mà Nga bán cho Việt Nam có nhiều điểm khác biệt, trong đó lớn nhất là về vũ khí trang bị.
Mỹ "sẵn sàng" tạo rào cản vô hình giữa Nga và EU
ANTĐ - Ngày 26-9, trả lời phỏng vấn của hãng tin Ria Novosti, ông Vladimir Yakunin, Chủ tịch tập đoàn đường sắt nước Nga cho biết, bằng các biện pháp trừng phạt, Hoa Kỳ đã chứng tỏ rằng họ “sẵn sàng” xây dựng rào cản vô hình giữa Moscow và EU.
Vladimir Yakunin, người đứng đầu cơ quan đường sắt nhà nước độc quyền của Nga
|
Putin - Obama ngầm hiểu nhau, Ukraine tự biết phận
Đối đầu quân sự và kinh tế với Nga và Putin không có lợi gì, Tổng thống Obama và lãnh đạo EU đều hiểu như vậy. Sự trừng phạt lẫn nhau sẽ khiến các bên thiệt hại hàng trăm tỷ USD. Các bên đều ngầm hiều điều đó và Ukraine chắc cũng phải có ứng xử của mình.
Kiev bưng bít sự thật về con số thương vong của quân chính phủ?
ANTĐ - Ngày 24-9 chính quyền Kiev đã công bố một thông báo chính thức, cho biết gần 1.000 thi thể binh sĩ tử trận trong chiến dịch quân sự tại miền đông Ukraine, đang được bảo quản tại các nhà xác, trong 4 khu vực tiếp giáp với vùng hoạt động chiến đấu. Con số này thấp hơn nhiều so với con số thực tế được công bố trước đó.
Trao đổi với hãng Itar-Tass, Tiến sĩ khoa học quân sự, Phó Chủ tịch viện Hàn lâm các vấn đề địa-chính trị Nga, Konstantin Sivkov cho hay rằng, gần 1.000 thi thể trong nhà xác đã chỉ là “phần nổi của tảng băng trôi” và thương vong thực tế của quân đội Ukraine, lực lượng cảnh sát quốc gia và các tiểu đoàn tình nguyện trong “chiến dịch chống khủng bố” cao hơn nhiều lần con số đó.
Bộ Ngoại giao Nga công nhận nhà nước ‘Novorossiya’?
TPO - Bộ Ngoại giao Liên bang Nga đã lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “Novorossiya” để nói về hai tỉnh Donetsk và Lugansk thuộc miền Đông Ukraine, nơi mà lực lượng ly khai đang kiểm soát phần lớn diện tích.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại cuộc gặp với người đồng cấp phía Mỹ, ông John Kerry
Ukraina bí mật chuẩn bị chiến tranh?
PetroTimes) - Chính quyền Ukraina và phe ly khai ở miền đông đang trong thời kỳ đình chiến. Tuy nhiên, những hành động của chính phủ Kiev cho thấy một cuộc chiến toàn diện với phe ly khai đang được chuẩn bị.
Lính biên phòng Ukraina tuần tra dọc đường biên giới với Nga
Châu Âu tính mua khí đốt của Iran để “phủ đầu” Nga?
Iran sẵn sàng cung cấp khí đốt cho châu Âu sau khi được dỡ bỏ lệnh trừng phạt, Tiến nói nước Nga dẫn lời Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết.
Phương Tây trừng phạt, Nga lại hưởng lợi?
Nga đã trả đũa các lệnh trừng phạt của Phương Tây vì hành động của Moscow ở Ukraine bằng cách ngưng nhập khẩu lương thực thực phẩm từ phương Tây. Trong khi đó, các lệnh cấm này lại làm cho các nhà sản xuất lương thực ở Nga vui mừng, theo đài VOA.
Nga là một trong những nước tiêu thụ thịt gia cầm đông lạnh lớn nhất của Mỹ. Ảnh AP |
Báo Nga: Kiev hé lộ một phần kế hoạch bí mật của chiến tranh
Việc nghi ngờ Kiev lợi dụng thỏa thuận ngừng bắn chuẩn bị cho chiến tranh đang dần được khẳng định, theo Tiếng nói nước Nga.
Phía Nga tố cáo Ukraine đang chuẩn bị một cuộc chiến tranh lớn và kéo dài. Ảnh RIA Novosti/Alexandr Maksimenko |
Kiev chung hàng ngũ EU: Ukraine không quên Nga
Tổng thống Ukraine đưa ra kế hoạch cải cách đất nước, đồng thời cũng đã khẳng định khủng hoảng tại quốc gia này đã qua đi
Chiến lược cải cách đất nước
Tờ Vietnam+ dẫn thông tin từ ITAR TASS cho biết ngày 25/9/2014, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã trình bày chương trình cải cách đất nước quy mô lớn trong thời gian 6 năm mang tên "Chiến lược - 2020", với mục tiêu đưa Kiev gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
Chương trình này gồm 60 cải cách sẽ được hoàn tất trước nhiệm kỳ Quốc hội khóa mới. Cuộc bầu cử quốc hội trước thời hạn được ấn định tổ chức ngày 26/10.
Chiến lược trên bao gồm cải cách chống tham nhũng, cải cách tư pháp, cải cách các cơ quan bảo vệ pháp luật và cơ quan quốc phòng và an ninh quốc gia, phi tập trung hóa và cải cách quản lý nhà nước, phát triển doanh nghiệp, cải cách hệ thống y tế, cải cách thuế, phát triển tổ hợp quốc phòng.
Putin được dân Nga xem là “ngọn hải đăng đạo đức sáng ngời”
Tổng thống Vladimir Putin được xem là quan chức Nga đương thời có uy tín cao nhất, theo một cuộc thăm dò được công bố hôm thứ Tư (24/9) cho biết.
Tờ The Moscow Times trích dẫn kết quả khảo sát về quan chức “có đạo đức tốt nhất” của Tổ chức Nhà nước Công luận với người dân ở 43 khu vực khác nhau trên khắp nước Nga đã công bố kết quả này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin được người dân rất tin tưởng. |
Tiêu chuẩn NATO giết chết công nghiệp quốc phòng Ukraine
Từ người bán thành kẻ mua. Việc chuyển sang tiêu chuẩn NATO đe dọa làm sụp đổ công nghiệp quốc phòng Ukraine.
Quân đội Ukraine dự định chuyển sang tiêu chuẩn NATO, chính quyền Kiev tuyên bố. Từ góc độ thực tế, diều này có thể so sánh với Ukraine có thể chuyển từ khổ đường sắt của Nga sang của châu Âu, một hành động có tầm cỡ cũng như sức phá hoại như vậy. Gần như tất cả các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng Ukraine hoạt động được là nhờ các hợp đồng của Nga, không tương thích với các tiêu chuẩn NATO.
Sự thật về hội đồng hành quyết của phiến quân Hồi giáo
IS có một bộ máy đầy đủ với nội các, thống đốc đến cơ quan tài chính và lập pháp. Chúng còn thành lập hội đồng chuyên xét duyệt việc chặt đầu.
Thủ lĩnh của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) Abu Bakr al-Baghdadi. Ảnh: Mirror |
Lính Nga ở Ukraine: Có phải là “giấu đầu hở đuôi”?
Trong thời gian qua, nhiều thông tin đã được tiết lộ về sự hiện diện của quân đội Nga ở miền Đông Ukraine. Các tiết lộ trên đã khiến cho chính quyền Nga lúng túng vì Moscow luôn phủ nhận điều này, theo bình luận của đài RFI.
Lính Nga bên ngoài một căn cứ quân sự Ukraine hồi tháng 3/2014. Ảnh CNN |
Nga tập trận quy mô lớn nhất kể từ thời Liên Xô
Đợt tập trận mang tên ‘Vostok 2014’ do Nga tiến hành tại vùng Viễn Đông, với 100.000 binh sĩ và vũ khí tối tân được cho là có quy mô lớn nhất từ trước tới nay, kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ.
Theo Truyền hình Nga, cuộc tập trận diễn ra trong vòng năm ngày, các binh sĩ được tập huấn để đẩy lùi các cuộc không kích ồ ạt, chiến đấu với hàng không mẫu hạm, ngăn chặn đổ bộ trên biển và rất nhiều hoạt động quân sự với quy mô lớn.
Mỹ giật mình trước động thái của máy bay Nga
Những chuyến bay của máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Nga gần không phận Mỹ đang khiến Washington lo ngại.
Máy bay ném bom chiến lược tầm xa, có năng lực hạt nhân, của Nga T-95. Ảnh: RT |
Thế giới 24h: Kim Jong Un mắc bệnh gì?
- Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un lâm bệnh; Ukraina xây tường ngăn biên giới với Nga... là những tin nóng trong 24 giờ qua.
Nổi bật
Theo hãng tin Reuters, Đài truyền hình Triều Tiên đã xác nhận lãnh đạo tối cao của họ là Kim Jong Un đang lâm bệnh do quá ‘lo lắng’.
Ông Kim Jong Un |
Truyền thông nhà nước Triều Tiên đã không cập nhật thông tin mới về ông Kim kể từ hôm 3/9 vừa qua, khiến dư luận cho rằng ông vắng mặt có thể vì vấn đề sức khỏe.
« Bí mật bao trùm xung quanh việc Kim Jong Un mất tích ».
Kim Jong Un (giữa) trong lần đi thị sát tập trận nhảy dù. Ảnh do thông tấn xã Triều Tiên phổ biến ngày 28/8/2014. Ảnh REUTERS/KCNA |
Đức bất ngờ về kế hoạch đàm phán với Nga, Ukraine và Pháp
Thủ tướng Angela Merkel. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
EU có thể thảo luận dỡ bỏ trừng phạt Nga vào tháng 10
OV.VN - Việc dỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt đầu tiên có thể sẽ được Liên minh châu Âu áp dụng từ tháng 11.
Nga “đóng băng” Ukraine?
Trả lời phỏng vấn báo Đức Handelsblatt trước thềm cuộc gặp 3 bên Nga - Ukraine -Liên minh châu Âu (EU) về vấn đề khí đốt ở Berlin hôm 26-9, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak tuyên bố trong 8 vòng đàm phán trước đó, Moscow đã đưa ra một loạt đề nghị nhưng Kiev không đồng ý.
Ông Novak khẳng định Nga luôn muốn thỏa hiệp trong bất cứ trường hợp nào. Tuy nhiên, đối với đề nghị của EU về việc Nga và Ukraine ký hợp đồng cung cấp khí đốt tạm thời, Bộ trưởng Novak nhấn mạnh: “Quan điểm của chúng tôi không thay đổi, đó là trước hết Ukraine phải thanh toán khoản nợ khoảng 2 tỉ USD”.
Ukraine có nguy cơ bị “đóng băng” vì thiếu khí đốt Ảnh: GLOBAL LOOK PRESS
Ukraine trao đổi cả thường dân
(NLĐO) – Các lực lượng chính phủ Ukraine và phe ly khai thân Nga ở miền Đông Ukraine đã nhiều lần trao đổi tù nhân với con số lên đến hàng trăm người và dự kiến cả 2 bên sẽ có thể trao đổi tổng cộng 1.500 người.
Ông Semen Semenchenko, tư lệnh tiểu đoàn Donbass, cho biết 853 binh sĩ Ukraine vẫn nằm trong tay quân nổi dậy ở Đông Ukraine và 408 binh sĩ còn mất tích.
Ngoài ra, một tổ chức phi chính phủ gồm các sĩ quan quân đội Ukraine về hưu chuyên thương lượng việc trao đổi tù nhân xác nhận 504 binh sĩ Ukraine còn bị bắt.
Các binh sĩ Ukraine bị phe ly khai bắt ở Ilovaisk thuộc vùng Donetsk. Ảnh: RIA NOVOSTI
Thủ tướng Ấn Độ phát động chiến dịch 'Make in India'
Sáng 25/9, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã phát động chiến dịch mang tên “Sản xuất tại Ấn Độ” (Make in India) ở cấp quốc gia, cấp bang và cả các cơ quan đại diện Ấn Độ tại nước ngoài. Sáng kiến này được Thủ tướng Modi công bố lần đầu tiên tại lễ kỷ niệm 67 năm Ngày độc lập (15/8/1947-15/8/2014).
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã phát động chiến dịch mang tên “Sản xuất tại Ấn Độ” (Make in India) ở cấp quốc gia, cấp bang và cả các cơ quan đại diện Ấn Độ tại nước ngoài.
|
Khủng hoảng Ukraine chia rẽ châu Âu thế nào?
Thay vì thống nhất trong việc trừng phạt Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine, tại châu Âu ngày càng có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này.
Hiện chưa rõ lý do tại sao phương Tây và cụ thể là EU áp đặt vòng trừng phạt mới chống lại Nga, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực năng lượng và tài chính của Moskva, được đưa ra giữa lúc một lệnh ngừng bắn ở Ukraine đang có hiệu lực làm dấy lên những hy vọng về một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột. Washington cũng đã tham gia cùng với Brussels trong động thái mới nhất này, trừng phạt Moskva bằng cách nhắm vào ngân hàng Sberbank và công ty năng lượng Gazprom của Nga.
Hiện chưa rõ lý do tại sao phương Tây và cụ thể là EU áp đặt vòng trừng phạt mới chống lại Nga, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực năng lượng và tài chính của Moskva, được đưa ra giữa lúc một lệnh ngừng bắn ở Ukraine đang có hiệu lực làm dấy lên những hy vọng về một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột. Washington cũng đã tham gia cùng với Brussels trong động thái mới nhất này, trừng phạt Moskva bằng cách nhắm vào ngân hàng Sberbank và công ty năng lượng Gazprom của Nga.
Lãnh đạo các nước thuộc khối NATO dự hội nghị thượng đỉnh tại Wales.
|
Quân đội Ukraine chuẩn bị phản công?
Lực lượng ly khai "Novorossya" ở miền Đông Ukraine đã công bố thông báo của trung tâm báo chí lữ đoàn "Vostok" với mã hiệu "Chekist", cho biết quân đội Ukraine đã bắt đầu tích cực tập trung binh sĩ "tại khu vực Tây Nam và Tây Bắc Donetsk".
Binh sĩ Ukraine tuần tra gần thị trấn Debaltseve ở Donetsk. Ảnh: AFP/ TTXVN
|
Tin thế giới 18h30: Nga quyết khuất phục Ukraine, Mỹ quyết diệt ISIS
Mỹ xác định danh tính kẻ khủng bố thuộc lực lượng ISIS chặt đầu 2 nhà báo nước này; Công nghệ chống tàng hình của Trung Quốc có thể vô hiệu hóa khả năng tàng hình của chiến đấu cơ Mỹ; ...
Nga - Ukraine:
*Hôm 25/9, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho biết ông sẽ đệ trình bản kế hoạch khái quát cải cách xã hội và kinh tế để Kiev trở thành một thành viên của Liên minh châu Âu (EU) trong 6 năm tới.
“Tôi sẽ trình bày quan điểm của mình về sự phát triển của Ukraine cũng như chiến lược cho tới năm 2020”, Reuters dẫn lời ông Poroshenko phát biểu trong buổi họp báo cuối ngày 25/9.
Phe ly khai tố Ukraine pháo kích gây chết người, vi phạm lệnh ngừng bắn
iếng nói nước Nga dẫn nguồn từ lực lượng ly khai ở Donetsk cho biết, ba người chết, 12 người bị thương sau các vụ pháo kích từ phía lực lượng an ninh Ukraine.
Photo: AP |
Bom đạn dữ dội, chuyên gia nước ngoài buộc phải rời hiện trường MH17
- ANTĐ - Ngày 26-9, hàng loạt các vụ nã pháo và nổ súng đã diễn ra ở miền đông Ukraine. Bom đạn khiến các chuyên gia nước ngoài không thể tiếp cận hiện trường MH17.
Ngày 26-9, người phát ngôn của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) tuyên bố, trước đó một ngày, lực lượng an ninh Ukraine đã nhiều lần nã pháo vào Donetsk, bất chấp thỏa thuận ngừng bắn mà chính phủ Ukraine và lực lượng ly khai đã đạt được trước đó.
Ukraine “phản pháo” vụ Nga công nhận nhà nước “Novorossiya”
Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra khuyên các đồng nghiệp Nga hãy tìm kiếm “nhà nước Novorossiya” ở vùng Viễn Đông sau khi Bộ Ngoại giao Nga lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “Novorossiya” để nói về hai tỉnh Donetsk và Lugansk thuộc miền Đông Ukraine.
Điện Kremlin: Tổng thống Nga và Ukraine thảo luận khả năng gặp nhau
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
EU bác yêu cầu thay đổi thỏa thuận liên kết EU-Ukraine của Nga
Binh sỹ Ukraine tuần tra gần thị trấn Debaltseve ở Donetsk ngày 22/9. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Nga dọa cắt khí đốt châu Âu, Hungary nhượng bộ
TTO - Ngày 26-9, Nga cảnh báo sẽ cắt nguồn cung khí đốt sang châu Âu do một số quốc gia khu vực xuất khí đốt sang Ukraine để hỗ trợ chính quyền Kiev.
Một hệ thống đường ống khí đốt ở Hungary. Nước này đã ngừng bán khí đốt cho Ukraine sau khi Nga đe dọa - Ảnh: Reuters |
Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014
Pháp để quốc tang 3 ngày sau vụ công dân bị chặt đầu ở Algeria
Công dân Pháp Herve Pierre Gourdel bị nhóm Jund al-Khilifa bắt giữ tại địa điểm bí mật trong đoạn băng phát trên Youtube. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Nga - Trung Quốc đang lập thế cờ “chơi” Phương Tây
Nỗi đau đầu chính của Hoa Kỳ hiện nay là Nga và Trung Quốc, hai quốc gia thể hiện sự ủng hộ lẫn nhau trên trường quốc tế và không a dua theo Washington gây áp lực với các chế độ "thù địch" của Mỹ, theo Tiếng nói nước Nga.
Hai nhà lãnh đạo Nga - Mỹ |
Tổng thống Poroshenko: Khủng hoảng Ukraine sắp kết thúc
ổng thống Ukraine Petro Poroshenko. (Nguồn: EPA) |
Quân đội Ukraine 'hóa phép' dân thường thành tù binh trả cho ly khai
Nhìn bằng mắt thường, các cuộc trao đổi tù binh giữa quân đội Kiev và phe ly khai miền đông diễn ra khá công bằng dưới sự giám sát của tổ chức OSCE. Song, ẩn sau hành động này còn rất nhiều nghi vấn.
Trong khi, phe ly khai thân Nga tại miền đông Ukraine đã bắt giam rất nhiều tù binh để tiến hành trao đổi với chính phủ Kiev. Song, phía chính phủ Ukraine lại bị thiếu người để có thể trao trả ngang bằng với phe ly khai. Do đó, họ đã tận dụng những người phụ nữ, đàn ông và thiếu niên trong trang phục quần áo cũ nát rách rưới bị giam ở các nhà tù để biến thành tù binh trao cho quân ly khai miền đông.
Thực thế, những người này chưa từng đứng vào hàng ngũ chiến đấu của quân ly khai miền đông Ukraine và cũng không hề biết rằng họ được biến thành tù binh để trao cho phe nổi dậy.
Tù nhân của quân đội Ukraine dọn dẹp đống đổ nát của một ngôi nhà bị nã đạn pháo tại Snizhne thuộc Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng. |
“Quan hệ bình thường, cấm vũ khí là không bình thường”
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh hôm 24-9 khẳng định Việt Nam hoan nghênh việc Mỹ tiến tới chấm dứt lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam.
“Gần 20 năm trước, chúng tôi đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ và năm 2013, hai nước thiết lập quan hệ toàn diện” - Reuters dẫn lời Phó thủ tướng Phạm Bình Minh tại Trung tâm Asia Society ở New York - Mỹ. Tòa nhà của tổ chức phi lợi nhuận có mục đích thông tin cho thế giới về châu Á này cách không xa nơi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc về khí hậu mà ông Phạm Bình Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam phát biểu hôm 23-9. “Mối quan hệ trở lại bình thường nhưng lệnh cấm vũ khí với Việt Nam là điều không bình thường” - ông nói thêm.
“Vũ khí” của Nga sắp phát tác
Mỹ có thể dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống lại Nga nếu nước này thay đổi đường lối về Ukraine
Các quan chức EU, Nga và Ukraine dự kiến nhóm họp tại Berlin - Đức ngày 26-9 nhằm dàn xếp tranh cãi về vấn đề khí đốt trong bối cảnh Nga vẫn dọa cắt nguồn cung cấp cho EU vào mùa đông này. Khí đốt lâu nay vẫn được xem là “vũ khí” của Nga trong cuộc đối đầu với phương Tây liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Mỹ đang “đốt tiền” như thế nào cho các cuộc không kích chống IS?
Kênh truyền hình Al Arabiya hôm 25.9 cho hay, Washington đang bỏ ra 87 USD mỗi giây cho các cuộc không kích chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria và Iraq.
Kêu gọi sẵn sàng cho chiến tranh khu vực: Trung Quốc nhắm vào ai?
Vừa trở về từ Ấn Độ và mực có lẽ vẫn còn chưa ráo trên bản ghi nhớ Trung-Ấn, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi quân đội sẵn sàng cho một cuộc “chiến tranh khu vực”.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Trung Quốc huấn luyện bắn đạn thật ở Biển Đông
Trung Quốc hôm qua khởi động đợt huấn luyện bắn đạn thật kéo dài một tuần ở vùng biển phía đông nam đảo Hải Nam.
Tàu Trung Quốc trong một cuộc diễn tập bắn đạn thật tại tây Thái Bình Dương. Ảnh:Xinhua |
Theo thông báo trên trang web của Cục Quản lý An toàn Hàng hải Trung Quốc, đợt huấn luyện mang ký hiệu HN0081 sẽ diễn ra từ 0h ngày 24/9 đến 24h ngày 30/9.
Phạm vi diễn ra đợt huấn luyện nằm trong các tọa độ ở phía đông nam đảo Hải Nam. Trong quá trình tổ chức, các tàu thuyền bị cấm vào trong khu vực diễn tập.
Trung Quốc hồi tháng 7 tiến hành tập trận bắn đạn thật trên các địa điểm tại vịnh Bắc Bộ và biển Hoa Đông. Một biên đội tàu đổ bộ thuộc hạm đội Nam Hải của Trung Quốc hồi tháng 8 tổ chức diễn tập vận tải tại vùng biển gần đảo Hải Nam.
Vũ Thảo
Philippines nghi Trung Quốc triển khai giàn khoan tại Trường Sa
ANTĐ - Tổng thống Philippines Benigno Aquino III ngày 23-9 khẳng định Philippines sẽ tiếp tục đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông đồng thời bày tỏ quan ngại rằng, hoạt động của 2 tàu khảo sát thủy văn Trung Quốc trong thời gian gần đây có thể nằm trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm khoan dầu tại vùng biển này.
Sinh viên Hong Kong ra tối hậu thư cho đặc khu trưởng
TTO - Truyền thông Trung Quốc hôm 24-9 cho biết chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định sẽ không thay đổi phương châm “một nước hai chế độ” đối với Hong Kong.
Các sinh viên biểu tình trước quận trung tâm thương mại của Hong Kong hôm 23-9 - Ảnh: Reuters |
Nước lớn cần tránh gây bất ổn cho nước nhỏ
TTO - Phát biểu với các chuyên gia và học giả tại trung tâm Asia Society ở New York chiều 24-9 (giờ địa phương), phó thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định các nước lớn cần tránh gây ảnh hưởng đối với các nước nhỏ và gây bất ổn an ninh khu vực.
THANH TUẤN (từ New York)
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh tại trung tâm Asia Society ở New York - Ảnh: T.Tuấn |
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại Asia Society - Ảnh: T.Tuấn |
“Sự hợp tác và cạnh tranh giữa các nước lớn luôn luôn có ảnh hưởng đối với an ninh của các nước nhỏ và khu vực. Các nước nhỏ không muốn bị ảnh hưởng bởi chính trị của các nước lớn, cũng không muốn bị buộc phải theo bên nào cả”, phó thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại cuộc trao đổi về “Vị trí của Việt Nam trong trật tự thế giới”.
Phát biểu của phó thủ tướng nhằm nói đến quan hệ của một loạt nước lớn trong khu vực, đặc biệt là hai nước Mỹ - Trung Quốc trong thời gian vừa qua. Đặc biệt những động thái của Trung Quốc trên biển Đông trong thời gian mấy tháng vừa rồi đã gây bất ổn đối với an ninh và hòa bình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Nhìn lại, phó thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định chưa bao giờ tình hình khu vực bất ổn và có thể “dẫn tới xung đột quân sự” như trong mấy tháng vừa rồi.
Bất chấp những bất ổn, phó thủ tướng Bình Minh cho rằng khu vực vẫn có thể là khu vực hòa bình, ổn định nếu luật pháp quốc tế, các thỏa thuận khu vực được “mọi nước, bất kể lớn hay nhỏ” tôn trọng.
"Tất cả các nước có lợi ích đối với an ninh châu Á cần có quyết tâm chính trị mạnh hơn nữa và quyết tâm hợp tác với nhau”, ông nói. Theo ông, Dù có các điểm nóng, các nước có lợi ích an ninh ở châu Á, trong đó có Mỹ, cần duy trì cam kết đầy đủ và trách nhiệm đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
“Các nước lớn cần có trách nhiệm hơn nữa để đảm bảo hòa bình và ổn định tại khu vực. Đặc biệt các nước lớn cần xây dựng mối quan hệ ổn định hợp tác với nhau giữa họ”.
Đối với nỗ lực xây dựng cấu trúc an ninh khu vực, phó thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN trong trật tự khu vực để giải quyết căng thẳng tại biển Đông cũng như các vấn đề khác. Ông cũng khẳng định VN sẽ đóng vai trò tích cực hơn nữa trong khu vực, đặc biệt trong ASEAN.
Phần Lan tiếp tục ưu tiên cấp viện trợ phát triển ODA cho VN
Trước đó, trong ngày 24-9, phó thủ tướng đã tham dự phiên khai mạc thảo luận cấp cao khóa 69 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Cùng ngày, phó thủ tướng đã có cuộc gặp với ngoại trưởng Erkki Tuomioja của Phần Lan và ngoại trưởng Bernard Membe của Tanzania.
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đánh giá cao việc Phần Lan tiếp tục ưu tiên cấp viện trợ phát triển ODA cho VN. Ngoại trưởng Phần Lan bày tỏ mong muốn thúc đẩy quan hệ từ viện trợ phát triển sang đối tác thương mại, đầu tư.
Phó thủ tướng cũng bày tỏ mong muốn phía Phần Lan thực hiện việc miễn visa đối với các hộ chiếu công vụ và ngoại giao như một phần để thúc đẩy quan hệ.
Ngoại trưởng Phần Lan cũng bày tỏ quan ngại về tình hình an ninh khu vực, trong đó có tình hình tại biển Đông.
Với Tanzania, Phó Thủ tướng đề nghị bạn tạo điều kiện để dự án liên doanh giữa Tập đoàn viễn thông Viettel của Việt Nam và Công ty Epocha của Tanzania sớm đi vào hoạt động.
Phía Tanzania thông báo tổng thống nước này sẽ thăm VN vào tháng 10-2014 đồng thời khẳng định ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Kinh tế xã hội nhiệm kỳ 2016-2018 và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)