Đến 20 giờ ngày 16-4 (giờ Việt Nam), hơn 3 triệu câu hỏi đã được gửi đến Tổng thống Nga Vladmir Putin.
Đúng 12 giờ trưa nay theo giờ Moscow (16 giờ theo giờ Việt Nam), ông bắt đầu cuộc đối thoại trực tiếp với người dân Nga. Đây là lần thứ 13 ông Putin thực hiện cuộc đối thoại trực tiếp như thế ở các cương vị khác nhau như Tổng thống và Thủ tướng.
Cuộc đối thoại được truyền hình trực tiếp trên các kênh truyền hình lớn của Nga. Ngoài ra, các trang mạng internet và truyền hình xã hội cũng tiếp sóng hoạt động này. Nhiều chính khách và nhân vật nổi tiếng hàng đầu của Nga cũng được mời đến trường quay tại thủ đô Moscow để tham dự cuộc đối thoại trực tuyến này.
Đúng 12 giờ trưa nay theo giờ Moscow (16 giờ theo giờ Việt Nam), ông bắt đầu cuộc đối thoại trực tiếp với người dân Nga. Đây là lần thứ 13 ông Putin thực hiện cuộc đối thoại trực tiếp như thế ở các cương vị khác nhau như Tổng thống và Thủ tướng.
Cuộc đối thoại được truyền hình trực tiếp trên các kênh truyền hình lớn của Nga. Ngoài ra, các trang mạng internet và truyền hình xã hội cũng tiếp sóng hoạt động này. Nhiều chính khách và nhân vật nổi tiếng hàng đầu của Nga cũng được mời đến trường quay tại thủ đô Moscow để tham dự cuộc đối thoại trực tuyến này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters
Theo Thư ký báo chí Điện Kremlin Dmitry Peskov, các câu hỏi này chủ yếu tập trung vào mối quan hệ của Nga với phương Tây và Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraine đang diễn ra.
Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa Nga với các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, trong đó có các nước thành viên Liên minh kinh tế Á - Âu (Belarus, Armenia, Kazakhstan và Kyrgyzstan) cũng được khá nhiều người dân quan tâm.
Ngoài ra, người dân Nga cũng rất trăn trở với những vấn đề an sinh, xã hội trong bối cảnh Nga đang đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây và nền kinh tế gặp không ít khó khăn trong thời gian qua.
Mở đầu cuộc đối thoại, ông Putin điểm lại những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội tại Nga năm 2014. Theo ông Putin, đồng rúp và thị trường chứng khoán Nga đang có dấu hiệu khởi sắc. Lạm phát đang được kiềm chế ở giới hạn cho phép. Tỷ lệ thất nghiệp cũng đang được duy trì trong giới hạn an toàn. Tiền lương của người dân cũng đã được điều chỉnh tăng cho phù hợp với tỷ lệ lạm phát. Tổng tài sản trong hệ thống ngân hàng của Nga cũng tăng lên và lần đầu tiên vượt tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chung của cả nước. Điều này cho thấy hệ thống ngân hàng của Nga đang rất ổn định.
Nền kinh tế Nga có thể phục hồi trong 2 năm tới hoặc nhanh hơn
Ông Putin cho rằng Nga đang tiến hành nhiều biện pháp đúng đắn. Nền kinh tế Nga sẽ phục hồi trong khoảng 2 năm tới hoặc có thể nhanh hơn. Nga hoàn toàn có đủ nguồn lực về tài nguyên và con người.
"Đồng rúp đã được cải thiện, vì thế xin đừng nói chính phủ đã không làm gì. Tôi kêu gọi mọi người cần phải rất kiên nhẫn. Chính phủ đang đi đúng hướng. Chúng ta đã vượt qua được giai đoạn đỉnh điểm của khó khăn. Chúng ta có nhiều vấn đề nhưng tình hình lạm phát của Nga còn thấp hơn cả khu vực đồng euro (eurozone)" - ông Putin nói.
Lệnh trừng phạt của phương Tây: nếu người dân Nga vẫn đoàn kết với nhau thì sẽ không có mối nguy nào có thể ảnh hưởng đến Nga
Liên quan đến các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga, ông Putin nói: "Tôi đã trao đổi với rất nhiều người dân và hiểu rõ cảm giác của họ về các lệnh trừng phạt của phương Tây. Chúng tôi cũng đã có cuộc gặp các doanh nghiệp và nói rõ với họ rằng khó có khả năng các lệnh cấm vận được dỡ bỏ trong thời gian tới bởi phương Tây cố tình chính trị hóa việc này. Điều quan trọng nhất với các doanh nghiệp hiện nay là phải tìm ra biện pháp quản lý hiệu quả hơn”.
Theo ông Putin, có rất nhiều nguy cơ không thể dự đoán trước được nhưng nếu Nga có thể duy trì được tình hình chính trị hiện tại và người dân Nga vẫn đoàn kết với nhau thì sẽ không có mối nguy nào có thể ảnh hưởng đến Nga.
Vấn đề Ukraine
Trả lời câu hỏi “Ông đánh giá như thế nào về triển vọng Donbass tách khỏi Ukraine?”, ông Putin nói: “Quyền quyết định tối cao về tương lai của Donbass nằm trong tay những người dân tại đây. Tuy nhiên, xin mọi người đừng quá lo lắng, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine không thể xảy ra”.
Nói về chính sách ngoại giao của Nga đối với Ukraine, ông Putin khẳng định: “Chúng tôi đã giúp đỡ Ukraine ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất của chúng tôi. Sự giúp đỡ về kinh tế của chúng tôi rất thực chất và lên đến hàng tỉ đô la Mỹ. Chúng tôi hợp tác chặt chẽ với Ukraine và tôi hy vọng mối quan hệ này sẽ cải thiện trong tương lai”.
Liên quan đến câu hỏi về khả năng binh lính Nga hiện diện tại Ukraine, ông Putin khẳng định không hề có binh sĩ Nga tại Ukraine và chính Tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine đã từng công khai thừa nhận việc này.
Ông Putin cam kết Nga sẽ làm mọi điều có thể để bình thường hóa quan hệ với Ukraine. Tuy nhiên, ông Putin nhấn mạnh: "Tình hình hiện nay đang rơi vào bế tắc và chỉ còn có lối thoát duy nhất là tuân thủ thoản thuận Minsk và tiến hành cải cách Hiến pháp tại Ukraine. Chúng tôi đã bày tỏ quan điểm và mong muốn các nước đối tác tuân thủ thỏa thuận Minsk".
Trang bị vũ khí hiện đại cho quân đội
Ông Putin cho biết Nga đã lên kế hoạch trang bị các loại vũ khí hiện đại cho quân đội nước này từ nay đến năm 2020. Không những thế, Nga còn sở hữu vũ khí hạt nhân.
Chúng tôi không chiến đấu chống lại bất kỳ ai nhưng sẽ xây dựng nền quốc phòng hùng mạnh để không ai muốn chống lại Nga. Chúng tôi không xem bất kỳ nước nào là kẻ thù và cũng không muốn ai đó coi chúng tôi là kẻ thù.
Giải thích về quyết định bỏ lệnh cấm bán hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 cho Iran
Ông Putin nói: "Khi chúng tôi cung cấp vũ khí cho một nước nào đó, chúng tôi luôn xem xét tình hình trong khu vực, đặc biệt là vùng Trung Đông. Thủ tướng Israel Netanyuahu đã từng lo ngại về việc Nga sẽ chuyển hệ thống tên lửa S-300 cho Iran. Tuy nhiên, hệ thống S-300 sẽ không thể là mối đe dọa với Israell vì hệ thống này chỉ mang tính phòng thủ.
Ông Putin nhấn mạnh lệnh trừng phạt của Liên hiệp quốc (LHQ) đối với Iran không có điều khoản cấm buôn bán vũ khí. Liên quan đến việc bán hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Nga, chúng tôi khẳng định sẽ tuân thủ nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ.
Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa Nga với các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, trong đó có các nước thành viên Liên minh kinh tế Á - Âu (Belarus, Armenia, Kazakhstan và Kyrgyzstan) cũng được khá nhiều người dân quan tâm.
Ngoài ra, người dân Nga cũng rất trăn trở với những vấn đề an sinh, xã hội trong bối cảnh Nga đang đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây và nền kinh tế gặp không ít khó khăn trong thời gian qua.
Mở đầu cuộc đối thoại, ông Putin điểm lại những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội tại Nga năm 2014. Theo ông Putin, đồng rúp và thị trường chứng khoán Nga đang có dấu hiệu khởi sắc. Lạm phát đang được kiềm chế ở giới hạn cho phép. Tỷ lệ thất nghiệp cũng đang được duy trì trong giới hạn an toàn. Tiền lương của người dân cũng đã được điều chỉnh tăng cho phù hợp với tỷ lệ lạm phát. Tổng tài sản trong hệ thống ngân hàng của Nga cũng tăng lên và lần đầu tiên vượt tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chung của cả nước. Điều này cho thấy hệ thống ngân hàng của Nga đang rất ổn định.
Nền kinh tế Nga có thể phục hồi trong 2 năm tới hoặc nhanh hơn
Ông Putin cho rằng Nga đang tiến hành nhiều biện pháp đúng đắn. Nền kinh tế Nga sẽ phục hồi trong khoảng 2 năm tới hoặc có thể nhanh hơn. Nga hoàn toàn có đủ nguồn lực về tài nguyên và con người.
"Đồng rúp đã được cải thiện, vì thế xin đừng nói chính phủ đã không làm gì. Tôi kêu gọi mọi người cần phải rất kiên nhẫn. Chính phủ đang đi đúng hướng. Chúng ta đã vượt qua được giai đoạn đỉnh điểm của khó khăn. Chúng ta có nhiều vấn đề nhưng tình hình lạm phát của Nga còn thấp hơn cả khu vực đồng euro (eurozone)" - ông Putin nói.
Lệnh trừng phạt của phương Tây: nếu người dân Nga vẫn đoàn kết với nhau thì sẽ không có mối nguy nào có thể ảnh hưởng đến Nga
Liên quan đến các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga, ông Putin nói: "Tôi đã trao đổi với rất nhiều người dân và hiểu rõ cảm giác của họ về các lệnh trừng phạt của phương Tây. Chúng tôi cũng đã có cuộc gặp các doanh nghiệp và nói rõ với họ rằng khó có khả năng các lệnh cấm vận được dỡ bỏ trong thời gian tới bởi phương Tây cố tình chính trị hóa việc này. Điều quan trọng nhất với các doanh nghiệp hiện nay là phải tìm ra biện pháp quản lý hiệu quả hơn”.
Theo ông Putin, có rất nhiều nguy cơ không thể dự đoán trước được nhưng nếu Nga có thể duy trì được tình hình chính trị hiện tại và người dân Nga vẫn đoàn kết với nhau thì sẽ không có mối nguy nào có thể ảnh hưởng đến Nga.
Vấn đề Ukraine
Trả lời câu hỏi “Ông đánh giá như thế nào về triển vọng Donbass tách khỏi Ukraine?”, ông Putin nói: “Quyền quyết định tối cao về tương lai của Donbass nằm trong tay những người dân tại đây. Tuy nhiên, xin mọi người đừng quá lo lắng, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine không thể xảy ra”.
Nói về chính sách ngoại giao của Nga đối với Ukraine, ông Putin khẳng định: “Chúng tôi đã giúp đỡ Ukraine ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất của chúng tôi. Sự giúp đỡ về kinh tế của chúng tôi rất thực chất và lên đến hàng tỉ đô la Mỹ. Chúng tôi hợp tác chặt chẽ với Ukraine và tôi hy vọng mối quan hệ này sẽ cải thiện trong tương lai”.
Liên quan đến câu hỏi về khả năng binh lính Nga hiện diện tại Ukraine, ông Putin khẳng định không hề có binh sĩ Nga tại Ukraine và chính Tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine đã từng công khai thừa nhận việc này.
Ông Putin cam kết Nga sẽ làm mọi điều có thể để bình thường hóa quan hệ với Ukraine. Tuy nhiên, ông Putin nhấn mạnh: "Tình hình hiện nay đang rơi vào bế tắc và chỉ còn có lối thoát duy nhất là tuân thủ thoản thuận Minsk và tiến hành cải cách Hiến pháp tại Ukraine. Chúng tôi đã bày tỏ quan điểm và mong muốn các nước đối tác tuân thủ thỏa thuận Minsk".
Trang bị vũ khí hiện đại cho quân đội
Ông Putin cho biết Nga đã lên kế hoạch trang bị các loại vũ khí hiện đại cho quân đội nước này từ nay đến năm 2020. Không những thế, Nga còn sở hữu vũ khí hạt nhân.
Chúng tôi không chiến đấu chống lại bất kỳ ai nhưng sẽ xây dựng nền quốc phòng hùng mạnh để không ai muốn chống lại Nga. Chúng tôi không xem bất kỳ nước nào là kẻ thù và cũng không muốn ai đó coi chúng tôi là kẻ thù.
Giải thích về quyết định bỏ lệnh cấm bán hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 cho Iran
Ông Putin nói: "Khi chúng tôi cung cấp vũ khí cho một nước nào đó, chúng tôi luôn xem xét tình hình trong khu vực, đặc biệt là vùng Trung Đông. Thủ tướng Israel Netanyuahu đã từng lo ngại về việc Nga sẽ chuyển hệ thống tên lửa S-300 cho Iran. Tuy nhiên, hệ thống S-300 sẽ không thể là mối đe dọa với Israell vì hệ thống này chỉ mang tính phòng thủ.
Ông Putin nhấn mạnh lệnh trừng phạt của Liên hiệp quốc (LHQ) đối với Iran không có điều khoản cấm buôn bán vũ khí. Liên quan đến việc bán hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Nga, chúng tôi khẳng định sẽ tuân thủ nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ.
Nguồn:thesaigontimes.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét