CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

Trung Quốc học sai 'chính sử', hung hăng đòi chủ quyền biển Đông

Đăng Bởi  - 
Ảnh: Tương lai hòa bình Đông Nam Á tùy thuộc TQ có chịu xem lại quá khứ học sai sử
Ảnh: Tương lai hòa bình Đông Nam Á tùy thuộc TQ có chịu xem lại quá khứ học sai sử


Toàn dân tộc Trung Quốc bị dạy dỗ một cách sai lầm, rằng TQ đã phát hiện và đặt tên các đảo ở biển Đông. Đây là nội dung bài viết “Hội chứng nhớ sai TQ” (China False Memory Syndrome) của nhà nghiên cứu Bill Hayton được đăng trên trang Prospect (Anh).
Một Thế Giới xin lược dịch:
Biển Đông là nơi mà tham vọng của TQ vấp phải sự lo ngại của châu Á và quyền lực của Mỹ. TQ từ bỏ ý tưởng “trỗi dậy hòa bình” để ngã về kiểu ngoại giao pháo hạm. Tàu tuần duyên vũ trang TQ đã đâm va tàu Việt Nam, phong tỏa các tiền đồn của Philippines, ngăn trở các tàu khảo sát dầu của Malaysia và dọa nạt các tàu Indonesia đang bảo vệ ngư trường quốc gia.
Đáp lại, các nước này đang mua vũ khí nhiều hơn và cải thiện quan hệ quân sự với chính phủ các nước quan ngại sự hung hăng ngày càng tăng của TQ, nhất là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Úc.
Cội nguồn của tất cả các rắc rối này là âm mưu chiếm chủ quyền 80% biển Đông của Bắc Kinh: lãnh hải của họ phải là từ Hồng Kông tới gần sát bờ biển Borneo cách xa 1.500 km. Vấn đề của yêu sách này là họ không có bằng chứng đáng tin cậy nào làm chỗ dựa.
Nhưng yêu sách này đe dọa hòa bình và an ninh ở châu Á, tạo ra cuộc đấu đá giữa TQ và Mỹ với những tác động mang tính toàn cầu.
Dường như rất khó có thể tin, rằng cuộc đối đầu tiềm năng có tính hủy diệt này lại có gốc rễ là tranh chấp về chuỗi đảo gần như hoàn toàn không thể là nơi để người sống được. 
Có hai nhóm “đảo” chính ở biển Đông. (Chỉ một số rất ít là đảo thực sự, phần lớn chỉ là rạn san hô, bãi cát hoặc bãi đá). Hầu hết những chỗ hoang vắng này đều có tên tiếng Anh, thường do các tàu và thủy thủ vẽ bản đồ các đảo này và đặt tên: Richard Spratly là một thuyền trưởng tàu săn cá voi đã phát hiện quần đảo Trường Sa vào năm 1843, hoặc tên tàu HMS Iroquois được đặt cho bãi đá Iroquois (bãi Amy Douglas) trong khi làm công việc khảo sát trong thập niên 1920…
Sửa tên đảo sang tiếng Hoa
Khi một ủy ban của chính quyền Trung Hoa dân quốc (sau bị quân Mao Trạch Đông đánh sập năm 1949) lần đầu đặt tên tiếng Trung cho các đảo vào năm 1935, mọi việc họ làm là dịch hoặc phiên âm các tên tiếng Anh đang có.
Ví dụ, ở quần đảo Hoàng Sa, bãi đá Antelope Reef (Hải Sâm) trở thành Lingyang (Linh Dương) và ở quần đảo Trường Sa, bãi đá Bắc (North Danger Reef) trở thành Beixian (Bắc Hiểm) đảo Spratly (Trường Sa) trở thành Si-ba-la-tuo (phiên âm tên tiếng Anh)
Uỷ ban này chỉ việc sao y các bản đồ, các sai sót và mọi thứ của Anh. Các tên này sau đó được xem xét chỉnh lại hai lần. Bãi cạn Scarborough, được đặt tên theo tên một tàu Anh vào năm 1748, được phiên âm là Si-ge-ba-luo vào năm 1935, đổi tên thành Min’zhu Jiao (bãi đá Dân chủ) vào năm 1947 và sau đó được Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (TQ) đặt tên ít nhạy cảm chính trị hơn là Huangyan (Hoàng Nham, bãi đá màu vàng) vào năm 1983.
Hiện nay, xem ra TQ hoàn toàn làm ngơ như không biết về điều này. Cách bào chữa chính thức về chủ quyền “không thể tranh cãi” của TQ đối với biển Đông bắt đầu bằng câu “người TQ là những người đầu tiên phát hiện và đặt tên cho quần đảo Nam Sa”.
Trên thực tế, “người TQ” chỉ sao chép các tên này từ người Anh. Ngay cả từ “Nam Sa” (có nghĩa là “cát phía Nam”) cũng “chạy vòng quanh” trên bản đồ TQ. Năm 1935 tên này đã được sử dụng để mô tả các khu vực biển cạn có tên tiếng Anh là “Macclesfield Bank” (tên một tàu khác của Anh). Năm 1947, tên Nam Sa được chuyển về phía nam trên bản đồ TQ để chỉ quần đảo Trường Sa. 
Một cuộc xem xét đầy đủ mỗi biện minh mà phía TQ đưa ra sẽ tốn nhiều trang giấy, nhưng đủ để nói rằng chưa hề thấy có bằng chứng khảo cổ học nào về việc có tàu TQ đi trên biển Đông trước thế kỷ 10. Cho đến thời điểm đó, tất cả việc giao thương và khai thác đều do các tàu thuyền Malaysia, Ấn Độ và Ả Rập thực hiện. Các tàu này có thể vào lúc này lúc khác, có chở khách TQ.
Các chuyến đi được bàn luận nhiều của các “đô đốc thái giám” TQ kể cả Trịnh Hòa kéo dài tổng cộng khoảng 30 năm, cho đến thập niên 1430.
Sau đó, mặc dù các thương nhân và ngư dân dùng tàu thuyền tới lui vùng biển này, nhà nước TQ không bao giờ đến các vùng biển sâu lần nào nữa, cho mãi đến khi chính phủ Quốc dân đảng được Mỹ và Anh tặng cho một số tàu thuyền vào cuối Thế chiến 2. 
Lần đầu tiên quan chức Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) đặt chân lên bất kỳ đảo nào thuộc quần đảo Trường Sa là ngày 12.12.1946, vào thời điểm hai đế chế Anh và Pháp đã đưa ra các tuyên bố chủ quyền ở vùng biển này. Một phái đoàn cấp tỉnh đã đến quần đảo Hoàng Sa một vài thập niên trước đó, vào ngày 6.6.1909, thực hiện điều có vẻ như là một cuộc thị sát trong một ngày, nhờ sự dẫn đường của hai thuyền trưởng Đức thuê lại của hãng buôn Carlowitz. Nhiều đối đầu quốc tế đã bùng ra từ tuyên bố đơn giản này. 
Đó là bức tranh toàn cảnh lịch sử, từ các nghiên cứu độc lập tốt nhất. Nhưng khi nói điều này cho bất kỳ người TQ nào nghe, thì họ sẽ phản ứng với sự ngờ vực.
Từ lớp học đến sảnh đường ngoại giao, một ký ức chính thức về chủ quyền của TQ trên biển đã trở thành một thực tế được xác lập. Làm sao mà một ý thức quốc gia về chủ quyền đối với biển Đông lại phát triển rất mạnh từ một nền móng lung lay như vậy? 
Câu chuyện có thể bắt đầu với cuộc chiến tranh nha phiến lần một vào năm 1840, điều mà bây giờ người TQ gọi là “thế kỷ quốc sỉ” (thế kỷ nhục nhã của đất nước)...
Nhà địa lý William Callahan và những người khác đã vạch ra cách mà phe Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản TQ (CPC) đã cố tình gieo trồng một ý thức về vi phạm lãnh thổ để động viên nhân dân như thế nào, như là một phần của cuộc đấu tranh chống lại sự thống trị của nước ngoài,
Từ những năm 1900 trở đi, các nhà địa lý của Trung Hoa như Bạch Mi Sơ, một trong những người sáng lập Hội Địa lý Trung Hoa, bắt đầu vẽ các bản đồ cho công chúng TQ thấy các nước đế quốc đã xâu xé lãnh thổ TQ tới mức nào. 
Những “bản đồ quốc sỉ” này cho rằng lãnh thổ của TQ gồm tất cả các nước chư hầu trước kia đã từng triều cống hoàng đế Trung Hoa. Các bản đồ này gồm bán đảo Triều Tiên, nhiều vùng rộng lớn của Nga, Trung Á, Hymalaya, và nhiều khu vực Đông Nam Á.
Các đường được vẽ trên các bản đồ để đối chiếu các khu vực rộng lớn của đế quốc xưa với tình trạng teo lại của đất nước này.
Tai hại là sau khi ủy ban chính thức của TQ đổi tên các đảo trên biển Đông vào năm 1935, một trong những đường này đã được vẽ ra vòng quanh biển này.
Đây là điều mà bây giờ được gọi là đường “chữ U” hoặc “9 đoạn” choán 80% biển Đông và tất cả các đảo bên trong nó. Tai nạn bản đồ đó, dựa trên việc đọc sai lịch sử Đông Nam Á, lại là cơ sở cho yêu sách chủ quyền hiện tại của TQ!. 
TQ rõ ràng gánh chịu sự sỉ nhục dưới bàn tay của người nước ngoài độc đoán nhưng nhà nước hiện đại nổi lên từ đống đổ nát của nhà Thanh và các cuộc nội chiến sau đó, đã tìm thấy niềm an ủi trong những ghi nhớ sai lầm vốn ít liên quan đến những gì thực sự xảy ra.
Các viện nghiên cứu và các ủy ban của chính phủ Quốc dân Đảng trong nửa đầu thế kỷ 20 đã để lại cho CPC  một “chính sử” sai lầm có thể chứng minh được.
Chính điều này, chứ không phải là mối đe dọa của đám đông theo chủ nghĩa dân tộc trên đường phố làm cho tranh chấp biển Đông rất khó giải quyết và nguy hiểm. Nhưng nếu thừa nhận sự sai trái của nó, sẽ loại bỏ một nền tảng cốt lõi vị thế của CPC trong đỉnh cao của xã hội TQ. 
Rủi thay, không có cách dễ dàng nào khác cho xung đột đang tiếp diễn trên biển Đông. Không bên nào muốn kích động một cuộc xung đột hoàn toàn, nhưng không ai sẵn sàng giảm bớt căng thẳng bằng cách điều chỉnh yêu sách lãnh thổ phải chăng hơn.
Một số quan chức TQ đã bí mật thừa nhận sự vô lý về pháp lý của việc duy trì yêu sách “đường 9 đoạn”. Nhưng cũng chính những quan chức này lại nói, rằng họ không thể chính thức điều chỉnh yêu sách này vì những lý do chính trị (sự chỉ trích trong nước sẽ rất lớn). Thế thì làm thế nào để có thể thuyết phục người dân TQ có một cái nhìn khác về lịch sử biển Đông? 
Có lẽ câu trả lời nằm ở Đài Loan. Các cơ hội cho một cuộc tranh luận tự do hơn về lịch sử TQ ở Đài Loan lớn hơn ở đại lục rất nhiều. Hiện đã có một số học giả “bất đồng chính kiến” đang xem xét lại các khía cạnh của lịch sử thế kỷ 20.
Đài Loan cũng là nơi lưu trữ các văn thư của Trung Hoa dân quốc, chính phủ vẽ nên “đường 9 đoạn” lần đầu. Một cuộc kiểm tra thấu đáo và mở rộng quá trình lộn xộn mà theo đó đường này được vẽ ra, có thể thuyết phục những người tạo dư luận phải xem xét lại một số huyền thoại của Quốc dân Đảng mà từ lâu họ đã tuyên bố như là “chân lý”.
Có lẽ lý do mạnh nhất để bắt đầu tại Đài Loan, là chính quyền Bắc Kinh sợ rằng bất kỳ sự nhượng bộ nào họ có thể đưa ra, sẽ bị lớn tiếng chỉ trích tại Đài Bắc. Nếu nhà chức trách ở đó muốn xuống thang sự xung đột do việc chép sử trên biển Đông, thì sẽ dễ dàng hơn nhiều để chính quyền Bắc Kinh làm điều tương tự.
Chìa khóa cho một tương lai hòa bình ở châu Á nằm trong việc xem xét trung thực và có tính phê phán quá khứ. 
Trần Trí (lược dịch từ Prospect) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét