CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Trung Quốc có “đối thủ mới” trong tranh chấp Biển Đông

(PetroTimes) – Indonesia vốn không phải là một bên tranh chấp ở Biển Đông, nhưng nước này đã bắt đầu thực sự lo ngại về sự nguy hiểm trong chính sách và hành động của Bắc Kinh ở khu vực nóng bỏng trên. Jakarta đã gọi yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông là một “mối đe dọa thực sự”, đồng thời cảnh báo các vùng biển bao quanh nhiều hòn đảo của Indonesia đang thực sự gặp nguy hiểm trước hành động xâm lấn của Bắc Kinh.
>> Indonesia cảnh giác “đường lưỡi bò” của Trung Quốc
Quần đảo Natuna của Indonesia trên bản đồ
Tờ Jakarta Post cho hay, vùng biển xung quanh quần đảo Natuna ở phần phía nam của Eo biển Malacca trên lý thuyết hiện giờ không “dính dáng” đến vùng lãnh hải mà Trung Quốc đòi chủ quyền ở Biển Đông, nhưng vấn đề là ở chỗ Bắc Kinh không làm rõ lập trường của nước này về vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia. Trong khi đó, vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia kéo dài từ nhóm đảo Natuna chồng lấn với vùng biển nằm trong “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc tự vẽ ra để yêu sách chủ quyền phi lý trên Biển Đông.
Hơn nữa, eo biển Malacca được thừa nhận là một vị trí chiến lược quan trọng, đặc biệt cho việc giám sát các hoạt động quân sự ở Biển Đông.
"Đây rõ ràng là một mối đe dọa thực sự với Indonesia”, Phó Đô đốc Desi Albert Mamahit - người đứng đầu Cơ quan điều phối an ninh biển của Indonesia thẳng thừng nói tại một diễn đàn an ninh hàng hải mới đây.
Do đó, ông Mamahit cho rằng, Indonesia cần phải cảnh giác và có sự chuẩn bị trước những động thái mà Trung Quốc có thể thực hiện nhằm mở rộng hơn nữa yêu sách chủ quyền phi lý ở khu vực.
Cũng theo ông Mamahit, vấn đề này đã trở nên phức tạp hơn sau khi xảy ra một số vụ đối đầu, va chạm giữa Trung Quốc và các nước láng giềng Đông Nam Á, liên quan tới các tàu quân sự, tàu đánh cá ở Biển Đông, đặc biệt sau khi Trung Quốc ngang ngược hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam.
Linh Phương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét