Việc Nga sáp nhập Crimea giúp hải quân Nga sẽ có thể đưa Hạm đội Biển Đen vươn khơi đến Địa Trung Hải, theo trang DefenseNews.
18 tháng trước, việc Hạm đội Biển Đen vươn khơi đến Địa Trung Hải là điều không thể. Do có một thỏa thuận rất hạn chế với Ukraine, tầm cỡ của hạm đội đóng ở quân cảng Sevastopol bị hạn chế, không được trang bị thêm tàu chiến mới.
Mikhail Barabanov, một chuyên gia hải quân Nga ở Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ (CAST, ở Moscow) nói:
“Năm 2010, Hạm đội Biển Đen không được trang bị tàu mới trong 25 năm, và thực tế là hạm đội trở thành những bảo tàng”. Ông giải thích Ukraine muốn hạn chế lực lượng Nga ở Sevastopol.
Nhưng khi nổ ra cuộc nổi dậy ở Kiev khiến Tổng thống Viktor Yanukovych bị lật đổ phải chạy qua Nga, Moscow sáp nhập Crimea hồi tháng 3, từ đó kiểm soát được tương lai của Hạm đội Biển Đen, đổ tiền tăng cường khả năng trong khi nỗ lực vươn tới Địa Trung Hải.
Tháng 5.2014, Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu trình kế hoạch chi 68 tỷ rúp (1,2 tỷ USD) để hạm đội này có 30 tàu chiến mới từ năm 2020.
Theo DefenseNews, các nhà quân sự Nga không muốn để mất Sevastopol vào tay một chính phủ Ukraine thân phương tây, và càng không muốn tàu chiến NATO cập căn cứ này, cùng việc mất khả năng kiểm soát hoạt động hàng hải ở Biển Đen.
Chuyên gia Dmitry Gorenburg về hải quân Nga nói:
Dù có căn cứ dự phòng gần Novorossiisk, vị trí trung tâm của Crimea có nhiều lợi thế hơn, và cảng Sevastopol có thời tiết ấm áp hơn, thuận lợi cho Hạm đội Biển Đen hoạt động suốt năm.
Trong vài năm tới, hạm đội này sẽ có thêm 4 tàu ngầm chạy bằng điện-diesel lớp Kilo được cải tiến. 2 chiếc đã được trao năm 2014. Tổng cộng 6 chiếc này.
Đến năm 2017, số tàu nổi sẽ có thêm 6 chiếc tàu hộ vệ Đô đốc Grigorovich trang bị tên lửa chống hạm và tên lửa đa năng, cùng 4 tàu đổ bộ Ivan Gren, theo chuyên gia Barabanov.
Năm 2020, Hạm đội Biển Đen có thể nhận 6 tàu tuần tra lớp Bykov và ít nhất 9 tàu hộ vệ Project 21631 mang tên lửa hành trình.
Tổng cộng là 30 tàu chiến được giao cho Hạm đội Biển Đen từ năm 2020. Chúng sẽ không chỉ tuần tra Biển Đen, mà còn hòa nhập với Hải đội Địa Trung Hải.
Hồi tháng 9.2014, phó đô đốc Alexander Vitko từng báo cáo Tổng thống Nga Vladimir Putin, rằng Hạm đội Biển Đen sẽ có tổng cộng 206 tàu chiến từ năm 2020, gồm 80 tàu chiến mới.
Tuần trước, Bộ trưởng Shoigu tái khẳng định: Hạm đội Biển Đen sẽ bảo vệ các quyền lợi Nga ở những vùng biển xa.
Chuyên gia Gorenburg nói: trong khi hạm đội này có thể góp phần trực tiếp bảo vệ an ninh quốc gia Nga vốn giáp các vùng có thể bùng nổ chiến tranh ở Ukraine và vùng Caucasus, hải quân Nga cũng hy vọng sẽ tạo được ảnh hưởng ở Trung Đông và bắc châu Phi.
Ông nói: “Nội chiến Israel, xung đột Israel-Palestine, chống các tổ chức Hồi giáo cực đoan ở khu vực này đều là những quan tâm chiến lược đối với Nga, và họ xem sức mạnh hải quân là cách ảnh hưởng tới tình hình khu vực”.
Theo chuyên gia Barabanov, một ví dụ điển hình về việc sử dụng Hạm đội Biển Đen để bảo vệ các mục tiêu của Nga ở Trung Đông, là việc lập “Tàu cao tốc Syria”, tức những tàu đổ bộ tăng viện nối Sevastopol với Tartus để hỗ trợ chế độ Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Chuyên gia Gorenburg nói trong các tham vọng của Nga ở Địa Trung Hải, còn phải tính đến chuyện thể hiện uy tín: Nga xem Hải đội Địa Trung Hải là cách đối trọng với sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực này.
Nó cũng kéo giảm cảm giác Nga bị các thế lực thù địch bao vây, ông nói:
“Nó còn phát thông điệp đến các nước trong khu vực, rằng Nga đang lại trở thành một thế lực quan trọng, quảng bá vũ khí Nga để có thể đạt được các hợp đồng bán vũ khí tại khu vực, với các nước như Ai Cập, Algeria”.
Bảo Vĩnh (theo DefenseNews)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét