(GDVN) - Chuyên gia Nga nói mặc dù có quan hệ kinh tế gần gũi nhưng Hà Nội luôn cảnh giác với sự bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc đặc biệt là trên khu vực Biển Đông.
Tờ Đại Công báo xuất bản ở Hồng Kông Trung Quốc vừa có bài bình luận trong đó có nhận định cho rằng việc Việt Nam mua và đang nhận 6 tàu ngầm lớp Kilo của Nga có thể dẫn đến cái mà tờ báo này đe dọa là "hậu quả chính trị nghiêm trọng" trong quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc, Nga và một số nước Đông Nam Á khác.
Báo này điểm lại thông tin cho biết năm 2009 Việt Nam đặt mua của Nga 6 tàu ngầm tấn công Kilo trị giá 2,6 tỷ USD từ đối tác Nga.
Sau khi nhận được 2 tau ngầm lớp Kilo đầu tiên trong năm 2013 và 2014, Hà Nội dự kiến sẽ nhận được chiếc thứ 3 và những chiếc còn lại trong những năm tới.
Đại công báo loan tin rằng cùng với các tàu ngầm Kilo, Hải quân Việt Nam đã nhận bàn giao khoảng 50 quả tên lửa chống hạm M-14E Klub.
Báo này cho rằng động thái của Việt Nam là để chuẩn bị cho một cuộc xung đột tiềm tàng với Trung Quốc trên Biển Đông liên quan đến những đảo, đá mà Việt Nam và Trung Quốc cùng tuyên bố có chủ quyền (đương nhiên là yêu sách của TQ không có căn cứ, không thể chấp nhận được).
Vasily Kashin – chuyên gia nghiên cứu thuộc Trung tâm phân tích công nghệ và chiến lược có trụ sở ở Moscow, Nga cho rằng 12 tàu ngầm Kilo mà Nga bán cho Trung Quốc không thể so sánh với 6 tàu ngầm Moscow bán cho Việt Nam.
Có chuyên gia nhận định rằng, điều đó có thể cho thấy mối quan hệ và tư duy chiến lược khôn khéo của Nga tại khu vực điểm nóng Biển Đông là rất tinh vi.
Một mặt Nga muốn có thị trường để bán vũ khí cho nên không thể bán cùng một loại vũ trang cho cùng lúc nhiều đối thủ.
Hơn nữa, bề ngoài, Nga thể hiện rằng nước này trung lập trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc nhưng về cơ bản Nga cũng muốn thông qua đối thủ tiềm tàng của TQ (ý nói đến Việt Nam) để kiềm chế, ngăn ngừa các tranh chấp biên giới mà chính Nga và Trung Quốc cũng đang tồn tại ở Viễn Đông.
Ông Vasily Kashin cho biết tên các tên lửa hành trình Klub do Nga chế tạo có tầm bắn hiệu quả khoảng 290 km.
Chuyên gia Nga này nhận định mặc dù Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia láng giềng cùng chung chế độ, có quan hệ kinh tế gần gũi nhưng Hà Nội luôn cảnh giác với sự bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc đặc biệt là trên khu vực Biển Đông.
Báo của Trung Quốc cho rằng tàu ngầm Kilo của Việt Nam có thể được sử dụng để ngăn chặn các tàu chiến và tàu hậu cần của Trung Quốc một khi xảy ra xung đột trong những khu vực nhạy cảm.
Tuy nhiên, tờ báo Hồng Kông này đã nhận định là trong khi duy trì quan điểm trung lập về mẫu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông, Nga vẫn đang bán vũ khí cho cả Việt Nam lẫn Trung Quốc.
Moscow rất quan tâm đến việc bán thêm cho Việt Nam các hệ thống vũ khí hiện đại như tàu ngầm, máy bay tiêm kích Su-30MK2 trong lúc Moscow lại chần chừ bán vũ khí cho Bắc Kinh vì quan ngại việc Trung Quốc sau khi mua được vũ khí Nga sẽ tiến hành sao chép, ăn cắp bản quyền.
Đại Công báo cho rằng thực tế giữa Nga và Trung Quốc vẫn đang tồn tại tranh chấp biên giới.
“Trước đây Nga đã ngầm ủng hộ Việt Nam trong chiến tranh biên giới năm 1979 và lịch sử có thể lặp lại trong tương lai” – báo của TQ tuyên truyền.
Sau khi nhận được 2 tau ngầm lớp Kilo đầu tiên trong năm 2013 và 2014, Hà Nội dự kiến sẽ nhận được chiếc thứ 3 và những chiếc còn lại trong những năm tới.
Đại công báo loan tin rằng cùng với các tàu ngầm Kilo, Hải quân Việt Nam đã nhận bàn giao khoảng 50 quả tên lửa chống hạm M-14E Klub.
Báo này cho rằng động thái của Việt Nam là để chuẩn bị cho một cuộc xung đột tiềm tàng với Trung Quốc trên Biển Đông liên quan đến những đảo, đá mà Việt Nam và Trung Quốc cùng tuyên bố có chủ quyền (đương nhiên là yêu sách của TQ không có căn cứ, không thể chấp nhận được).
Vasily Kashin – chuyên gia nghiên cứu thuộc Trung tâm phân tích công nghệ và chiến lược có trụ sở ở Moscow, Nga cho rằng 12 tàu ngầm Kilo mà Nga bán cho Trung Quốc không thể so sánh với 6 tàu ngầm Moscow bán cho Việt Nam.
Có chuyên gia nhận định rằng, điều đó có thể cho thấy mối quan hệ và tư duy chiến lược khôn khéo của Nga tại khu vực điểm nóng Biển Đông là rất tinh vi.
Một mặt Nga muốn có thị trường để bán vũ khí cho nên không thể bán cùng một loại vũ trang cho cùng lúc nhiều đối thủ.
Hơn nữa, bề ngoài, Nga thể hiện rằng nước này trung lập trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc nhưng về cơ bản Nga cũng muốn thông qua đối thủ tiềm tàng của TQ (ý nói đến Việt Nam) để kiềm chế, ngăn ngừa các tranh chấp biên giới mà chính Nga và Trung Quốc cũng đang tồn tại ở Viễn Đông.
Ông Vasily Kashin cho biết tên các tên lửa hành trình Klub do Nga chế tạo có tầm bắn hiệu quả khoảng 290 km.
Chuyên gia Nga này nhận định mặc dù Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia láng giềng cùng chung chế độ, có quan hệ kinh tế gần gũi nhưng Hà Nội luôn cảnh giác với sự bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc đặc biệt là trên khu vực Biển Đông.
Báo của Trung Quốc cho rằng tàu ngầm Kilo của Việt Nam có thể được sử dụng để ngăn chặn các tàu chiến và tàu hậu cần của Trung Quốc một khi xảy ra xung đột trong những khu vực nhạy cảm.
Tuy nhiên, tờ báo Hồng Kông này đã nhận định là trong khi duy trì quan điểm trung lập về mẫu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông, Nga vẫn đang bán vũ khí cho cả Việt Nam lẫn Trung Quốc.
Moscow rất quan tâm đến việc bán thêm cho Việt Nam các hệ thống vũ khí hiện đại như tàu ngầm, máy bay tiêm kích Su-30MK2 trong lúc Moscow lại chần chừ bán vũ khí cho Bắc Kinh vì quan ngại việc Trung Quốc sau khi mua được vũ khí Nga sẽ tiến hành sao chép, ăn cắp bản quyền.
Đại Công báo cho rằng thực tế giữa Nga và Trung Quốc vẫn đang tồn tại tranh chấp biên giới.
“Trước đây Nga đã ngầm ủng hộ Việt Nam trong chiến tranh biên giới năm 1979 và lịch sử có thể lặp lại trong tương lai” – báo của TQ tuyên truyền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét