Từ người bán thành kẻ mua. Việc chuyển sang tiêu chuẩn NATO đe dọa làm sụp đổ công nghiệp quốc phòng Ukraine.
Quân đội Ukraine dự định chuyển sang tiêu chuẩn NATO, chính quyền Kiev tuyên bố. Từ góc độ thực tế, diều này có thể so sánh với Ukraine có thể chuyển từ khổ đường sắt của Nga sang của châu Âu, một hành động có tầm cỡ cũng như sức phá hoại như vậy. Gần như tất cả các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng Ukraine hoạt động được là nhờ các hợp đồng của Nga, không tương thích với các tiêu chuẩn NATO.
“Các đối tác của chúng tôi trong NATO đã nói rõ rằng, hiện nay không đặt ra vấn đề thành viên của Ukraine trong khối. Nhưng chúng tôi đã tiến gần mấy bước đến mức độ hợp tác sâu hơn với NATO. Đó không đơn giản là những cuộc tập trận chung nào đó, mà là sự tương thích thực sự giữa các quân đội của chúng tôi. Tức là quân đội của chúng tôi với sự giúp đỡ của các nước thành viên NATO sẽ chuyển sang các tiêu chuẩn của quân đội NATO”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ukraine, ông Yevgeny Perebeinis nói.
Theo ông Perebeinis, khối NATO “sẽ dành cho Ukraine sự giúp đỡ thực tế về kỹ thuật, tư vấn và kỹ thuật quân sự” trong việc này.
Mấy ngày trước, cả Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cũng đưa ra lời hứa giúp Kiev trang bị lại và hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng lên trình độ của các nước NATO. “Chính vì thế chúng tôi lưu ý đến thế việc cải cách và hiện đại hóa quân đội Ukraine. Chúng tôi sẽ xây dựng khu vực quốc phòng, sẽ đưa nó lên mức trình độ NATO”, ông Rasmussen nói.
Tổng thư ký NATO muốn nói gì ở đây?
“Trình độ sẽ rất đơn giản, họ sẽ lấy và sẽ đóng cửa tất. Còn thay vào đó, họ sẽ buộc [Ukraine] mua vũ khí trang bị phương Tây. Chỉ nhìn gương Ba Lan, Hungaria, Czech và Bulgaria là biết. Họ đã hầu như loại bỏ hết vũ khí Liên Xô ”, cựu Cục trưởng Cục Vũ khí trang bị, Bộ Quốc phòng Nga Anatoly Sitnov.
Các nước này sản xuất thành công vũ khí trang bị theo giấy phép của Liên Xô. Thời hậu Xô-viết, Warszawa, Praha và Sofia đã cạnh tranh với Moskva trên các thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các nước này đã mất khả năng tự lực sản xuất máy bay, xe tăng-thiết giáp, các hệ thống dẫn và điều khiển. Đây thực tế là sự kết liễu nền công nghiệp quốc phòng của họ.
Trong khi đó, hiện tại, Ukraine vẫn là một trong các nước xuất khẩu vũ khí lớn trên thế giới và đối thủ cạnh tranh đáng gờm của vũ khí Nga. Vào đầu những năm 2000, nước này thậm chí nằm trong số 10 nước bán vũ khí nhiều nhất thế giới. Ukraine hàng năm bán 1,5-2 tỷ USD. Kiev đang hợp tác kỹ thuật quân sự với 45 nước, nhưng vì những lý do dễ hiểu, tỷ trọng của thị trường Nga đối với Ukraine lên tới 60%. Thực tế là tất cả các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng Ukraine còn sót lại hoạt động được là nhờ các hợp đồng của Nga. Hơn 70% các nhà cung cấp hệ thốn và linh kiện cho các xí nghiệp quốc phòng Ukraine nằm ở Nga. Không có sự tham gia của Nga, Ukraine chỉ sản xuất được các xe tăng Т-80, Oplot và Yatagan, cũng như một số loại xe bọc thép chở quân cũ. Trong số các mặt hàng xuất khẩu quân sự quan trọng nhất của Ukraine có động cơ tàu biển turbine khí, động cơ máy bay, tên lửa không đối không, xe bọc thép hạng nhẹ.
“Ukraine đã tích tụ khối lượng nợ nần ở phương Tây như thế nên NATO sẽ không chỉ đã yêu cầu mà là sẽ bắt buộc chính quyền Kiev chôn vùi công nghiệp quốc phòng của mình để tiêu chuẩn hóa các hệ thống vũ khí trang bị theo các tiêu chuẩn của NATO ”, GS Viện Hàn lâm khoa học quân sự Vadim Kozyulin nói.
Các tiêu chuẩn - trước hết, đó là chuyển từ hệ đo mét sang inch. Tất cả các quy định của châu Âu đều đòi hỏi việc đó. Czech và Slovakia từng nỗ lực thích nghi với các tiêu chuẩn đó, công nghiệp quốc phòng của họ là mềm dẻo nhất trong tất cả các nước thuộc Hiệp ước Warszawa trước đây. Nhưng họ đã không có cả đủ tiền lẫn sức lực.
“Ở châu Âu, chỉ có hai nước miễn cưỡng chống chọi được áp lực của hệ inch là Pháp và Đức. Tất cả các nước còn lại hoặc là phải mua linh kiện cho vũ khí, hoặc là phải mua vũ khí trang bị thành phẩm của phương Tây”, ông Sitnov nói”.
Tờ báo Polska Zbrojna (Ba Lan) mới đây đăng một bài cho hay, sau khi Ba Lan công bố chương trình hiện đại hóa quân sự quy mô lớn giai đoạn 2013-2022 với chi phí gần 130 tỷ zloty (33,5 tỷ euro), một cuộc cạnh tranh ác liệt nổ ra ở châu Âu để giành quyền bán vũ khí cho Ba Lan. Tranh giành về vũ khí phòng không là liên danh Eurosam của Thales và MBDA (Pháp) và Raytheon (Mỹ) với hệ thống tên lửa phòng không Patriot.
Trong lĩnh trực thăng, cùng lúc có 3 đối thủ: AgustaWestland AW149, EC725 Caracal và Sikorsky Black Hawk. Ngoài ra, lần đầu tiên ở Ba Lan sẽ trưng bày trực thăng tối tân Tiger HAD mà sắp tới sẽ được trang bị cho quân đội Pháp. Nhà sản xuất Airbus Helicopter thậm chí không che giấu việc Tiger sẽ tham gia cuộc đấu thầu mua trực thăng tiến công mới cho quân đội Ba Lan thay cho Mi-24V và Mi-24D.
Tình cảnh đó cũng đang chờ đợi Ukraine. Việc đóng cửa các xí nghiệp quốc phòng Ukraine sẽ là một trong những bước đi chính nhằm liên kết, hòa nhập với châu Âu. Ông Kozyulin cho rằng, Kiev không có cả tiền lẫn mong muốn khuyến khích hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng của mình. Bằng chứng cho điều đó là quyết định của Tổng thống Petro Poroshenko ngừng hoàn toàn hợp tác kỹ thuật quân sự với Moskva.
Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Nga Denis Manturov, tổng giá trị các đơn đặt hàng dân sự và quân sự với các xí nghiệp Ukraine năm 2014 là gần 15 tỷ USD, tức 8,2% GDP Ukraine. Giao dịch sản phẩm quốc phòng Nga-Ukraine gồm 7.000-8.000 mặt hàng, có 1.330 xí nghiệp tham gia hợp tác.
“Cắt đứt quan hệ với Kiev trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự là cái chết chắc chắn đối với công nghiệp quốc phòng Ukraine và phi công nghiệp hóa hoàn toàn nước này. Cả Tây Âu lẫn Đông Âu đều không cần sản phẩm của Ukraine”, Giám đốc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Ruslan Pukhov nói.
Theo ông Anatoly Sitnov, có thể họ đã quan tâm đến công nghệ, nhưng tất cả những gì có thể lấy từ các xí nghiệp Ukraine, những kẻ muốn lấy thì đã lấy được rồi. Ví dụ, công ty Airbus Military của châu Âu đang bắt tay vào sản xuất loạt máy bay vận tải quân sự 4 động cơ turbine cánh quạt Airbus A400M. Đây thực tế là bản sao của máy bay vận tải bất hạnh Nga-Ukraine An-70.
An-70 ban đầu được thiết kế với tính toán là nó sẽ được bán không chỉ cho không quân Ukraine và Nga, mà cả các nước NATO. Để làm việc đó, NATO đã cung cấp cho Viện thiết kế Antonov những thông tin cần thiết về trọng lượng và kích thước các loại vũ khí trang bị của phương Tây. Nhưng mua An-70 thì Brussels không chịu mà thay vào đó Airbus Military đã chế tạo máy bay của mình theo các mẫu của Nga-Ukraine. Người Italia cũng đã làm đúng như thế khi rút khỏi dự án hợp tác với Nga chế tạo máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130АМ. Kết quả, đứa em song sinh M-346 Master của nó do Italia sản xuất đang được bán sang Israel và Singapore. Còn Yak-130 của Nga chưa từng xuất khẩu được, trong đó có nguyên nhân các khách hàng lo ngại Ukraine có thể ngừng cung cấp động cơ AI-222-25.
“Trong những năm 1990, chúng ta đã trải qua câu chuyện liên quan đến việc thành lập các liên doanh với các hãng nước ngoài. Lạc quan đã nhanh chóng bị thay thế bằng thất vọng. Thay vì cùng nhau thực hiện các dự án thực tế, tất cả chung quy chỉ là các hãng phương Tây tìm cách kiếm được những công nghệ nào đó, rồi sau đó dừng hợp tác. Hoặc là các hãng nước ngoài tìm cách biến các hãng của Nga thành các nhà phân phối đơn thuần cho sản phẩm của họ tại các thị trường các nước thứ ba”, ông Vadim Kozyulin nói.
Mong muốn của NATO tham gia hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng Ukraine cũng là một phần trong vở kịch đó. Khi áp dụng các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật mới, Brussels thực tế sẽ dìm chết tòa bộ công nghiệp Ukraine. Lại thêm một nước nữa bị đẩy vào thảm cảnh phụ thuộc hoàn toàn vào yếu tố chính trị trong cung cấp vũ khí trang bị, linh kiện và phụ tùng.
Mấy ngày trước, cả Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cũng đưa ra lời hứa giúp Kiev trang bị lại và hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng lên trình độ của các nước NATO. “Chính vì thế chúng tôi lưu ý đến thế việc cải cách và hiện đại hóa quân đội Ukraine. Chúng tôi sẽ xây dựng khu vực quốc phòng, sẽ đưa nó lên mức trình độ NATO”, ông Rasmussen nói.
Tổng thư ký NATO muốn nói gì ở đây?
“Trình độ sẽ rất đơn giản, họ sẽ lấy và sẽ đóng cửa tất. Còn thay vào đó, họ sẽ buộc [Ukraine] mua vũ khí trang bị phương Tây. Chỉ nhìn gương Ba Lan, Hungaria, Czech và Bulgaria là biết. Họ đã hầu như loại bỏ hết vũ khí Liên Xô ”, cựu Cục trưởng Cục Vũ khí trang bị, Bộ Quốc phòng Nga Anatoly Sitnov.
Các nước này sản xuất thành công vũ khí trang bị theo giấy phép của Liên Xô. Thời hậu Xô-viết, Warszawa, Praha và Sofia đã cạnh tranh với Moskva trên các thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các nước này đã mất khả năng tự lực sản xuất máy bay, xe tăng-thiết giáp, các hệ thống dẫn và điều khiển. Đây thực tế là sự kết liễu nền công nghiệp quốc phòng của họ.
Trong khi đó, hiện tại, Ukraine vẫn là một trong các nước xuất khẩu vũ khí lớn trên thế giới và đối thủ cạnh tranh đáng gờm của vũ khí Nga. Vào đầu những năm 2000, nước này thậm chí nằm trong số 10 nước bán vũ khí nhiều nhất thế giới. Ukraine hàng năm bán 1,5-2 tỷ USD. Kiev đang hợp tác kỹ thuật quân sự với 45 nước, nhưng vì những lý do dễ hiểu, tỷ trọng của thị trường Nga đối với Ukraine lên tới 60%. Thực tế là tất cả các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng Ukraine còn sót lại hoạt động được là nhờ các hợp đồng của Nga. Hơn 70% các nhà cung cấp hệ thốn và linh kiện cho các xí nghiệp quốc phòng Ukraine nằm ở Nga. Không có sự tham gia của Nga, Ukraine chỉ sản xuất được các xe tăng Т-80, Oplot và Yatagan, cũng như một số loại xe bọc thép chở quân cũ. Trong số các mặt hàng xuất khẩu quân sự quan trọng nhất của Ukraine có động cơ tàu biển turbine khí, động cơ máy bay, tên lửa không đối không, xe bọc thép hạng nhẹ.
“Ukraine đã tích tụ khối lượng nợ nần ở phương Tây như thế nên NATO sẽ không chỉ đã yêu cầu mà là sẽ bắt buộc chính quyền Kiev chôn vùi công nghiệp quốc phòng của mình để tiêu chuẩn hóa các hệ thống vũ khí trang bị theo các tiêu chuẩn của NATO ”, GS Viện Hàn lâm khoa học quân sự Vadim Kozyulin nói.
Các tiêu chuẩn - trước hết, đó là chuyển từ hệ đo mét sang inch. Tất cả các quy định của châu Âu đều đòi hỏi việc đó. Czech và Slovakia từng nỗ lực thích nghi với các tiêu chuẩn đó, công nghiệp quốc phòng của họ là mềm dẻo nhất trong tất cả các nước thuộc Hiệp ước Warszawa trước đây. Nhưng họ đã không có cả đủ tiền lẫn sức lực.
“Ở châu Âu, chỉ có hai nước miễn cưỡng chống chọi được áp lực của hệ inch là Pháp và Đức. Tất cả các nước còn lại hoặc là phải mua linh kiện cho vũ khí, hoặc là phải mua vũ khí trang bị thành phẩm của phương Tây”, ông Sitnov nói”.
Tờ báo Polska Zbrojna (Ba Lan) mới đây đăng một bài cho hay, sau khi Ba Lan công bố chương trình hiện đại hóa quân sự quy mô lớn giai đoạn 2013-2022 với chi phí gần 130 tỷ zloty (33,5 tỷ euro), một cuộc cạnh tranh ác liệt nổ ra ở châu Âu để giành quyền bán vũ khí cho Ba Lan. Tranh giành về vũ khí phòng không là liên danh Eurosam của Thales và MBDA (Pháp) và Raytheon (Mỹ) với hệ thống tên lửa phòng không Patriot.
Trong lĩnh trực thăng, cùng lúc có 3 đối thủ: AgustaWestland AW149, EC725 Caracal và Sikorsky Black Hawk. Ngoài ra, lần đầu tiên ở Ba Lan sẽ trưng bày trực thăng tối tân Tiger HAD mà sắp tới sẽ được trang bị cho quân đội Pháp. Nhà sản xuất Airbus Helicopter thậm chí không che giấu việc Tiger sẽ tham gia cuộc đấu thầu mua trực thăng tiến công mới cho quân đội Ba Lan thay cho Mi-24V và Mi-24D.
Tình cảnh đó cũng đang chờ đợi Ukraine. Việc đóng cửa các xí nghiệp quốc phòng Ukraine sẽ là một trong những bước đi chính nhằm liên kết, hòa nhập với châu Âu. Ông Kozyulin cho rằng, Kiev không có cả tiền lẫn mong muốn khuyến khích hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng của mình. Bằng chứng cho điều đó là quyết định của Tổng thống Petro Poroshenko ngừng hoàn toàn hợp tác kỹ thuật quân sự với Moskva.
Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Nga Denis Manturov, tổng giá trị các đơn đặt hàng dân sự và quân sự với các xí nghiệp Ukraine năm 2014 là gần 15 tỷ USD, tức 8,2% GDP Ukraine. Giao dịch sản phẩm quốc phòng Nga-Ukraine gồm 7.000-8.000 mặt hàng, có 1.330 xí nghiệp tham gia hợp tác.
“Cắt đứt quan hệ với Kiev trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự là cái chết chắc chắn đối với công nghiệp quốc phòng Ukraine và phi công nghiệp hóa hoàn toàn nước này. Cả Tây Âu lẫn Đông Âu đều không cần sản phẩm của Ukraine”, Giám đốc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Ruslan Pukhov nói.
Theo ông Anatoly Sitnov, có thể họ đã quan tâm đến công nghệ, nhưng tất cả những gì có thể lấy từ các xí nghiệp Ukraine, những kẻ muốn lấy thì đã lấy được rồi. Ví dụ, công ty Airbus Military của châu Âu đang bắt tay vào sản xuất loạt máy bay vận tải quân sự 4 động cơ turbine cánh quạt Airbus A400M. Đây thực tế là bản sao của máy bay vận tải bất hạnh Nga-Ukraine An-70.
An-70 ban đầu được thiết kế với tính toán là nó sẽ được bán không chỉ cho không quân Ukraine và Nga, mà cả các nước NATO. Để làm việc đó, NATO đã cung cấp cho Viện thiết kế Antonov những thông tin cần thiết về trọng lượng và kích thước các loại vũ khí trang bị của phương Tây. Nhưng mua An-70 thì Brussels không chịu mà thay vào đó Airbus Military đã chế tạo máy bay của mình theo các mẫu của Nga-Ukraine. Người Italia cũng đã làm đúng như thế khi rút khỏi dự án hợp tác với Nga chế tạo máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130АМ. Kết quả, đứa em song sinh M-346 Master của nó do Italia sản xuất đang được bán sang Israel và Singapore. Còn Yak-130 của Nga chưa từng xuất khẩu được, trong đó có nguyên nhân các khách hàng lo ngại Ukraine có thể ngừng cung cấp động cơ AI-222-25.
“Trong những năm 1990, chúng ta đã trải qua câu chuyện liên quan đến việc thành lập các liên doanh với các hãng nước ngoài. Lạc quan đã nhanh chóng bị thay thế bằng thất vọng. Thay vì cùng nhau thực hiện các dự án thực tế, tất cả chung quy chỉ là các hãng phương Tây tìm cách kiếm được những công nghệ nào đó, rồi sau đó dừng hợp tác. Hoặc là các hãng nước ngoài tìm cách biến các hãng của Nga thành các nhà phân phối đơn thuần cho sản phẩm của họ tại các thị trường các nước thứ ba”, ông Vadim Kozyulin nói.
Mong muốn của NATO tham gia hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng Ukraine cũng là một phần trong vở kịch đó. Khi áp dụng các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật mới, Brussels thực tế sẽ dìm chết tòa bộ công nghiệp Ukraine. Lại thêm một nước nữa bị đẩy vào thảm cảnh phụ thuộc hoàn toàn vào yếu tố chính trị trong cung cấp vũ khí trang bị, linh kiện và phụ tùng.
Theo Vietnamdefence
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét