Nghi vấn về giới tính của ông Ngô Đình Diệm là một câu chuyện hấp dẫn được báo chí và dư luận đề cập rất nhiều. Đến nỗi, một số nhân vật “tai to mặt lớn” của chính quyền Sài Gòn cũ và thậm chí cả trùm CIA ở Sài Gòn trước năm 1975 đều dành một phần trong hồi ký để nói về chuyện này.
Tuy nhiên, tất cả cũng chỉ mới dừng lại ở mức phỏng đoán hoặc nghe gián tiếp chứ chưa một ai có đủ tư liệu để khẳng định. Người viết bài này đã may mắn gặp được một nhân chứng đặc biệt: Ông Nguyễn Hữu Thùy (nay đã hơn 90 tuổi, định cư tại Mỹ), người hầu thân tín của Ngô Đình Diệm và được ông lần đầu tiết lộ những điều mắt thấy tai nghe để hé mở những nghi vấn này.
Bí mật thế kỷ
Cuộc đời của nhân vật Ngô Đình Diệm, tổng thống độc tài, độc thân của chính quyền Sài Gòn cũ có nhiều góc khuất về chuyện tình yêu và tính dục mà dư luận quần chúng, đặc biệt là giới truyền thông đã bàn luận suốt một thời gian dài. Trong những câu chuyện tình yêu của Ngô Đình Diệm, giới truyền thông khi đó đưa ra hai nghi vấn lớn: Ông Diệm là người đàn ông bất bình thường về tính dục? Hay ông Diệm bị “xuôi cò”, trên bảo dưới không nghe? Ngược lại, có những nhân chứng quả quyết ông Diệm từng có tình nhân và đã có một con trai với một phụ nữ Nam Bộ không hôn thú...
Câu chuyện của giới truyền thông đã thu hút sự tò mò của dư luận trong suốt một thời gian dài. Nhiều nhân chứng thân cận với ông Diệm trong phủ tổng thống từ Tướng Trần Văn Đôn (Đeo hàm thiếu tướng, Tham mưu trưởng quân đội dưới thời Ngô Đình Diệm) cho đến Phạm Văn Nhu-cựu chủ tịch quốc hội nền “Đệ nhất Cộng Hòa” của chính quyền Sài Gòn cũ; thẩm phán Nguyễn Cần hay tri phủ Ngọa Thế Cầu (những người bạn của cả gia đình họ Ngô), Phạm Văn Nhu (bạn học thời niên thiếu) và thậm chí cả trùm CIA tại Sài Gòn khi đó là tướng Lansdale cũng đã lên tiếng qua các phương tiện truyền thông hoặc trong hồi ký về chuyện này.
Ngô Đình Diệm. |
Trong hồi ký của tướng Trần Văn Đôn kể rằng: Những buổi tối rảnh rỗi Ngô Đình Diệm thường gọi một số người thân cận vào dinh để ngồi nói chuyện chính trị, chuyện riêng tư của ông cho họ nghe. Tướng Lê Văn Tỵ, Trần Văn Đôn và Văn Thành Cao là những người hay được ông Diệm đột ngột triệu tập vào dinh, có khi sau 10 giờ đêm. Qua những câu chuyện đó, họ lờ mờ đoán rằng ông Tổng thống đầy quyền lực một thuở không lập gia đình, có lẽ do thời niên thiếu và cả lúc trưởng thành đã được chứng kiến cảnh vợ chồng bất hòa, cảnh bà vợ hỗn láo với các ông chồng. Nguyên nhân nữa là do Ngô Đình Diệm không thể nào quên được mối tình đầu với tiểu thư Trang Đài (con gái út của quan tuần triều Nguyễn) đã đi tu trong một dòng tu kín ở Sài Gòn, nên sau này ông Diệm tự dưng cảm thấy ngán lấy vợ nên chỉ sống độc thân cho đến lúc về với thế giới bên kia.
Nhân chứng đặc biệt lên tiếng
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương có một câu thơ đại ý: Đời người chỉ được phán xét khi “tiếng gỗ chạm săng”, tức tiếng gõ đóng nắp quan tài. Câu này quả đúng với trường hợp của ông Diệm. Lúc ông Diệm còn sống và đương chức, người ta còn bàn tán dè dặt chuyện thâm cung bí sử vì ngán đám mật vụ tay sai nhà Ngô. Nhưng khi ông ta bị nhóm tướng lãnh thân cận đảo chánh và giết chết thì tha hồ người ta, nhất là báo giới Sài Gòn, bàn tán sôi nổi về đủ thứ chuyện thâm cung bí sử của gia đình họ Ngô. Trong đó chuyện về tình yêu, tính dục của Ngô Đình Diệm được khai thác tối đa. Có một bài báo trên tờ Thẳng Tiến (của giới Công giáo khi đó) do tác giả có bút danh Tú Gàn (Thẩm phán Nguyễn Cần) quả quyết: Sau khi hạ sát anh em Diệm-Nhu, tướng Dương Văn Minh (người cầm đầu cuộc đảo chính) cũng tò mò và ra lệnh… vạch quần Diệm ra xem có “cái đó” không. Nhưng khi mục kích tận mắt, thấy Diệm cũng là đàn ông bình thường, thì quay mặt bỏ đi, để lại đám sĩ quan đứng nhìn nhau, tủm tỉm cười”.
Mẹ con Trần Lệ Xuân và Ngô Đình Lệ Thuỷ (trái). |
Ông Nguyễn Hữu Thuỳ kể: “Lúc máy bay ném bom dinh Độc Lập (do phi công Nguyễn Văn Cử ném năm 1962), chính tui là người dìu đỡ ông xuống gầm giường. Thường ngày ông uy nghi bao nhiêu thì khi có tiếng bom nổ ông rét run rồi đúng như câu “sợ són đái”, đứng lên không vững, ông phải dựa vào tui để thay quần, nên tôi thấy rõ…”. Là người hầu nhưng do Ngô Đình Diệm không có vợ con nên mọi sinh hoạt hàng ngày đều một tay ông Thuỳ đảm nhiệm. Và theo ông Thuỳ thì từ quần áo đến những vật dụng khác của ông Diệm đều như những người đàn ông bình thường. Chỉ có điều, đúng là ông Thuỳ không thấy ông Diệm có quan hệ mật thiết với người phụ nữ nào nhưng có thể do một nguyên nhân khác: đó chính là đứa con rơi mà Ngô Đình Diệm dùng từ “hòn máu tội lỗi”.
Sau này, Ngô Đình Cẩn là em út của ông Ngô Đình Diệm cũng cho biết: Ngay từ hồi còn niên thiếu, ông Diệm đã không thích gặp hay trò chuyện với bất cứ người đàn bà, con gái nào trừ mẹ và chị em ruột trong gia đình. Cứ mỗi lần có ai tới thăm mà đem theo con gái là y như rằng Ngô Đình Diệm lẩn mặt khó ai mà có thể thuyết phục ông ra chào hay là tiếp khách. Mọi người trong gia đình thấy Diệm đã lớn tuổi nên ra sức khuyên bảo và nhiều lần bàn đến chuyện vợ con cho ông Diệm. Nhưng lần nào cũng vậy ông đều gạt đi rồi giải thích theo lí của riêng mình: "Tôi còn phải để thì giờ, ý chí, nghị lực làm nhiều việc trọng đại khác chứ không thể phí phạm cho một người đàn bà".
Khi được hỏi về chuyện mối quan hệ giữa ông Diệm với Trần Lệ Xuân, ông Nguyễn Hữu Thùy không nói cụ thể vì “làm người hầu cho Tổng thống tốt nhất không nên tò mò những chuyện như thế kẻo hại vào thân”. Tuy nhiên, theo ông Thuỳ “Nếu có chuyện vụng trộm thì không thể trách ông Diệm vì ông Diệm là người đàn ông bình thường, lại cô đơn chiếc bóng, thì có ngã gục trước người đẹp là không tránh khỏi”. Dạo Trần Lệ Xuân chế ra mẫu áo cổ thuyền, tức áo để hở cổ đến vai, thì ông Thuỳ có nghe mẩu đối thoại giữa tổng thống và bà cố vấn như sau: “Thím không nên mặc áo để hở cổ ra như vậy!”. “Trời Sài Gòn nóng quá, em mặc vậy cho mát. Anh đừng lo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét