Đường chín đoạn (Trung văn giản thể: 九段线; Trung văn phồn thể:九段線, âm Hán Việt: Cửu đoạn tuyến), còn gọi là Đường lưỡi bò,Đường chữ U, Đường 9 khúc, là tên gọi dùng để chỉ đường quốc giới hải vực biển Đông mà Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chủ trương và đơn phương tuyên bố chủ quyền.
Mục lục
[ẩn]
[sửa | sửa mã nguồn]Đường chín đoạn đuợc cho là của Trịnh Tư Ước,Đường lưỡi bò do Trung Quốc vẽ
Lịch sử
Đường chín đoạn đuợc cho là của Trịnh Tư Ước, nguyên là quan chức phụ trách Vụ Nội chính tiện tay vẽ vào[1].
Đường chín đoạn được hình thành dựa trên cơ sở "đường mười một đoạn" của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Đường mười một đoạn là đường quốc giới trên biển Đông do mười một đoạn liên tục tạo thành, xuất hiện công khai lần đầu tiên vào tháng 2 năm 1948 trong phụ đồ "Bản đồ vị trí các đảo Nam Hải" của "Bản đồ khu vực hành chính Trung Hoa Dân Quốc" do Cục Phương vực Bộ Nội chính Trung Hoa Dân Quốc phát hành.
Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sau khi thành lập vẫn xác định cương vực trên biển Đông theo "đường mười một đoạn" của Trung Hoa Dân Quốc, đến năm 1953 thì bỏ hai đoạn trong vịnh Bắc Bộ, trở thành "đường chín đoạn".
Trong suốt một thời gian dài, mặc dù cho xuất bản bản đồ có thể hiện "đường lưỡi bò" như trên, nhưng cả Chính phủ Cộng Hòa Trung Hoa lẫn Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa chưa bao giờ đưa ra lời tuyên bố hoặc giải thích chính thức gì về "đường lưỡi bò" đó.[2].
Trong nửa đầu năm 2014, sau một thời gian kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam, ngày 25 tháng 6 năm 2014, báo chí Trung Quốc đã công bố bản đồ dọc có đường lưỡi bò nhưng lần này bổ sung thêm một đoạn thành Đường mười đoạn[3]
Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]
Đường chín đoạn bao trọn bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên biển Đông làquần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Trường Sa, quần đảo Đông Sa và bãi Macclesfieldvới khoảng 75% diện tích mặt nước của biển Đông, chỉ còn lại khoảng 25% cho tất cả các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, và Việt Nam, tức mỗi nước được trung bình 5%[4].
Tranh chấp nội vùng đường chín đoạn[sửa | sửa mã nguồn]
Các sự kiện nổi lên trong quan hệ Việt Trung như cản trở hợp đồng của BP với Việt Nam tại khu vực bồn trũng Nam Côn Sơn (năm 2007), cản trở hợp đồng của Exxon Mobil với Việt Nam (năm 2008)[5], vụ tàu Trung Quốc bắn ngư dân Việt Nam năm 2007[6], vụ căng thẳng giữa tàu thăm dò đại dương USNS Impeccable (T-AGOS-23) của Mỹ với một số tàu Trung Quốc đầu năm 2009[7] v.v. đều nằm trong ranh giới đường chín đoạn trên biển này.
Trong năm 2012, bãi cạn Scarborough-một bãi đá nằm cách bờ biển Philippines tầm 124 hải lý và hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước này-đã trở thành mục tiêu tranh chấp căng thẳng và kéo dài giữa Trung Quốc vàPhilippines. Bãi cạn Scarborough nằm trong vùng biển mà đường chín đoạn đã vẽ.
Ngày 23 tháng 6 năm 2012, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) công bố mời thầu quốc tế với chín lô dầu khí. Các lô dầu khí này, chiếm diện tích tới 160.129 km2, thuộc nội vùng biển của đường chín đoạn nhưng nằm sâu trên thềm lục địa của Việt Nam. Chồng lên các lô từ 128 đến 132 và từ 145 đến 156 mà Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã và đang tiến hành các hoạt động dầu khí cùng đối tác của mình[8].
Tháng 5 năm 2014, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đưa giàn khoan HD-981 vào khu vực biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa, dẫn tới việc nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên bố phản đối, đồng thời tàu thuyền của hai quốc gia đã có một số va chạm.[9][10]
Quan điểm[sửa | sửa mã nguồn]
Trung Quốc[sửa | sửa mã nguồn]
Tại diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La ở Singapore năm 2014, Phó tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Vương Quán Trung (Wang Guanzhong) cho biết bản đồ với "Đường lưỡi bò" phản ánh 2.000 năm lịch sử Trung Quốc, và do đó nó có trước Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Từ đó, ông Vương cho rằng khu vực này không phù hợp để áp dụng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển trong khi công ước này ra đời để áp dụng chung cho việc giải quyết mọi tranh chấp mà không hề nêu ra ngoại lệ.[11]
Vấn đề công nhận[sửa | sửa mã nguồn]
Từ khi Trung Hoa Dân Quốc công bố ranh giới chín đoạn vào năm 1947 cho tới nay, Trung Hoa Dân Quốc và Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa cũng chưa bao giờ chính thức nói ý nghĩa của ranh giới đó là gì: nó là ranh giới cho chủ quyền đối với các đảo hay cho cả chủ quyền đối với các vùng nước. Nếu cho cả chủ quyền đối với các vùng nước thì với tư cách gì: nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, hay biển lịch sử[5], dù Trung Quốc đã có nhiều hành động thực tế bên trong ranh giới chín đoạn, thí dụ như: khảo sát vùng bãi ngầm James sát bờ biển Malaysia (năm 1983), ký hợp đồng khảo sát vùng Tư Chính với Crestone (năm 1992), quy định là tất cả các bản đồ của Trung Quốc phải vẽ ranh giới chín đoạn (năm 2006)[5].
Sau vụ đụng độ giữa Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam năm 1988, một số học giả Trung Quốc nói rằng ranh giới chín đoạn là ranh giới biển lịch sử của Trung Quốc[5]. Tuy nhiên, dù Trung Quốc có đề cập tới chủ quyền lịch sử của họ ở Biển Nam Trung Hoa hay chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, Trường Sa và những vùng biển lân cận, phát ngôn chính thức của Trung Quốc cũng chưa bao giờ chính thức nói là phạm vi của những vùng biển đó là ranh giới chín đoạn. Phản đối quan điểm của nhóm các học giả trên, nhóm thứ hai cho rằng yêu sách vùng nước lịch sử của Cộng hoà Trung Hoa khó có thể biện minh được cho tính chất tuỳ tiện, thiếu hệ thống tọa độ cũng như khái niệm vùng nước lịch sử đã trở nên lỗi thời, không thể sử dụng để trợ giúp cho yêu sách của chính quyền Trung Quốc và Đài Loan.
Tại cuộc Hội thảo lần thứ nhất về vấn đề tranh chấp chủ quyền tại biển Đông tổ chức tại Hà Nội tháng 3 năm 2009, báo cáo của ông Hoàng Việt thuộc Quỹ Nghiên cứu biển Đông, đã phân tích các yêu sách của Trung Quốc về khu vực "đường lưỡi bò" theo luật quốc tế, khẳng định đường lưỡi bò vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982.
Chỉ một ngày sau khi Trung Quốc trình tấm bản đồ 9 đường gián đoạn trên Biển Đông lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ngày 7 tháng 5 năm 2009, Việt Nam, Malaysia và tiếp đó là Indonesia đã phản đối, bác bỏ.[12][13].
Ngày 5 tháng 4 năm 2011, Philippines gửi thư ngoại giao lên Liên Hiệp Quốc phản đối yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông, theo đó tuyên bố chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc là "không có căn cứ theo luật quốc tế"[14]. Bản thân Trung Quốc cũng không thống nhất với chính họ về việc này.[15]
Tại cuộc hội thảo mang tên Tranh chấp biển Đông: chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế do Viện Nghiên cứu Kinh tế Thiên Tắc và báo điện tử Sina.com/blog chủ trì, tổ chức chiều ngày 14 tháng 6 năm 2012 tại Viện nghiên cứu Kinh tế Thiên Tắc, học giả Trung Quốc Lý Lệnh Hoa, nhà nghiên cứu lâu năm về vấn đề vạch ranh giới biển quốc tế, thừa nhận rằng:Đường chín đoạn do tiền nhân của chúng ta vạch ra không có kinh độ, vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp lý"[16]
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ "Đường lưỡi bò" là do một quan chức Trung Quốc tiện tay vẽ vào, Lao động, 16/05/2013
- ^ Hoàng Việt (25 tháng 2 năm 2010). “Hoàng Việt, PHÂN TÍCH CÁC YÊU SÁCH VỀ "ĐƯỜNG LƯỠI BÒ" THEO LUẬT QUỐC TẾ” (bằng tiếng Việt). Nghiên cứu Biển Đông.
- ^ Sự tích đường lưỡi bò hoang đường của Trung Quốc
- ^ Lê Minh Phiếu - Dương Danh Huy (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông) (11 tháng 1 năm 2009). “Việt Nam trước chủ trương của Trung Quốc đối với Biển Đông” (bằng tiếng Việt). TuanVietnam.net. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2012.
- ^ a ă â b Dương Danh Huy - Phạm Thu Xuân - Nguyễn Thái Linh - Lê Vĩnh Trương - Lê Minh Phiếu (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông) (13 tháng 3 năm 2009). “Tranh chấp Biển Đông và vai trò của Liên hiệp quốc” (bằng Tiếng Việt). TuanVietnam.net. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2012.
- ^ Nhã Trân (28 tháng 7 năm 2007). “Vụ hải quân Trung Quốc bắn ngư dân Việt Nam theo nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh” (bằng Tiếng Việt). Đài Á Châu Tự do. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2012.
- ^ Hải Ninh (10 tháng 3 năm 2009). “Mỹ cáo buộc tàu Trung Quốc khiêu khích” (bằng Tiếng Việt). VNExpress. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2012.
- ^ Đông Hà (28 tháng 6 năm 2012). “Trung Quốc mời thầu 9 lô dầu khí trên biển Việt Nam” (bằng Tiếng Việt). Tuoitre. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2012.
- ^ Việt-Trung tiếp tục đối đầu vụ giàn khoan,BBC, 07.05.2014
- ^ China-Vietnam Tensions High over Drilling Rig in Disputed Waters,CSIS, 07.05.2014
- ^ Ngụy biện của Trung Quốc tại Shangri-La là 'ngô nghê, nguy hiểm',motthegioi, 02.06.2014
- ^ “Đại sử ký tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông” (bằng Tiếng Việt). Quỹ Nghiên cứu Biển Đông. 11 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2012.
- ^ Lam Điền (3 tháng 9 năm 2009). “Một "đường lưỡi bò" vô căn cứ” (bằng Tiếng Việt). Tuổi trẻ. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2012.
- ^ “Philippines phản đối Trung Quốc lên LHQ” (bằng Tiếng Việt). BBC Tiếng Việt. 14 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2012.
- ^ Nguyên Phong (26 tháng 4 năm 2011). “Trung Quốc tự mâu thuẫn về "đường lưỡi bò"” (bằng Tiếng Việt). Thanh niên. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2012.
- ^ "Học giả Trung Quốc khẳng định đường chữ U không có căn cứ pháp lý", Tạp chí Tia sáng, số 13, ngày 5 tháng 7 năm 2012, trang 18 (bài do Nguyên Hải dịch, chú và đặt tiêu đề)
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
- Tranh chấp chủ quyền Biển Đông
- Việc Trung Quốc tấn công ngư dân Việt Nam năm 2005
- Việc Trung Quốc bắt ngư dân Việt Nam năm 2009
- Tranh chấp trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2011
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
- (tiếng Trung) Video về nguồn gốc lịch sử và địa vị pháp lý của đường chín đoạn, Thời báo Hoàn Cầu
- (tiếng Trung) Ai đã vẽ ra đường chín đoạn, Đài Phượng Hoàng
- (tiếng Trung) Nguồn gốc của việc thu phục quần đảo Nam Hải và đường chín đoạn năm 1946, Tân Hoa xã
- (tiếng Trung) Tranh chấp Nam Hải sinh ra đường chín đoạn, Mạng Pháp chế
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét