Vương Quán Trung, Phó Tổng tham mưu trưởng Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-la năm nay. |
Philstar ngày 4/6 đăng bài phân tích của cây viết Ana Marie Pamintuan cho biết, từ những tranh cãi cuối tuần qua giữa Mỹ và các quan chức quân sự Trung Quốc có thể thấy, Bắc Kinh sẽ không để cho bất cứ ai đối đầu với bất cứ điều gì họ muốn làm ở những vùng biển người Trung Quốc tuyên bố "chủ quyền".
Những phát biểu lộng ngôn của cánh tướng lĩnh quân đội Trung Quốc thể hiện Bắc Kinh giờ đây cảm thấy thấy mình đang ngang hàng với Mỹ ngay cả khi thực tế vẫn còn một chặng đường dài họ mới theo kịp khả năng quân sự và công nghệ của siêu cường Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, phản ứng tỏ ra giận giữ của Bắc Kinh khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên án họ gây mất ổn định, hành động đơn phương và khiêu khích trên Biển Đông cũng xuất phát từ thực tế là cho đến nay, Washington nói nhiều hơn làm để ngăn chặn những hành động như vậy.
Nếu Mỹ không sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự vượt trội và không thể áp đặt trừng phạt kinh tế với một đất nước như Trung Quốc đang dùng sức mạnh khẳng định yêu sách "chủ quyền", Bắc Kinh có thể khai thác điều này để thúc đẩy chiến lược lợi ích riêng của họ bao gồm vơ vét năng lượng và tài nguyên thiên nhiên để duy trì nền công nghiệp hóa nhanh chóng.
Với khu vực Biển Đông giàu tài nguyên và là tuyến hàng hải quốc tế chiến lược, Trung Quốc đã tìm cách phố diễn sức mạnh của mình để chiếm quyền kiểm soát. Nhưng bằng thủ đoạn xảo quyệt, họ tránh sử dụng lực lượng quân sự trực tiếp mà thay vào đó dùng cái họ gọi là Hải cảnh, Hải giám, Ngư chính cùng với ngư dân dấn sâu vào vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước khác ven Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tiếp xúc song phương với Vương Quán Trung bên lề Đối thoại Shangri-la. |
Bằng thủ đoạn này, một phản ứng quân sự từ bất kỳ nước nào để phản đối hành động xâm phạm của Trung Quốc đều bị Bắc Kinh lu loa lên là "khiêu khích" và có thể trả đũa.
Trong khi nếu lực lượng vũ trang các nước khác không muốn hoặc không thể ngăn chặn tham vọng bành trướng lãnh thổ của người Trung Quốc thì họ sẽ được đà lấn tới. Một khi cấu trúc công sự nhà nổi kiên cố đã được xây rựng trên một rặng san hô ở Biển Đông, Trung Quốc đã biến vùng không tranh chấp thành có tranh chấp, thành một sự đã rồi thay đổi hiện trạng.
Giống như tất cả những người đi lấn chiếm đất, một cấu trúc như vậy rất khó tháo dỡ mà không có xung đột vũ trang.
Để tránh đối đầu quân sự, cần áp dụng đúng thủ đoạn của Trung Quốc bằng việc sử dụng lực lượng tuần tra biển trong khu vực, bao gồm các nhân viên phi vũ trang tổ chức để bảo vệ nguyên trạng, ngăn chặn các hoạt động khiêu khích hơn nữa.
Tất nhiên Trung Quốc cũng sẽ làm mọi thứ để đảm bảo rằng ASEAN sẽ bị chia rẽ trong các vấn đề như vậy, thủ đoạn này của Bắc Kinh đã phát huy hiệu quả nhất định. Đó là một trong những lý do tại sao Philippines phải khởi kiện đường lưỡi bò Trung Quốc ra tòa án Quốc tế về Luật Biển.
Trung Quốc đang hành xử như đế quốc, áp đặt sức mạnh của mình lên các quốc gia nhỏ hơn để tranh cướp tài nguyên. Hoạt động của Trung Quốc leo thang trên Biển Đông kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền.
Nếu mục tiêu trong 9 năm tiếp theo của ông là tăng cường ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc thì ông Bình sẽ không thực hiện được nó bằng vũ lực hay đẩy láng giềng tới chỗ liên minh chặt chẽ hơn với Mỹ.
Nếu Tập Cận Bình mong muốn giành ảnh hưởng và có được bạn bè quốc tế thì chính sách của ông hiện đang làm điều ngược lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét