Chính quyền Kiev và tất cả những bên liên quan đang có những hành động mà truyền thông phương Tây cho là "thỏa hiệp trên máu và quyền lợi của người dân"
Kiev đang làm những gì?
Ngày 26/12, chỉ còn chưa đến một tuần là kết thúc năm 2014 đầy biến động với đất nước Ukraine và chính phủ Kiev đang chạy đua với thời gian để nỗ lực dành được những đồng tiền viện trợ từ phía phương Tây.
Tổng thống Poroshenko tiếp tục hối thúc Quốc hội thông qua ngân sách nhà nước 2015 do ông này đề ra, càng sớm càng tốt trước khi năm này kết thúc. Tại cuộc họp với Quốc hội, có mặt cả Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk - người đứng đầu liên minh cầm quyền, Tổng thống Poroshenko cho biết:
"Đây là thời điểm then chốt với Ukraine. Là thời điểm để chúng ta đưa ra những câu trả lời cho tương lai đất nước. Độc lập, toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, cải cách đất nước... đều đang bị đe dọa, và chúng ta phải làm tất cả mọi điều để loại bỏ những mối nguy đó. Để làm được điều đó, chúng ta cần có ngân sách, cần có tiền."
Vì sao Tổng thống Poroshenko đang sốt ruột như vậy? Hiện tại, EU và Mỹ đã đưa ra những lời hứa về việc viện trợ kinh tế cho Ukraine, nhưng họ sẽ chỉ viện trợ khi kế hoạch ngân sách nhà nước năm 2015 của quốc gia này được thông qua có theo đúng ý của họ hay không.
Ở đây có thể thấy, phương Tây đã bị đẩy vào tình thế bị buộc phải móc hầu bao cho tiền Kiev, nhưng những nhà tư bản này không muốn ném tiền qua cửa sổ. Họ muốn nhìn thấy Kiev sẽ dùng đồng tiền của họ như thế nào, mà cụ thể, nó sẽ được thể hiện qua kế hoạch ngân sách nói trên.
Tổng thống Poroshenko và các lãnh đạo trong nội các bên lề một cuộc họp Quốc hội Ukraine |
Ông Poroshenko muốn Quốc hội thông qua kế hoạch này càng sớm càng tốt, nhưng điều đó khó, vì dù là một phần trong Liên minh cầm quyền của Ukraine, nhưng thế lực trong Quốc hội nước này lại thuộc về phe của Thủ tướng Yatsenyuk - được thể hiện qua cuộc tổng tuyển cử sớm hồi tháng 10.
Vì thế, Poroshenko muốn dùng ngân sách Ukraine để phục vụ các quyền lợi của mình, buộc phải có sự thỏa hiệp nhằm đảm bảo cả quyền lợi của những nhân vật chính trị đối lập. Tất nhiên trong kế hoạch này, Poroshenko đã đưa ra dự tính chi mạnh cho ngân sách quốc phòng trong năm 2015. Nói cách khác, Poroshenko sẽ dùng khoảng 5% ngân sách hoặc hơn để phục vụ chiến tranh với những người ly khai miền Đông.
Hành động này là hợp ý phe đối lập, hợp ý phương Tây, nhưng để đảm bảo lợi ích chính trị và kinh tế của Tổng thống Poroshenko và phe phái của ông, họ đã sẵn sàng mang máu, sinh mạng của đồng bào ra để đánh đổi và thỏa hiệp với nhau.
Một hành động khác mà Kiev đang xúc tiến, đó là bán hàng loạt các doanh nghiệp quốc doanh cho các quỹ đầu tư từ Mỹ hay EU. Bộ trưởng kinh tế Ukraine Aivaras Abromavicius cho biết:
"Chỉ 1.120 trên tổng số 3.374 doanh nghiệp nhà nước ở Ukraine đang còn hoạt động, nhưng cũng ở trong tình trạng "bê bết". Và doanh nghiệp nhà nước của Ukraine đều năm trong Top 100 doanh nghiệp lớn nhất có các khoản lỗ lên đến hàng tỉ USD."
Và thay vì tìm cách tháo gỡ khó khăn, khôi phục sản xuất, Bộ trưởng người Litva (Ukraine thuê để điều hành kinh tế) đề nghị trao quyền quản lý các doanh nghiệp này cho các quỹ đầu tư Mỹ.
Bộ trưởng kinh tế Ukraine Aivaras Abromavicius sẽ bán hàng nghìn doanh nghiệp quốc doanh của Ukraine cho... Mỹ |
Một thực tế, tất cả các doanh nghiệp quốc doanh tất nhiên đều nắm giữ những ngành mang tính chiến lược, then chốt của một quốc gia. Và bán chúng cho nước ngoài, đất nước này sẽ hoàn toàn bị kiểm soát. Không riêng gì Bộ Kinh tế, Ukraine còn có rất nhiều bộ trưởng được nhập khẩu từ phương Tây như vậy với hi vọng đưa được đất nước phát triển như châu Âu hay Mỹ.
Mà như cách bình luận của hãng tin DW (Đức) thì: "Khủng hoảng nợ của một nhà nước thất bại trên thực tế chỉ có thể được giải quyết bằng cách bán tài sản cho nước ngoài. Đó là hình mẫu điển hình của sự chiếm đoạt, thường được sử dụng khi các chính phủ tham nhũng, bất tài dẫn dắt đất nước đi đến sụp đổ”.
Và hãng tin của Đức nhận định thêm: "Nội các của Ukraine được lập ra với mục đích lớn nhất là "bán đứt" quốc gia này."
Những nhận định đó của truyền thông phương Tây, và cũng là một trong những hãng tin lớn nhất thế giới hoàn toàn có thể diễn tả chính xác nhất bộ mặt thật của chính quyền Kiev - chính quyền được dựng lên từ bạo động đường phố, lật đổ, chiếm đoạt... dưới sự hậu thuẫn của phương Tây.
Phương Tây - Nga vẫn đang ngoại giao cầm chừng
Song song với những hỗn loạn bên trong đất nước Ukraine, phương Tây và Nga tiếp tục có những đối thoại với nhau, hoặc hiểu nôm na rằng tiếp tục truyền tải cho nhau những thông điệp về yêu sách.
Buổi sáng Giáng Sinh của người dân Donetsk: im lìm, lo lắng, thiếu thốn... xung quanh là những đống đổ nát do đạn pháo, bom. |
Ngày 28/12/2014, một lần nữa, nước Đức - đại diện của EU yêu cầu Nga phải tích cực hơn trong quá trình giải quyết khủng hoảng ở Ukraine. Cụ thể, Thủ tướng Đức Angela Merkel yêu cầu:
"Tình hình chỉ có thể ổn định nếu các điều khoản trong thỏa thuận ngừng bắn được thực thi. Tôi yêu cầu Chính phủ Nga sử dụng ảnh hưởng ở các khu vực ly khai để chấm dứt xung đột."
Nếu EU cho rằng thỏa thuận ngừng bắn sẽ có tác dụng trong việc giải quyết các bất ổn của Ukraine, thì hãy xem lại họ đang làm gì? Mỹ thông qua dự luật gia tăng trừng phạt kinh tế Nga, đồng ý viện trợ hàng trăm triệu vũ khí sát thương cho Ukraine, và EU cũng đang cân nhắc huấn luyện quân sự cho Kiev và bớm tiền cứu nền kinh tế nước này.
Những hành động như vậy liệu có chứng tỏ họ nhiệt tâm muốn chấm dứt khủng hoảng Ukraine theo chiều hướng đàm phán hòa bình? Và tất nhiên, Nga cũng không bao giờ nghe theo những yêu cầu của EU hay Mỹ, như rất nhiều thông điệp trước đây họ đã được nhận.
Và để phản pháo lại, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố những lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đăt vào Nga đang cản trở việc giải quyết khủng hoảng ở Ukraine. Với thông điệp này, Moscow như muốn nhắn rằng: không phải Nga không muốn tích cực, nhưng Nga sẽ chỉ làm điều đó khi nhận được sự tích cực tương tự từ phía đối phương, mà cụ thể nhất là gỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
Những gì mà Nga, và EU, hay Mỹ tuyên bố qua lại đã diễn ra nhiều tháng trời, và người ta đã quá quen với những câu chuyện đối đáp giữa các bên như vậy. Những hành động ngoại giao cầm chừng này chỉ cho thấy rằng các thế lực tạo ra cuộc khủng hoảng Ukraine vẫn chưa thôi quyết tâm kiên quyết đối đầu với nhau.
- Đỗ Minh Tú
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét