Gần gũi hơn với Nhật, Mỹ để thoát dần khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc nhưng Triều Tiên nhận ra nguy cơ có thể bị mặc cả trên lưng nước lớn.
Trước và trong chuyến thăm lịch sử của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hàn Quốc, Triều Tiên đã có nhiều động thái muốn thoát khỏi cái bóng lớn của Trung Quốc bằng cách xích lại gần các nước vốn bị Triều Tiên coi là kẻ thù không đội trời chung.
Đầu tháng 7 này, Bình Nhưỡng đã cam kết điều tra số phận của ít nhất 17 công dân Nhật được cho là bị Triều Tiên bắt cóc từ những năm 1970. Đổi lại, Nhật Bản tuyên bố dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt đơn phương với Triều Tiên. Điều này có nghĩa là tàu Triều Tiên có thể cập cảng Nhật Bản, vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách. Đặc biệt, những người Nhật gốc Triều Tiên có thể giúp đỡ quê hương họ bằng cách chuyển tiền về nước hay hỗ trợ thương mại.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un |
Nếu như Nhật Bản và Triều Tiên có thể gác lại quá khứ, thiết lập quan hệ ngoại giao thì Triều Tiên, không chỉ có quan hệ tốt đẹp với Nhật Bản mà từ đây có thể mở ra triển vọng hợp tác với một loạt quốc gia phương Tây.
Trong khi đó, hàng loạt vụ thử tên lửa và rocket trong thời gian gần đây của Triều Tiên khiến Trung Quốc đau đầu. Nước này nhận ra rằng, dưới triều đại của Kim Jong Un, Triều Tiên ngày càng trở nên khó bảo. Đồng thời, khả năng kiểm soát của Trung Quốc đối với Bình Nhưỡng, đặc biệt là chính sách ngoại giao, đang xuống dốc. Một khi quan hệ Nhật-Triều tốt đẹp, dưới tác động ngày càng lớn của chính quyền Shinzo Abe, khả năng Trung Quốc mất Triều Tiên là không thể không tính đến.
Triều Tiên cũng đang có quan hệ tốt đẹp với Nga, quốc gia từng xóa bỏ khoản nợ 10 tỷ USD và đang muốn đầu tư 1 tỷ USD vào tuyến đường sắt nối liền hai miền Triều Tiên. Khi Nga đưa khí đốt tới hai miền Triều Tiên, hàng hóa có thể được chuyển từ cảng Pusan của Hàn Quốc lên ven biển Triều Tiên, vào mạng lưới xuyên Siberia và thị trường châu Âu.
Ngay cả với đất nước "thù nghịch" Hàn Quốc, Triều Tiên cũng muốn xích lại khi chỉ trong 2 tuần ngắn ngủi, ông Kim Jong Un liên tiếp kêu gọi sự hợp tác từ Seoul, đặc biệt là muốn "tái thống nhất độc lập" dân tộc.
Tất cả những động thái trên cho thấy nỗ lực thoát Trung của Triều Tiên đang ngày một mạnh dần. Thế nhưng, vào thời điểm này, Trung-Mỹ đang có cuộc đối thoại chiến lược và chương trình hạt nhân Triều Tiên là một trong những nội dung thảo luận giữa quan chức cấp cao hai bên.
Trong cuộc đối thoại, Ngoại trưởng Kerry chỉ ra rằng Mỹ-Trung có lợi ích ràng buộc với nhau và khẳng định Washington sẽ không tìm cách "kiềm chế" Bắc Kinh.
"Chúng tôi hoan nghênh sự trỗi dậy của một Trung Quốc hòa bình, bền vững và thịnh vượng, góp phần vào sự ổn định và phát triển của khu vực, lựa chọn đóng một vai trò có trách nhiệm trong các vấn đề thế giới", ông nói.
"Chúng ta có một lợi ích sâu xa trong thành công của nhau", ông nói thêm. "Tôi có thể nói với các vị rằng, chúng tôi quyết tâm chọn con đường hòa bình, thịnh vượng và hợp tác, thậm chí cạnh tranh, nhưng không phải xung đột".
Trong một thông cáo hôm 9/7 của Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Brack Obama cũng hoan nghênh sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc. Ông cam kết xây dựng một "hình mẫu mới" trong quan hệ với Bắc Kinh dựa trên hợp tác và quản lý hiệu quả các bất đồng.
Trong một thông cáo hôm 9/7 của Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Brack Obama cũng hoan nghênh sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc. Ông cam kết xây dựng một "hình mẫu mới" trong quan hệ với Bắc Kinh dựa trên hợp tác và quản lý hiệu quả các bất đồng.
Chính vì thế có thể nhận thấy dù Triều Tiên mong muốn và cố gắng thoát khỏi cái bóng lớn của người anh Trung Quốc, tuy nhiên, có một điều nước này nhận ra rằng, Triều Tiên có thể trở thành con bài mặc cả cho kẻ mạnh.
Tại cuộc tập trận bắn rocket chiến thuật, nhà lãnh đạo Kim Jong Un tuyên bố: "Khi chúng ta công bằng và vô tư, chúng ta có thể trở thành con bài mặc cả cho kẻ mạnh và lịch sử quý báu mà chúng ta được thừa kế từ cha ông sẽ mất đi sự huy hoàng chỉ trong một khoảnh khắc nếu chúng ta thiếu sức mạnh".
"Chúng ta nên sẵn sàng về cả lời nói lẫn hành động", ông Kim Jong Un nói.
Rõ ràng, nhà lãnh đạo Triều Tiên đủ tỉnh táo và khôn ngoan để nhận ra những thách thức đối với đất nước mình một khi muốn thoát Trung. Suốt thời gian qua, nước này liên tiếp bắn thử tên lửa và rocket, thậm chí dọa thử hạt nhân lần 4. Đó cũng là một cách tự vệ của Triều Tiên, như lời khẳng định với thế giới rằng họ có đầy đủ sức mạnh và muốn được coi ngang hàng với các quốc gia khác.
Những chiêu bài Triều Tiên học nhanh của Trung Quốc |
An Nhiên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét