(VnMedia) - Truyền thông Nga mới đây đưa tin, Cục Thiết kế công cụ KBP của Nga đang nghiên cứu phát triển một phiên bản bánh xích đặc biệt của hệ thống pháo/tên lửa phòng không tự hành Pantsir (SA-22 Greyhound) để triển khai tại Bắc Cực.
Tên lửa Pantsir thường đặt trên khung gầm bánh hơi, tuy nhiên khả năng cơ động của nó trên tuyết dày "rất hạn chế", hãng tin Itar-tass dẫn lời ông Vladimir Popov, giám đốc Công ty cổ phần Scheglovsky Val trực thuộc KBP cho hay.
Tên lửa Pantsir thường đặt trên khung gầm bánh hơi, tuy nhiên khả năng cơ động của nó trên tuyết dày "rất hạn chế", hãng tin Itar-tass dẫn lời ông Vladimir Popov, giám đốc Công ty cổ phần Scheglovsky Val trực thuộc KBP cho hay.
Bởi vậy, ông cho rằng cần phải tăng cường độ tin cậy của Pantsir khi vận hành trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Ông cho biết thêm rằng, ý tưởng lắp đặt tên lửa Pantsir trên khung gầm bánh xích đặc biệt do nhà máy chế tạo máy Ishimbayskiy sản xuất đang được nghiên cứu và có kế hoạch tiến hành một số thử nghiệm trong thời gian tới để kiểm tra tính khả thi của hệ thống ở các vùng địa cực.
Cũng theo ông Popov, trước đây, KBP đã tích hợp mô-đun chiến đấu của hệ thống Pantsir và radar trên khung gầm bánh xích GMZ-352M1E do nhà máy chế tạo máy kéo Minsky sản xuất cho các Tiểu Vương quốc Arap Thống nhất (UAE).
Hiện tại, hệ thống Pantsir đang được triển khai để "bảo vệ đường biên giới phía bắc của Nga", ông nói và cho biết thêm rằng "3 hệ thống SA-22 bánh hơi đã được triển khai tới căn cứ không quân Temp (trên Đảo Kotelny) kể từ năm 2014".
Theo hãng tin RIA Novosti của Nga, hệ thống phòng không Pantsir được cải tiến cho các lực lượng vũ trang Nga có thể vận hành trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, với dải nhiệt độ hoạt động từ -50 độ đến +50 độ.
Hãng tin RIA Novosti cho biết, động thái tăng cường sự hiện diện của Nga tại khu vực Bắc Cực nằm trong chiến lược quân sự của nước này đến hết năm 2020.
Tuy nhiên, trước đó, hồi cuối năm 2014, Tổng thống Nga - Vladimir Putin khẳng định rằng, Nga không có kế hoạch quân sự hóa Bắc Cực, nhưng sẽ sử dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh tại khu vực này.
Pantsir là hệ thống pháo – tên lửa phòng không, có khả năng tiêu diệt hầu hết các mục tiêu trên không trong phạm vi ngắn và trung. Đây là một trong những hệ thống phòng không tầm gần tiên tiến nhất của Nga hiện nay.
Hệ thống pháo-tên lửa phòng không Pantsir do Viện thiết kế KBP ở thành phố Tula nghiên cứu chế tạo năm 1994 và lần đầu tiên được trưng bày tại triển lãm hàng không MAKS-1995. Từ đó, hệ thống được hiện đại hóa đáng kể, biến thể mới nhất đã được trưng bày tại triển lãm MAKS-2007.
Mỗi tổ hợp phòng không Pantsir gồm 2 khẩu pháo phòng không tự động 2 nòng 30 mm và các tên lửa đất – đối – không 57E6 cùng với radar hoặc thiết bị quang học theo dõi mục tiêu và đài chỉ huy vô tuyến. Hiện tại đây được xem là tổ hợp pháo phòng không kết hợp với tên lửa bán chạy nhất thế giới và không có đối thủ trên thị trường vũ khí.
Các tổ hợp phòng không Pantsir thường được sử dụng để bảo vệ các khu vực mục tiêu trọng yếu, các điểm dân cư và quân sự, đội hình đơn vị chiến đấu đang cơ động lên tới cỡ trung đoàn hoặc các tổ hợp phòng không khác như S-300/S-400.
Hệ thống Pantsir được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu trên không hoặc dưới mặt đất và trong khi di chuyển có khả năng bám sát tới 20 mục tiêu và thực hiện phóng cùng lúc hai tên lửa vào mục tiêu. Theo đánh giá của các chuyên gia, trên thế giới không có loại tổ hợp tương tự cùng loại nào. Tên lửa phóng ra từ tổ hợp tên lửa loại này có thể đánh chặn tối đa 10 mục tiêu cùng một lúc trong thời gian 1 phút. Hệ thống điều khiển hỏa lực của tổ hợp tên lửa Pantsir bao gồm trạm radar phát hiện mục tiêu và 2 trạm radar theo dõi, hai ống phóng nòng kép 2A38M cỡ 30 mm và 12 tên lửa siêu âm 57E6-E đất - đối - không.
Các mục tiêu trên không mà tổ hợp này có thể tiêu diệt là các loại máy bay, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và vũ khí dẫn đường chính xác không đối đất, với diện tích phản xạ radar nhỏ nhất là 2 cm2 tới 3 cm2, và tốc độ lớn nhất lên tới 1300 m/s.
Tên lửa của tổ hợp Pantsir có tầm bắn tối đa là 20 km và trần bay 15 km ngay cả khi hệ thống đang di chuyển và đây chính là một trong những ưu điểm vượt trội của nó. Thậm chí, theo tuyên bố của nhà sản xuất KBP, tổ hợp này có thể tiêu diệt được cả máy bay tàng hình.
Iraq cũng đang đặt hàng loại tên lửa này của Nga và theo dự kiến , Nga sẽ bắt đầu bàn giao lô tên lửa này cho Iraq trước mùa hè tới. Ngoài Iraq, Syria cũng đang sở hữu loại tên lửa này.
Ông cho biết thêm rằng, ý tưởng lắp đặt tên lửa Pantsir trên khung gầm bánh xích đặc biệt do nhà máy chế tạo máy Ishimbayskiy sản xuất đang được nghiên cứu và có kế hoạch tiến hành một số thử nghiệm trong thời gian tới để kiểm tra tính khả thi của hệ thống ở các vùng địa cực.
Cũng theo ông Popov, trước đây, KBP đã tích hợp mô-đun chiến đấu của hệ thống Pantsir và radar trên khung gầm bánh xích GMZ-352M1E do nhà máy chế tạo máy kéo Minsky sản xuất cho các Tiểu Vương quốc Arap Thống nhất (UAE).
Hiện tại, hệ thống Pantsir đang được triển khai để "bảo vệ đường biên giới phía bắc của Nga", ông nói và cho biết thêm rằng "3 hệ thống SA-22 bánh hơi đã được triển khai tới căn cứ không quân Temp (trên Đảo Kotelny) kể từ năm 2014".
Theo hãng tin RIA Novosti của Nga, hệ thống phòng không Pantsir được cải tiến cho các lực lượng vũ trang Nga có thể vận hành trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, với dải nhiệt độ hoạt động từ -50 độ đến +50 độ.
Hãng tin RIA Novosti cho biết, động thái tăng cường sự hiện diện của Nga tại khu vực Bắc Cực nằm trong chiến lược quân sự của nước này đến hết năm 2020.
Tuy nhiên, trước đó, hồi cuối năm 2014, Tổng thống Nga - Vladimir Putin khẳng định rằng, Nga không có kế hoạch quân sự hóa Bắc Cực, nhưng sẽ sử dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh tại khu vực này.
Pantsir là hệ thống pháo – tên lửa phòng không, có khả năng tiêu diệt hầu hết các mục tiêu trên không trong phạm vi ngắn và trung. Đây là một trong những hệ thống phòng không tầm gần tiên tiến nhất của Nga hiện nay.
Hệ thống pháo-tên lửa phòng không Pantsir do Viện thiết kế KBP ở thành phố Tula nghiên cứu chế tạo năm 1994 và lần đầu tiên được trưng bày tại triển lãm hàng không MAKS-1995. Từ đó, hệ thống được hiện đại hóa đáng kể, biến thể mới nhất đã được trưng bày tại triển lãm MAKS-2007.
Mỗi tổ hợp phòng không Pantsir gồm 2 khẩu pháo phòng không tự động 2 nòng 30 mm và các tên lửa đất – đối – không 57E6 cùng với radar hoặc thiết bị quang học theo dõi mục tiêu và đài chỉ huy vô tuyến. Hiện tại đây được xem là tổ hợp pháo phòng không kết hợp với tên lửa bán chạy nhất thế giới và không có đối thủ trên thị trường vũ khí.
Các tổ hợp phòng không Pantsir thường được sử dụng để bảo vệ các khu vực mục tiêu trọng yếu, các điểm dân cư và quân sự, đội hình đơn vị chiến đấu đang cơ động lên tới cỡ trung đoàn hoặc các tổ hợp phòng không khác như S-300/S-400.
Hệ thống Pantsir được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu trên không hoặc dưới mặt đất và trong khi di chuyển có khả năng bám sát tới 20 mục tiêu và thực hiện phóng cùng lúc hai tên lửa vào mục tiêu. Theo đánh giá của các chuyên gia, trên thế giới không có loại tổ hợp tương tự cùng loại nào. Tên lửa phóng ra từ tổ hợp tên lửa loại này có thể đánh chặn tối đa 10 mục tiêu cùng một lúc trong thời gian 1 phút. Hệ thống điều khiển hỏa lực của tổ hợp tên lửa Pantsir bao gồm trạm radar phát hiện mục tiêu và 2 trạm radar theo dõi, hai ống phóng nòng kép 2A38M cỡ 30 mm và 12 tên lửa siêu âm 57E6-E đất - đối - không.
Các mục tiêu trên không mà tổ hợp này có thể tiêu diệt là các loại máy bay, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và vũ khí dẫn đường chính xác không đối đất, với diện tích phản xạ radar nhỏ nhất là 2 cm2 tới 3 cm2, và tốc độ lớn nhất lên tới 1300 m/s.
Tên lửa của tổ hợp Pantsir có tầm bắn tối đa là 20 km và trần bay 15 km ngay cả khi hệ thống đang di chuyển và đây chính là một trong những ưu điểm vượt trội của nó. Thậm chí, theo tuyên bố của nhà sản xuất KBP, tổ hợp này có thể tiêu diệt được cả máy bay tàng hình.
Iraq cũng đang đặt hàng loại tên lửa này của Nga và theo dự kiến , Nga sẽ bắt đầu bàn giao lô tên lửa này cho Iraq trước mùa hè tới. Ngoài Iraq, Syria cũng đang sở hữu loại tên lửa này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét