CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Sự thật phía sau sự nồng ấm của “mối tình” Nga – Trung Quốc

Cuộc khủng hoảng Ukraine đã đẩy mối quan hệ Nga – phương Tây “rơi xuống vực thẳm”. Tuy nhiên, quan hệ Nga – Trung lại “nồng ấm bất ngờ”. Nhưng ẩn sau sự nồng ấm đó là vô số sự nghi kị và “bất mãn”.
Ảnh minh họa
Những cái bắt tay “chiến lược”
Không thể phủ nhận việc Tổng thống Nga Vladimir Putin quyết tâm đi đến cùng tại Ukraine bất chấp hậu quả, khiến việc “xích lại gần Trung Quốc” trở nên khẩn thiết. Trung Quốc cần năng lượng cho nền kinh tế đang tăng trưởng của mình; Nga có nguồn cung cấp năng lượng dồi dào. Nga cần nguồn tài chính để phục hồi nền kinh tế đang đi xuống; Trung Quốc có vốn.
Tháng 5/2014, hai nước đã ký kết một thỏa thuận 30 năm để xuất khẩu khí đốt của Nga sang Trung Quốc thông qua một đường ống dẫn qua Siberia. Giới truyền thông và các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đưa ra sự ủng hộ chính thức mạnh mẽ của Trung Quốc dành cho Nga; Thủ tướng Lý Khắc Cường đã tới thăm Moscow, còn Ngoại trưởng Vương Nghị cam kết “cung cấp hỗ trợ cần thiết trong khả năng”… Theo lời của Li Jianmin, nhà nghiên cứu Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS), “cứu Nga cũng là cứu chính chúng ta”.
Trung Quốc và Nga đã tiến hành cuộc tập trận hải quân chung trên biển Hoa Đông. Sau khi ký hợp đồng khí đốt, các thỏa thuận khác cũng nhanh chóng theo sau, từ giao lưu văn hóa, khánh thành một dịch vụ chuyển phát thư mới, trao đổi thông tin giữa hai cơ quan thông tấn, hợp tác giữa cơ quan chống ma túy của Nga, FSKN, và chính quyền Trung Quốc để ngăn chặn việc vận chuyển ma túy từ Afghanistan, và ma túy tổng hợp từ Trung Quốc vào Nga; các kế hoạch cho một chuyến đường sắt cao tốc kết nối hai nước, và kết hoạch phát triển chung trong việc phát triển cảng Zarubino, một cảng không đóng băng trên biển Nhật Bản, sẽ mang lại cho tỉnh Cát Lâm trên đất liền của Trung Quốc quyền tiếp cận các tuyến đường thương mại của Nga và Bắc Triều Tiên.
Nhận được nhiều quan tâm hơn từ phương Tây là những thỏa thuận hợp tác khoa học liên quan đến quân sự. Các kế hoạch đã được thảo luận về hợp tác thăm dò không gian, công nghệ định vị và vệ tinh, và ngạc nhiên nhất là việc bán máy bay chiến đấu tối tân Su-35 của Nga.
Trung Quốc cần năng lượng của Nga cho nền kinh tế đang tăng trưởng của mình. (Ảnh minh họa)
Những nghi ngại của Nga
Không sâu dưới bề ngoài thân thiện, những lo ngại của Nga với Trung Quốc có thể nhận thấy ngay lập tức. Những kế hoạch của Trung Quốc cho một con đường tơ lụa qua Trung Á khiến Nga khó chịu bởi giới chức nước này cho rằng khu vực gồm những nước trước đây là một phần của Liên Xô, là phạm vi ảnh hưởng tự nhiên của nó, không phải của Trung Quốc.
Bắc Cực cũng vậy. Trung Quốc, không như Nga, không phải là một nước tiếp giáp. Tuy nhiên, nó đã tiếp nhận tư cách quan sát trong Hội đồng Bắc Cực, và các công ty thuộc sở hữu của Trung Quốc đã bày tỏ quan tâm trong việc mua bất động sản ở đây.
Một sự nhượng đất cũng có thể gây tranh cãi. Lo lắng trước diện tích đất rộng lớn trong vùng Viễn Đông của Nga chưa được canh tác, Putin đã đề xuất trao cho mỗi cư dân một hecta đất miễn phí với điều kiện họ và công dân Nga có kế hoạch 10 năm cho mảnh đất này và giấy chứng nhận từ một ngân hàng.
Moscow một thời gian đã lo lắng về dân di cư Trung Quốc vào khu vực này, nơi sinh sống của một lượng dân Nga ngày càng giảm, hiện ước tính khoảng 6 triệu người. Ngay bên kia biên giới là 120 triệu người Trung Quốc, nhiều người trong số đó thích vùng đất này.
Bình luận về việc này, tờ Moscow Times cho rằng, chính sách xoay trục sang Trung Quốc là "vội vàng và dựa trên những điều kiện chưa được hé lộ và đánh giá một cách chính đáng". Nga cũng nhận thức rằng, đúng lúc Nga không muốn làm trạm tiếp nhiên liệu cho Trung Quốc, Trung Quốc cũng sẽ tìm các nguồn năng lượng đa dạng khác.
Trung Quốc cũng chẳng mấy hài lòng
Về phía Trung Quốc, bất chấp việc chính phủ kiểm duyệt các phương tiện truyền thông, cũng có nhiều bằng chứng cho thấy sự bất mãn. Theo nhà nghiên cứu Wen Yi của CASS, dư luận Trung Quốc đã nhiều lần thảo luận về việc liệu Trung Quốc có nên cứu Nga hay không?
Wen cho rằng, thực tâm Nga không coi Trung Quốc là một đối tác “đáng tin cậy”. Điều này thể hiện ở chính sách "phương Đông mới" của ông Putin đã mở rộng ra ngoài Trung Quốc và bao gồm một Liên minh Âu - Á tính đến cả những nước Cộng hòa Xôviết trước đây cũng như các mối quan hệ chiến lược với những nước phản đối Trung Quốc là Việt Bam và Ấn Độ.
Sau đó Wen đã đặt một loạt câu hỏi: chúng ta có nên nhập khẩu một lượng lớn dầu mỏ và khí đốt để giúp Nga? Nga có vui mừng vì chúng ta đã mua dầu mỏ và khí đốt với mức giá thấp như vậy? Trung Quốc có thể giúp Nga chống lại các lệnh trừng phạt hay không? Nếu làm vậy, điều đó sẽ có lợi gì cho Trung Quốc? Và đổi lại liệu Trung Quốc có nhận lại được gì "chân thành" từ Nga hay không? Vì Putin đã nhấn mạnh rằng các thỏa thuận phải đảm bảo lợi ích của Nga, liệu chúng ta có nên cân nhắc những lợi ích cao nhất của Trung Quốc? Ông kết luận rằng Trung Quốc không thể và không nên cố gắng cứu Nga: chỉ Nga mới tự cứu được mình.
Feng Yujun, một chuyên gia về Nga tại Viện Quan hệ đương đại Trung Quốc (CICIR), cơ quan tư vấn liên kết với Bộ An ninh Quốc gia, lập luận rằng: Trung Quốc không nên can dự vào tranh chấp của các nước khác mà hãy tập trung vào phát triển trong nước. Lặp lại ý kiến của Wen Yi, Feng kết luận rằng chỉ Nga mới tự cứu được mình.
Một bài xã luận không ký tên trên tờ Thời báo Hoàn cầu (Global Times) bản tiếng Anh đã nêu lên những tình cảm tương tự: dù hào phóng đến thế nào đi nữa, viện trợ của Trung Quốc cũng chỉ có thể mang lại hiệu quả hạn chế nếu nền kinh tế Nga tiếp tục phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu dầu trong khi bỏ qua tính đa dạng về cấu trúc. Hơn nữa, Nga sẽ nghi ngờ rằng viện trợ của Trung Quốc được thúc đẩy bởi những động cơ kín đáo: "Trung Quốc" - có lẽ là cách nói tắt của tác giả cho cụm "Chính phủ Trung Quốc" - phải hiểu rằng Nga không muốn trở nên lệ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc. Tác giả khuyên Bắc Kinh nên là một nhà trung gian hòa giải tích cực giữa Nga và Mỹ để ngăn chặn xung đột vượt ra ngoài tầm kiểm soát.
Bắc Kinh cũng nhận thức được rằng ngoài việc bán vũ khí cho Trung Quốc, Nga cũng đã bán một lượng vũ khí đáng kể cho hai nước mà Trung Quốc có quan hệ bất hòa là Việt Nam và Ấn Độ. Gần đây, Việt Nam đã sở hữu ba tàu ngầm tấn công lớp Kilo, với ba chiếc khác sẽ được chuyển giao vào năm 2016. Động cơ của Hà Nội khi mua số tàu này là để tuần tra khu vực xung quanh quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đang tranh chấp với Trung Quốc. Nga cũng bán vũ khí cho Ấn Độ; độ ngũ nhân viên trên tàu ngầm hạt nhân sản xuất trong nước đầu tiên Arihant của Ấn Độ, bắt đầu các cuộc chạy thử vào tháng 12/2014, đã được các chuyên gia Nga đào tạo, và các nhà khoa học Nga đã hỗ trợ trong việc điều chỉnh kích cỡ lò phản ứng của nó. Hải quân Ấn Độ cũng đang vận hành một tàu ngầm hạt nhân thuê của Nga.
Chưa hết, thời gian qua Nga - Trung đã xung đột về việc thành lập một Ngân hàng Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, với việc Nga chống lại các kế hoạch của Trung Quốc nhằm chi phối ngân hàng này bất chấp việc Trung Quốc là nhà đóng góp chính cho ngân hàng đó.
Đề xuất của Trung Quốc đã kêu gọi một nguồn vốn điều lệ trị giá 10 tỷ USD, với cổ phần được phân chia giữa các thành viên tham gia theo tỷ lệ tương ứng với mức độ GDP của họ. Vì nền kinh tế Trung Quốc lớn hơn tất cả các thành viên khác, 4 nước Trung Á cộng với Nga, điều này sẽ cho Trung Quốc quyền chi phối. Các nhà đàm phán Nga tố cáo Bắc Kinh đang đưa ra cho các nước Trung Á không chỉ các khoản tín dụng song phương mà còn cả cơ chế tài chính riêng biệt có thể vận hành mà không cần đến Nga.
Trung Quốc muốn ngân hàng này đặt trụ sở chính tại Bắc Kinh, Nga lập luận ủng hộ cho Almaty, nơi đặt Ngân hàng Phát triển Á - Âu, trong đó gồm tất cả các thành viên của Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) ngoại trừ Trung Quốc. Một yếu tố khác là ngân hàng SCO được kỳ vọng sẽ đem lại phát triển cho dự án Con đường tơ lụa của Trung Quốc, dự án mà Nga đang đề phòng.
Trong một dấu hiệu cảnh giác khác, mặc dù giới truyền thông Nga tuyên bố Trung Quốc sẽ sử dụng gệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GLONASS của Nga tại hai thành phố Tây Bắc Trung Quốc, Bắc Kinh vẫn tự hào tuyên bố rằng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang thử nghiệm hệ thống Bắc Đẩu được phát triển độc lập của mình. Rõ ràng, Trung Quốc không có ý định phụ thuộc vào công nghệ của Nga.
Hiện tại, Nga và Trung Quốc có động cơ chung trong việc chống lại Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên mỗi bên đều nhận thức được rằng bên kia có lẽ đã vượt quá giới hạn chịu đựng của châu Âu - Mỹ. Nga thông qua việc dịch chuyển qua phương Tây của mình và Trung Quốc với những hành động bất chấp luật lệ tại biển Hoa Đông và Biển Đông.
Tại cả hai nước, có một sự lo sợ rằng nước mình sẽ bị mắc kẹt vào tranh chấp của bên kia. Bên dưới diễn ngôn của tình đoàn kết, có rất ít sự tin tưởng giữa họ.
Trần Phong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét