Tổng thống Nga Vladimir Putin |
Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015
Báo Mỹ: Nga chắc chắn sẽ dùng vũ lực đối với Ukraine
GDVN) - Chính sách quân sự mới nhất của Nga cho thấy, các nước phương Tây không phải là đối thủ chính thức thì là một đối thủ cạnh tranh mạnh, là nguồn gốc đe dọa Nga.
Mỹ 'gắp' Mistral bỏ vào tay Canada: Nhất cử lưỡng tiện
- Mỹ đang tìm cách giúp Pháp bán tháo hai tàu Mistral cho một nước thứ ba, thay vì bàn giao cho Nga. Và Canada là địa chỉ được Mỹ gửi gắm.
Canada được chọn mặt gửi... Mistral
Trong thời gian qua, Pháp liên tục trì hoãn việc giao tàu Mistral cho Nga. Một mặt, Pháp cho rằng chưa thích hợp bàn giao vì Nga vẫn chưa có thái độ tích cực trong việc giải quyết khủng hoảng Ukraine, và mặt khác, Pháp tự buộc cho mình phải có trách nhiệm của nước lớn trong việc giải quyết các vấn đề của khu vực.
Nga cũng như nhiều nhà phân tích chỉ rõ rằng bản chất của vấn đề Mistral không nằm ở thái độ của Nga với Ukraine, mà ở thái độ của Mỹ với Pháp. Washington đang ra tăng rất nhiều sức ép để Mistral không về được với tay Moscow.
Chiến lược Nga đưa Bắc Mỹ đến “bên miệng hố chiến tranh”
Đáp trả sự bao vây cô lập và sức ép, Nga đã cho phương Tây hiểu thế nào là “bên miệng hố chiến tranh”.
Nước Nga hiện phải đối mặt cùng lúc rất nhiều khó khăn mà nguyên nhân chính nằm ở phía các nước phương Tây.
Nền kinh tế Nga chao đảo vì các lệnh trừng phạt, giá dầu giảm. Hậu quả kéo theo là đồng nội tệ mất giá, lòng tin giảm sút, giới đầu tư ồ ạt rút vốn…
Thế nhưng, báo chí Canada, một trong những nước “nhiệt tình” nhất tham gia trừng phạt Nga, dẫn lời các tướng lĩnh Canada cho rằng tình hình kinh tế khó khăn do giá dầu thấp và các lệnh trừng phạt không tạo ra bất ổn lớn đối với Nga mà ngược lại còn có thể dẫn đến tình trạng Moskva áp dụng chính sách "bên miệng hố chiến tranh" nguy hiểm hơn.
Chính phủ của Thủ tướng Canada Stephen Harper thực thi chính sách cứng rắn với Nga |
EU-Ukraine nhận hậu quả “thảm” thay Mỹ, BRICS ngày càng lớn mạnh?
Động cơ chính trị đem lại những thiệt hại kinh tế ghê gớm. Mỹ vô sự, gánh chịu tổn thất bao gồm cả Moskva lẫn Brussels và đặc biệt là Kiev.
- Mỹ trừng phạt Nga, EU lắc đầu không tài trợ cho Ukraine
- Trừng phạt nước Nga: EU tiếp tục hứng tác động ngược
EU-Ukraine chịu tổn thất nặng nề thay cho Mỹ
Mỗi tháng trôi qua, mất mát của Liên minh châu Âu và Ukraine lại càng nhiều hơn. Theo các chuyên gia, thì đây chính là mục tiêu của Washington. Những hạn chế nhằm vào Nga lại không tác động mấy tới Hoa Kỳ. Tuy nhiên, khó thể nói như vậy về các doanh nghiệp châu Âu và nền kinh tế Ukraine.
Trừng phạt mạnh hơn, đòn boomerang đáp trả sẽ càng đau hơn bởi theo tính toán sơ bộ, ngân sách của chính quyền Kiev năm 2014 đã mất mát khoảng 10 tỷ USD. Châu Âu thì thấp thỏm e ngại với sự xuất hiện theo chiều đáp trả của những "thiên nga đen" mới.
Đây là thuật ngữ mà quan chức phương Tây ám chỉ các động thái đáp trả chiến lược của Nga, gây lên hoàn cảnh bất lợi cho EU. Hiện giờ, đó là lệnh cấm nhập khẩu lương thực từ các nước EU và sự chấm dứt của dự án “Dòng chảy phương Nam” (South Stream). Liệu tiếp theo sẽ là gì?
Mọi cái sẽ chỉ càng tồi tệ hơn nếu Liên minh châu Âu và Nga tiếp tục cuộc chiến trừng phạt. Các chính trị gia và doanh nhân EU nhận thức rất rõ điều này. Ở phương Tây ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng đã tới lúc phải chấm dứt sự đối đầu, gần đây nhất là tuyên bố của Tổng thống Áo Heinz Fischer.
Theo vị Tổng thống Áo, áp đặt biện pháp trừng phạt mới chống Nga sẽ là quyết định “ngu xuẩn và tai hại”. Phó Chủ nhiệm Khoa Kinh tế và chính trị thế giới Trường Cao học Kinh tế Nga Igor Kovalyov đồng tình với quan điểm này và nêu khả năng cùng gỡ bỏ các hạn chế.
“Thủ tướng Ukraine không muốn chấm dứt chiến tranh tại miền đông”
Tổng thống Cộng hòa Czech Milos Zeman đã gọi ông Arseny Yatsenyuk là “Thủ tướng thích chiến tranh” bởi ông Yatsenyuk không muốn có một giải pháp hòa bình để giải quyết cuộc chiến tại miền đông Ukraine
“Từ những tuyên bố của Thủ tướng Yatsenyuk, tôi cho rằng ông ấy là vị “Thủ tướng thích chiến tranh” bởi dưới sự ủng hộ của Liên minh châu Âu (EU), ông Yatsenyuk không muốn có một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng tại miền đông Ukraine”, RT dẫn lời ông Zeman phát biểu trên nhật báo Pravo tại Cộng hòa Czech.
Theo ông Zeman, Thủ tướng Yatsenyuk muốn giải quyết cuộc chiến tại miền đông Ukraine “bằng vũ lực”. Ngoài ra, những chính sách hiện thời của giới chức Kiev mang tính “hai mặt”. Mặt thứ nhất thuộc về Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, nhân vật “đang muốn trở thành con người của hòa bình”. Mặt thứ hai là Thủ tướng Yatsenyuk, người nhất quyết theo đuổi chính sách đối đầu với lực lượng ly khai tại miền đông Ukraine.
Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk (người đứng). |
Những tiên đoán “lạnh gáy” của các nhà tiên tri cho năm 2015
TP - Các nhà khoa học đã giải mã được những tiên đoán của nhà tiên tri lừng danh người Pháp Nostradamus (1503 – 1566) cho năm 2015. Theo những tiên đoán của ông, năm nay thế giới sẽ đối mặt với những thảm họa kinh hoàng.
Ukraine phải bỏ Crimea nếu muốn gia nhập NATO
Ông Poroshenko không nói chuyện Crimea khi gặp ông Putin |
Nga cảnh báo Ukraine đang theo đường lối phát xít Đức
Nga cáo buộc Ukraine đang đi theo con đường của Hitler. |
Khi những người phương Tây mê mẩn tổng thống Putin
Những ngày này, dạo một vòng quanh các trang web cũng như các hãng truyền hình phương Tây, người ta sẽ thấy một điểm chung, đó là sự chỉ trích đối với nước Nga và Tổng thống Putin. Nhưng đó không phải là tất cả những gì người phương Tây nghĩ về ông Putin.
Moscow lên tiếng sau vụ phóng viên truyền hình Nga “ăn đòn” ở Kiev
Kênh truyền hình Nga cho biết, nữ nhà báo Zanna Karpenko đã bị đẩy ngã dập đầu, ngoài ra cô còn bị tước mất điện thoại di động.
Ảnh: reuters. |
Nhà báo Nga bị tấn công, Moscow - Kiev gia tăng căng thẳng
(TNO) Một phóng viên người Nga được cho đã bị tấn công trong lúc tác nghiệp tại Ukraine. Điện Kremlin cho biết họ sẽ tiến hành điều tra hình sự những cá nhân đứng sau vụ này trong bối cảnh “không tin tưởng cảnh sát Ukraine”, theo The Moscow Times.
Buổi diễu hành kỷ niệm 106 năm ngày mất của ông Bandera - Ảnh: Reuters
|
Bí ẩn sau tuyên bố 20.000 đặc nhiệm Chechnya đợi lệnh Putin
Hôm 28-12, nhà lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov tuyên bố, 20.000 đặc nhiệm Chechnya sẵn sàng đợi lệnh Tổng thống Nga Putin. Tuyên bố trên nói lên điều gì?
Nhà lãnh đạo Chechnya thể hiện sự trung thành với nước Nga
Ông Ramzan Kadyrov, người đứng đầu Chechnya tuyên bố rằng, nhân dân Chechnya ủng hộ Tổng thống Nga Putin, những tình nguyện viên trải qua huấn luyện đang sẵn sàng thực hiện mọi nhiệm vụ do Tổng thống chỉ thị, hàng chục ngàn lính đặc nhiệm Chechnya sẵn sàng bảo vệ nước Nga
Trong bài phát biểu trước quân đội và lực lượng an ninh tại sân vận động Sultan Bilimkhanov, ông Kadyrov lưu ý rằng trong những thời điểm khó khăn nhất của nhân dân Chechnya, vị tổng thống đầu tiên của nước Cộng hòa Akhmad Kadyrov luôn yêu cầu Vladimir Putin giúp đỡ và chưa lần nào bị từ chối.
Ông Kadyrov nhấn mạnh, mười lăm năm qua Tổng thống Nga Putin đã hết lòng giúp đỡ nhân dân Chechnya nên giờ đây nhân dân Chechnya cũng ở bên ông Putin trong những giây phút khó khăn, sẵn sàng giúp đỡ Nga và thủ lĩnh đất nước và thực hiện bất kỳ nhiệm vụ chiến đấu phức tạp nào.
Tổng thống nước Cộng hòa đã “Đề nghị thủ lĩnh dân tộc của nước Nga coi hàng chục ngàn người đã trải qua huấn luyện đặc biệt của chúng ta là những đội tình nguyện đặc biệt của Tư lệnh tối cao Putin, sẵn sàng bảo vệ nước Nga, sự bình yên, đường biên giới, thực hiện bất kỳ nhiệm vụ chiến đấu phức tạp nào mà nước Nga đề nghị”.
Thư ký Hội đồng An ninh Ukraine dọa cắt sóng một đài truyền hình tiếng Nga
Vì phát hình một chương trình ca nhạc có hai ca sĩ Nga ủng hộ chính sách cưỡng đoạt Crimea, đài Inter do một nhà tỷ phú thân Nga làm chủ có thể bị đóng cửa.
Thư ký Hội đồng An Ninh Quốc Gia Ukraina, ông Oleksandr Turchynov - REUTERS. |
Kênh truyền hình lớn nhất Ukraine hát tiếng Nga mừng năm mới
Inter, một trong những kênh tivi lớn nhất Ukraine đang gặp rắc rối khi phát sóng trực tiếp chương trình chào đón năm mới với những bài hát tiếng Nga.
Kênh tivi Ukraine hát tiếng Nga chào năm mới
Bộ Văn hoá Ukraine đã buộc tội chương trình này là "chống Ukraine", còn người đứng đầu Hội đồng an ninh, quốc phòng nước này coi đây là"cuộc chiến thông tin" do Kremlin giật dây.
Trong chương trình chào năm mới, kênh Inter đã đưa Iosif Kobzon, một ca sỹ, thành viên thượng viện Nga lên sóng. Ông Kobzon được sinh ra tại khu vực phía đông Ukraine và hiện giờ là một trong những người lên tiếng chỉ trích các nhà lãnh đạo của Ukraine gay gắt nhất.
"Kênh truyền hình đã làm suy yếu nhà nước bằng việc ủng hộ khủng bố cũng như chào đón sự thâu tóm Crimea"- thư ký Hội đồng quốc phòng và an ninh quốc gia Oleksandr Turchynov nổi giận.
Nghệ sỹ Iosif Kobzon đang biểu diễn cùng lãnh đạo của lực lượng ly khai Alexander Zakharchenko của Cộng hoà Donetsk. |
Nhìn Ukraine, Phần Lan giữ trung lập, quan hệ tốt với Nga
Dường như rút được kinh nghiệm từ khủng hoảng Ukraine, giới chức lãnh đạo Phần Lan liên tiếp chuyển tải thông điệp trung lập và giữ quan hệ tốt với Nga.
Phần Lan sẽ duy trì quan hệ tốt với Nga
Ngày 1-1-2015, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö đã tuyên bố, Phần Lan dự định tiếp tục đối thoại với Nga, bởi Moscow đã và sẽ luôn luôn là láng giềng tốt của Helsinki. “Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì sự hợp tác chặt chẽ" - người đứng đầu nhà nước Phần Lan cho biết.
Trong “Thông điệp Năm Mới” gửi tới toàn thể người dân nước này, Tổng thống Niinistö cho biết, tới đây Phần Lan có kế hoạch tiếp tục đối thoại và hợp tác chặt chẽ với Nga. Trong thời gian qua, 2 nước vẫn duy trì quan hệ tốt và nước này cũng chịu ảnh hưởng không lớn trước tình trạng kinh tế bất ổn ở Nga.
Tuy nhiên, ông cũng đưa ra một tuyên bố “nước đôi” khi lưu ý rằng Phần Lan cũng ủng hộ quan điểm của EU liên quan đến cuộc khủng hoảng chính trị và nội chiến ở Ukraine và tình trạng Crimea.
"Mục tiêu của chúng tôi là để tạo điều kiện cho bất kỳ động thái nào nhằm giải quyết mâu thuẫn ở Ukraine và sử dụng tất cả các hình thức hợp tác trong mọi trường hợp" - ông Niinistö tuyên bố và bày tỏ hy vọng, Nga sẽ nhận thức được rằng Phần Lan đang và vẫn sẽ là một phần của phương Tây.
Theo ông, cuộc khủng hoảng Ukraine gây bất hòa trong quan hệ giữa phương Tây và Nga, và Phần Lan cũng cảm thấy sự căng thẳng này. "Điều quan trọng đối với Ukraine là tìm một giải pháp hòa bình cho các bên xung đột và ngăn chặn vòng luẩn quẩn đối đầu" - Tổng thống Phần Lan nói.
Oliver Stone: Ukraine là bàn đạp để Mỹ "thập tự chinh ý thức hệ" chống Nga
(GDVN) - Ukraine chỉ là quốc gia mới nhất trong một danh sách dài các nước được Mỹ áp dụng "quyền lực mềm để thay đổi chế độ", là cái cớ để Mỹ chống lại Nga.
Tuần này, Oliver Stone đã khuấy động một cuộc tranh cãi chính trị sau khi bày tỏ quan điểm về những gì ông cho là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine sau một cuộc phỏng vấn 4 giờ với cựu Thủ tướng bị lật đổ Viktor Yanukovych.
Theo RT ngày 1.1, nhà làm phim, nhà văn nổi tiếng của Mỹ mới đây tuyên bố rằng Ukraine chỉ là một trong những nạn nhân của một chiến lược chống lại Nga của Mỹ.
Theo RT ngày 1.1, nhà làm phim, nhà văn nổi tiếng của Mỹ mới đây tuyên bố rằng Ukraine chỉ là một trong những nạn nhân của một chiến lược chống lại Nga của Mỹ.
Nhà làm phim, nhà văn nổi tiếng của Mỹ Olive Stone. |
Người Mỹ phản tỉnh nói thật về cuộc khủng hoảng Ukraine
- Đã không ít học giả Mỹ phản tỉnh và nhận ra rằng Ukraine chỉ là bàn đạp để nước Mỹ tiến hành chiến tranh ý thức hệ chống lại nước Nga
Bản chất cuộc đảo chính Ukraine?
Ngày 1/1/2014, nhà làm phim, nhà văn nổi tiếng của Mỹ là Oliver Stone đã có cuộc phỏng vấn 4 tiếng đồng hồ cũng với cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych.
Trong cuộc phỏng vấn này, ông Oliver Stone đã tuyên bố rằng Ukraine chỉ là một trong những nạn nhân của chiến lược chống lại Nga.
Ông Stone cho rằng Ukraine chỉ là quốc gia mới nhất trong một danh sách dài các nước được Mỹ áp dụng "quyền lực mềm để thay đổi chế độ", là cái cớ để Mỹ tiến hành cuộc "thập tự chinh ý thức hệ" chống lại Nga.
Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015
Năm 2015: Thế giới đứng trước những nguy cơ xung đột nào?
Năm 2014, khi các điểm “nóng” trước đó như Syria, Iraq vẫn chưa kịp “nguội”, thì các xung đột khác đã nảy sinh, đặc biệt là cuộc khủng hoảng ở Ukraine, kéo theo sự đối đầu giữa Nga - phương Tây.
Theo trang Business Insider, Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ vừa công bố báo cáo nêu ra những nguy cơ xung đột có thể xảy ra trên khắp thế giới vào năm 2015. Báo cáo dựa trên những phân tích của các quan chức chính phủ, các chuyên gia đối ngoại. Báo cáo còn xét tới mức độ những xung đột này ảnh hưởng tới Mỹ
Nội chiến ở Iraq (Tác động cao; khả năng xảy ra cao)
Hiện trường một vụ đánh bom xe ở Baghdad 15 tháng 3 năm 2007. |
Tổng thống Nga Putin mừng Crimea “trở về cố quốc“
Trong bài phát biểu đón Năm mới dương lịch 2015, Tổng thống Nga Putin mừng Crimea "trở về cố quốc", và ông nói thêm sự kiện này “mãi mãi sẽ là một cột mốc rất quan trọng trong lịch sử nước nhà”.
Thông điệp Năm Mới cho Mỹ: Tổng thống Putin muốn gì?
Bất chấp những bất đồng, căng thẳng giữa hai cường quốc, Tổng thống Nga V.Putin vẫn gửi cho Tổng thống Mỹ B.Obama một thông điệp chào Năm Mới.
Dụng ý của ông Putin
Giữa vô vàn những bất đồng, thậm chí đã chuyển thành đối đầu, Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn không quên gửi đến người đồng cấp nước Mỹ Barack Obama thông điệp chúc mừng năm mới trong những thời khắc cuối cùng của năm 2014.
Trong thông điệp đặc biệt này, Tổng thống Nga đã nêu rõ ràng một số vấn đề, trước hết về Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát-xít trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai. "Chiến thắng của các đồng minh trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai nhắc nhở trách nhiệm của Mỹ và Nga cần gánh vác để duy trì hòa bình và ổn định quốc tế" - Ông Putin viết.
Và sau đó, ông nhấn mạnh: "Moscow mong muốn thúc đảy các mối quan hệ với Washington nhưng chỉ trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau."
Cựu tổng thống Yanukovych nói gì về cuộc khủng hoảng Ukraine
Trong cuộc phỏng vấn cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovich cho tập phim tài liệu của mình, đạo diễn người Mỹ Oliver Stone đã phát hiện ra nhiều sự thật đằng sau cuộc khủng hoảng tại Ukraine, trong đó nổi bật là thông tin liên quan đến việc CIA đã nhúng tay vào hoạt động lật đổ chính quyền thân Nga, mở đầu cho khủng hoảng Ukraine kéo dài suốt một năm qua.
'Cuộc thảm sát tại thủ đô Ukraine là do Mỹ giựt dây'
(PLO) – “Cuộc đảo chính vũ rang tại Kiev hồi đầu năm 2014 có nét tương đồng rất lớn so với các chiến dịch lật đổ lãnh đạo tại các quốc gia như Iran, Chile và Venezuela nghi có bàn tay của Cơ quan Tình báo Mỹ (CIA) nhúng vào”.
Đây là nhận định của nhà làm phim tư liệu nổi tiếng hàng đầu của Mỹ, ông Oliver Stone, sau khi phỏng vấn vị tổng thống bị lật đổ của Ukraine ông Viktor Yanukovich. Hiện nay, Oliver Stone đang trong quá trình thực hiện một bộ phim tài liệu về những biến động chính trị tại Ukraine.
Sau nhiều giờ phỏng vấn ông Yanukovich, nhà làm phim người Mỹ kết luận dù vẫn còn phải thực hiện nhiều cuộc điều tra khác, nhưng có một điều chắc chắn, rằng “những tay súng” giết hại 14 cảnh sát, 45 dân thường và làm bị thương hơn 85 người thực chất làm việc cho một “bên thứ ba” bên ngoài Ukraine.
Nhà làm phim nổi tiếng người Mỹ, ông Oliver Stone
Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014
Triều Tiên: Crưm sáp nhập vào Nga là “hoàn toàn công bằng”
Lá quốc kỳ Nga khổng lồ trong Ngày Nước Nga 12.6 tổ chức tại Crưm. |
Vì sao các tàu ngầm Kilo của Việt Nam đều hạ thủy vào ngày 28?
PetroTimes) - Tính đến thời điểm hiện tại, các tàu ngầm Kilo do Việt Nam đặt hàng Nga đóng đều được hạ thủy đúng ngày 28...
Bí ẩn sau tuyên bố 20.000 đặc nhiệm Chechnya đợi lệnh Putin
Hôm 28-12, nhà lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov tuyên bố, 20.000 đặc nhiệm Chechnya sẵn sàng đợi lệnh Tổng thống Nga Putin. Tuyên bố trên nói lên điều gì?
Nhà lãnh đạo Chechnya thể hiện sự trung thành với nước Nga
Ông Ramzan Kadyrov, người đứng đầu Chechnya tuyên bố rằng, nhân dân Chechnya ủng hộ Tổng thống Nga Putin, những tình nguyện viên trải qua huấn luyện đang sẵn sàng thực hiện mọi nhiệm vụ do Tổng thống chỉ thị, hàng chục ngàn lính đặc nhiệm Chechnya sẵn sàng bảo vệ nước Nga
Trong bài phát biểu trước quân đội và lực lượng an ninh tại sân vận động Sultan Bilimkhanov, ông Kadyrov lưu ý rằng trong những thời điểm khó khăn nhất của nhân dân Chechnya, vị tổng thống đầu tiên của nước Cộng hòa Akhmad Kadyrov luôn yêu cầu Vladimir Putin giúp đỡ và chưa lần nào bị từ chối.
Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014
Mỹ-phương Tây sập “bẫy vàng” của Nga?
Một doanh vụ siêu kinh điển như…trong phim Mỹ, khiến chúng ta chưa tin đó là sự thật.
Cuộc chiến vàng và USD |
Mỹ 'bảo kê' Trung Quốc thành cường quốc biển
Mỹ với các hạm đội hùng mạnh của mình đang vô tình đảm bảo an ninh để Trung Quốc vươn lên thành một cường quốc biển.
Trung Quốc đang là một cường quốc biển, xét theo góc độ thương mại. Ngoài năng lực đóng tàu lớn nhất thế giới, đội thương thuyền Trung Quốc đang tung hoành khắp các đại dương, thậm chí là ngay trong nội địa nước Mỹ.
Giới phân tích đã chỉ ra một thực tế Trung Quốc có được “quyền lực” biển như vậy là nhờ Mỹ đứng ra đảm bảo an ninh hàng hải. Trong khi đó, ở những vùng biển “gần nhà”, Trung Quốc lại làm điều ngược lại khi muốn đặt ra quy tắc của riêng mình, muốn thử thách vai trò của Mỹ và các đồng minh.
Tàu chở container của Trung Quốc chạy phía dưới cây cầu Golden Gate |
Vì sao Mỹ không muốn Ukraine yên ổn?
Truyền thông Đức cho rằng việc làm của Kiev nhằm tiếp cận phương Tây chỉ làm cho tình hình xấu đi, và phương Tây mới là người phải chịu trách nhiệm
Truyền thông Đức đang ủng hộ Nga?
Chỉ còn vài ngày, năm 2014 của khủng hoảng Ukraine sẽ khép lại. Năm 2015 tới, chưa thấy điều gì khả thi cho khả năng giải quyết những khủng hoảng đó. Tuy nhiên, ngày 29/12/2014, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lại tuyên bố đầy tự tin năm mới sẽ có cơ hội giải quyết triệt để vấn đề Ukraine.
Ông Lavrov khẳng định: "Năm 2015 sẽ có nhiều cơ hội để giải quyết các vấn đề của Ukraine một cách thực sự. Nhưng cần phải hiểu rằng cuộc khủng hoảng chỉ chấm dứt khi Kiev thôi theo đuổi các hành động xuất phát từ phía EU hay Mỹ. Và bản thân Brussels hay Washington phải nhận thức đúng đắn về những cơ hội này."
Đồng quan điểm với ông Sergei Lavrov, truyền thông Đức tiếp tục có những loạt bài chỉ trích chính sách về Ukraine của những chính trị gia phương Tây. Báo giới Đức cho rằng việc Kiev loại Donbass ra khỏi kế hoạch kinh tế năm 2015 là hành động "ngu xuẩn".
Mỹ viện trợ QS cho Kiev, Nga cấp vũ khí cho Donbass?
Một nghị sĩ Nga vừa đề xuất là nếu Mỹ cung cấp súng đạn cho Kiev thì Nga cũng chuyển giao vũ khí cho Donbass.
Nghị sĩ Nga đề nghị đưa quân sang Ukraine hoặc cung cấp vũ khí cho Donbass
Ngày hôm qua - 28/12 một thành viên của Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) nêu khả năng cung cấp vũ khí Nga cho lực lượng ly khai đông nam Ukraine. Vị nghị sĩ này cho rằng, nếu Mỹ cung cấp viện trợ quân sự cho Kiev thì Nga có thể xem xét khả năng cung cấp trang thiết bị quân sự cho Donbass.
Theo Interfax, hạ nghị sĩ Franz Klintsevich, thành viên Ủy ban Quốc phòng Duma cho biết ý kiến vào ngày 28-12, khi ông bình luận về phát biểu của Tổng thống Mỹ cho biết Washington có thể chuyển toàn bộ các thiết bị quân sự hiện có ở Afghanistan cho Ukraina.
"Việc chuyển các thiết bị từ Afghanistan đến Ukraina là một bước làm rất nguy hiểm, chắc chắn sẽ dẫn đến sự leo thang bạo lực ở đông nam Ukraina" - ông Klintsevich tuyên bố với các phóng viên và cho biết rằng, số lượng vũ khí Mỹ ở Afghanistan là vô cùng lớn.
Nga - Mỹ cùng đổ vũ khí vào Ukraina?
(PetroTimes) - Ngay sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo khả năng chuyển toàn bộ các thiết bị quân sự hiện có ở Afghanistan cho Ukraina, Duma quốc gia Nga cũng đang nêu khả năng cung cấp vũ khí Nga tới miền đông Ukraina.
Quân đội Mỹ và NATO chính thức rút khỏi Afghanistan ngày 28/12/2014
Ukraine 'thỏa hiệp trên máu và quyền lợi người dân'
Chính quyền Kiev và tất cả những bên liên quan đang có những hành động mà truyền thông phương Tây cho là "thỏa hiệp trên máu và quyền lợi của người dân"
Kiev đang làm những gì?
Ngày 26/12, chỉ còn chưa đến một tuần là kết thúc năm 2014 đầy biến động với đất nước Ukraine và chính phủ Kiev đang chạy đua với thời gian để nỗ lực dành được những đồng tiền viện trợ từ phía phương Tây.
Tổng thống Poroshenko tiếp tục hối thúc Quốc hội thông qua ngân sách nhà nước 2015 do ông này đề ra, càng sớm càng tốt trước khi năm này kết thúc. Tại cuộc họp với Quốc hội, có mặt cả Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk - người đứng đầu liên minh cầm quyền, Tổng thống Poroshenko cho biết:
"Đây là thời điểm then chốt với Ukraine. Là thời điểm để chúng ta đưa ra những câu trả lời cho tương lai đất nước. Độc lập, toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, cải cách đất nước... đều đang bị đe dọa, và chúng ta phải làm tất cả mọi điều để loại bỏ những mối nguy đó. Để làm được điều đó, chúng ta cần có ngân sách, cần có tiền."
Chechnya muốn thành lập lực lượng bảo vệ Nga trước Phương Tây
Quân đội Chechnya. (Nguồn: www.jamestown.org) |
Tổng thống Áo: Hậu quả khôn lường khi gia tăng trừng phạt Nga
Tổng thống Áo Heinz Fischer. (Nguồn: www.balkaninside.com) |
Tổng thống Ukraine ký ban hành luật bỏ quy chế không liên kết
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenk. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Báo Đức đánh giá Ukraine ngày càng hành động thiếu khôn ngoan
Ngày 16/9, Quốc hội Ukraine đã thông qua Hiệp định liên kết với Liên minh châu Âu (EU) để đưa quốc gia Đông Âu này tiến gần đến phương Tây. (Ảnh: AFP/TTXVN) |
Thế giới 24h: Cổ phiếu AirAsia “rơi tự do”, Đức trả giá đắt nhất
Cổ phiếu AirAsia rơi tự do, Nam Phi sắp thành quốc gia không tiền mặt là 2 trong số các đề tài làm nóng mặt báo kinh tế quốc tế 24h qua.
Ảnh minh họa. |
Người đứng đầu Chechnya chuẩn bị hàng chục ngàn lính đặc nhiệm “chờ lệnh” ông Putin
Ông Ramzan Kadyrov, người đứng đầu Chechnya tuyên bố rằng, nhân dân Chechnya ủng hộ Tổng thống Nga Putin, những tình nguyện viên trải qua huấn luyện đang sẵn sàng thực hiện mọi nhiệm vụ do Tổng thống chỉ thị.
Photo: RIA Novosti/Said Tcarnaev. |
Tổng thống Áo: “EU đã sai lầm trong chính sách về Nga và Ukraine”
EU đã sai lầm trong chính sách về Nga và Ukraine, và áp đặt những biện pháp trừng phạt mới chống lại Moscow là "ngu dốt và gây hại”.
Tổng thống Áo Heinz Fischer |
Phương Tây muốn chấm dứt đối đầu với Nga
Phụ trách Chính sách Đối ngoại Liên minh Châu Âu (EU), bà Federica Mogherini. |
Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014
Putin có quà mừng năm mới cho người dân Ukraine
GDVN) - Ukraine hôm 26/12 tuyên bố Nga sẽ cung cấp điện và than cho quốc gia láng giềng mà không cần phải tứng tiền trước với mức giá bằng giá nội địa Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. |
Ukraine: Bí mật chốn 'hậu cung' và những điều ông Yanukovych chưa nói
Trong buổi trả lời phỏng vấn tờ Arguments & Facts (Nga) hôm 24/12, cựu lãnh đạo Ukraine Viktor Yanukovych đã buộc tội cựu Chánh văn phòng Phủ Tổng thống Serhyi Lyovochkin là người đứng sau giật dây đảo chính.
Ông Lyovochkin được cho là người phải chịu trách nhiệm chính trong vụ đụng độ giữa cảnh sát và đám đông biểu tình sinh viên hôm 30/11/2013, mốc sự kiện quan trọng đưa đến ngã rẽ mới của phong trào Maidan. Liền sau đó, ông này đệ đơn từ chức, nhưng không được chấp nhận. Diễn biến này dường như phù hợp với những gì mà ông Yanukovych mô tả. Vậy sự thực là sao, có những bí mật trong hậu cung ở Kiev mà cựu lãnh đạo Ukraine còn chưa nói?
Ông Lyovochkin được cho là người phải chịu trách nhiệm chính trong vụ đụng độ giữa cảnh sát và đám đông biểu tình sinh viên hôm 30/11/2013, mốc sự kiện quan trọng đưa đến ngã rẽ mới của phong trào Maidan. Liền sau đó, ông này đệ đơn từ chức, nhưng không được chấp nhận. Diễn biến này dường như phù hợp với những gì mà ông Yanukovych mô tả. Vậy sự thực là sao, có những bí mật trong hậu cung ở Kiev mà cựu lãnh đạo Ukraine còn chưa nói?
Đụng độ giữa cảnh sát và đám đông biểu tình hôm 30/11/2013. Ảnh: Reuters
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)