TP - Mới đây, một nhà xuất bản bản đồ của Trung Quốc lại đưa ra một Đường lưỡi bò mới gồm 10 đoạn. Việc này tiếp tục bị chính nhiều học giả người Trung Quốc phê phán, bác bỏ.
Tấm bản đồ khổ dọc mới vẽ Đường 10 đoạn bị học giả Trung Quốc cho là “trò trẻ con”
Sẽ có thêm đường 15 đoạn bao gồm Biển Đông, Đài Loan và quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Cái gọi là “Đường 9 đoạn” (còn được gọi là “Đường Lưỡi bò”) từ trước đến nay được chính phủ và giới truyền thông cùng nhiều học giả Trung Quốc coi là “đường lịch sử truyền thống”, sử dụng làm căn cứ để thôn tính hầu như toàn bộ biển Đông (họ gọi là “Nam Hải”). Mới đây, một nhà xuất bản bản đồ của Trung Quốc lại đưa ra một Đường lưỡi bò mới gồm 10 đoạn. Việc này tiếp tục bị chính nhiều học giả người Trung Quốc phê phán, bác bỏ.
Trò trẻ con: Đường 9 đoạn đột nhiên biến thành Đường 10 đoạn
Sẽ có thêm đường 15 đoạn bao gồm Biển Đông, Đài Loan và quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Ngày 27/6, học giả Lưu Tiểu Tinh cho đăng trên trang cá nhân của ông bài viết mang tên “Trò trẻ con: Đường 9 đoạn đột nhiên biến thành Đường 10 đoạn”, phê phán việc Nhà xuất bản Địa đồ tỉnh Hồ Nam cho xuất bản hai tấm bản đồ hành chính và địa hình Trung Quốc khổ dọc, lần đầu tiên thể hiện các đảo ở biển Đông cùng tỷ lệ thay vì một bản phóng to ở góc dưới như các bản đồ khổ ngang trước đây.
Ông Lưu Tiểu Tinh viết: “Trong bản đồ Trung Quốc khổ dọc mới xuất bản, “Đường 9 đoạn” truyền thống ở Nam Hải (biển Đông) bỗng biến thành “Đường 10 đoạn”. Đó là trò gì vậy? Hiện nay Đường 9 đoạn còn đang bị cộng đồng quốc tế tranh cãi, bác bỏ, còn chưa đứng vững được, nay lại vẽ thêm chi tiết thành cái “Đường 10 đoạn” chả ra ngô, chả ra khoai, như thế chỉ tổ cho “Đường 9 đoạn” càng bị quốc tế dè bỉu thêm!”
Học giả Lưu Tiểu Tinh viết: “Tôi không biết những người làm cái bản đồ có Đường 10 đoạn ấy nghĩ gì? Hay não họ toàn nước chắc?
Trung Quốc muốn dùng “Đường 9 đoạn” để tranh giành quyền lợi biển ở Nam Hải, thì phải nói rõ cho cả thế giới biết nó rốt cuộc là thứ gì? Căn cứ pháp luật ở đâu? Thế giới yêu cầu, đòi hỏi thế nào cũng không chịu nói, chỉ biết vẽ vời này nọ trên bản đồ thì có tác dụng gì? Thật là một trò cười cho quốc tế!”.
Đường 9 đoạn liệu còn tồn tại được mấy ngày nữa?
Đường 9 đoạn liệu còn tồn tại được mấy ngày nữa?
Lưu Tiểu Tinh là một học giả có nhiều bài viết có quan điểm ngược chiều với chính quyền về vấn đề biển. Các bài viết của ông đăng trên trang mạng http://kejilfkejilf.blog.163.com/ thường được nhiều trang mạng khác đăng lại. Ngày 30/6/2014 ông viết bài “Tuổi thọ của “Đường 9 đoạn” liệu còn được mấy ngày” phê phán thái độ lẩn tránh sự thật và ngoan cố của chính phủ Trung Quốc.
Ông viết: Ngày 5/6/2014, Tòa trọng tài quốc tế La Hay ra thông báo, yêu cầu Trung Quốc trong vòng 6 tháng phải “kháng biện” đơn kiện của Philippines về tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông giữa hai nước; nếu Trung Quốc không trả lời trước ngày 5/12, Tòa sẽ xét xử cho dù Trung Quốc vắng mặt. Một số chuyên gia và báo chí trong nước tỏ ra coi thường việc Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài quốc tế; cho rằng cho dù Tòa phán quyết Philippines thắng kiện chăng nữa thì cũng chả có hiệu lực pháp luật đối với Trung Quốc, Trung Quốc cứ việc làm theo ý mình, còn người Philippines phải gánh chịu án phí cao ngất, thật là gánh nước bằng sọt, phí công vô ích.
Nhưng, chớ có coi thường vụ này. Hồ sơ kiện Trung Quốc của Philippines dày tới gần 4.000 trang, kết luận yêu sách Đường 9 đoạn của Trung Quốc là vô hiệu lực. Người Philippines biết rõ dùng quân sự với Trung Quốc không ăn thua nên họ đã không tiếc tiền mời bằng được luật sư giỏi của Mỹ giúp vụ kiện này. Đó là Luật sư Paul Rachel, một luật sư luật quốc tế thành tích lẫy lừng, người chuyên giúp các nước nhỏ kiện nước lớn, như giúp Nicaragua kiện Mỹ, giúp Gruzia kiện Nga, Morice kiện Anh, Bangladesh kiện Ấn Độ, nổi nhất là vụ ông giúp Nicaragua thắng kiện Mỹ giúp phiến quân Contra chống lại chính phủ cánh tả Sandinist. Trong 3 vấn đề mà vị cố vấn này giúp Philippines kiện Trung Quốc, trọng tâm là tính hợp pháp của cái gọi là Đường 9 đoạn.
Học giả Lưu Tiểu Tinh cho rằng, một khi Tòa ra phán quyết Đường 9 đoạn vô hiệu lực, Trung Quốc không chấp nhận, nhưng cộng đồng quốc tế thừa nhận, các nước láng giềng ven biển Đông thừa nhận. Khi đó Trung Quốc thật khó xử, sao có thể đưa một thứ bị cả thế giới cho là vô hiệu ra (Đường 9 đoạn) để tranh giành quyền lợi với nước khác? Rõ ràng, hiệu lực pháp luật của Đường 9 đoạn đã bị vô hiệu bởi phán quyết của Tòa án trọng tài quốc tế La Hay.
Lưu Tiểu Tinh cho rằng, để khỏi lâm vào tình cảnh khốn đốn, việc Trung Quốc cần làm ngay là nói rõ hàm nghĩa pháp luật của Đường 9 đoạn, nói rõ cho cả thế giới biết nó có quyền lợi lịch sử gì và quyền lợi của Trung Quốc với vùng biển này là gì. Đợi đến khi Tòa đã phán quyết thì muốn làm gì cũng đã muộn.
Bài báo của Lưu Tiểu Tinh đã được giới luật sư Trung Quốc đặc biệt quan tâm, nhiều người đã đăng lại trên các trang blog cá nhân.
Nguyên nhân tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ven Biển Đông chính là “Đường 9 đoạn”
Nguyên nhân tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ven Biển Đông chính là “Đường 9 đoạn”
Ông Uất Chí Vinh nguyên Tổng đội phó Hải giám Đông Hải, hiện là nghiên cứu viên Trung tâm nghiên cứu phát triển hải dương Trung Quốc. Là người có quan điểm khá tương đồng với chính quyền, nhưng ông cũng phải thừa nhận một thực tế là chủ trương của chính phủ Trung Quốc về cái gọi là “Đường 9 đoạn” không có cơ sở chắc chắn, không được giới học thuật đồng tình, ủng hộ và là nguyên nhân gây nên tranh chấp trên biển với các nước láng giềng.
Trong bài viết đăng trên tạp chí quốc tế Glocal Reporter ngày 1/7/2014 và được đăng tải khá rộng rãi trên các trang mạng Trung Quốc, Uất Chí Vinh viết: “Ngay giới học thuật Trung Quốc cũng tranh cãi liên miên, không nhất trí được với nhau về cái gọi là “Đường 9 đoạn”. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng vẽ Đường 9 đoạn đến tận ngõ nhà người ta, không phù hợp tình hình thực tế, cần vứt bỏ đòi hỏi (vô lý) này. Loại thứ hai cho rằng, nếu chủ trương phân giới theo Đường 9 đoạn thì Trung Quốc cần rút khỏi Công ước LHQ về Luật Biển 1982. Loại ý kiến thứ ba, cho rằng Đường 9 đoạn chỉ là thể hiện vấn đề quy thuộc các đảo, còn vùng biển thì phải phân định theo Công ước LHQ về Luật Biển 1982.
Mao trạch Đông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét