Chiến đấu cơ Su-35 của Nga
Việc Nga lên kế hoạch dở bỏ lệnh cấm vận ván tên lửa phòng không S-300 cho Iran là minh chứng Gấu Nga không chịu bị cắt vuốt, dùng tiền thu về để bảo vệ kế hoạch hiện đại hóa và tái vũ trang cho quân đội Nga , theo giáo sư Nikolas K. Gvosdev nhận định.
Việc Gấu Nga không chịu bị cắt vuốt, được giáo sư Gvosdev, một chuyên gia nghiên cứu an ninh quốc gia, khẳng định:
“Những ai kỳ vọng lệnh cấm vận cùng giá dầu rớt sẽ bẻ được vuốt gấu, hãy suy nghĩ lại”.
Chấp nhận giảm tốc độ, chờ thời hồi phục
Ông giải thích: ban đầu, kế hoạch tái vũ trang quân đội của Tổng thống Nga Vladimir Putin dựa vào nguồn ngoại tệ thu được từ xuất khẩu dầu thô, vốn là nguồn thu chính của ngân sách Nga.
Nhưng năm 2014, giá dầu khí rớt mạnh, cùng sự suy thoái của kinh tế Nga (được dự báo giảm ít nhất 3 % năm 2015) khiến nguồn thu ấy bị giảm theo.
Bộ Quốc phòng Nga dự tính cắt giảm chi quân sự 3,8 %, trong khi các Bộ và cơ quan khác phải cắt giảm 10 %.
Sự cắt giảm này sẽ là một bài thuốc thử cho công nghiệp quốc phòng Nga: có chịu nổi tác động của sự giảm chi quân sự ?
Theo giáo sư Gvosdev, bài thuốc thử sắp tới là có nên sử dụng khung sườn kiểu xe tăng T-14 Armata (tăng thế hệ 5) làm khung xe bọc thép hoặc cỗ pháo tự động, nhằm đơn giản hóa khâu sản xuất và giảm chi phí bảo trì ?
Bên cạnh đó là sức ép giảm chi phí này vẫn bảo đảm quỹ lương không bị giảm, nhằm tránh các cuộc đình công phản đối khi kinh tế đang suy thoái, và không để nhân công có tay nghề cao chuyển qua những công việc trả lương cao hơn.
Nhiều chuyên gia dự báo, rằng do ít nguồn thu, cùng sức ép chuyển chi ngân sách cho chương trình an sinh xã hội trong lúc người dân đang phải chịu cảnh giá lương thực và giá sinh hoạt tăng cao trong 6 tháng qua) thì nên hủy chương trình hiện đại hóa quốc phòng.
Nhưng giáo sư Gvosdev nói chính phủ Tổng thống Putin không muốn hủy kế hoạch, chuyển qua tìm cách vượt qua khó khăn trong 2 năm tới, và sau đó, khi nền kinh tế có thể hồi phục (nhất là do nhận định lệnh trừng phạt của châu Âu sẽ không đạt hiệu quả trong năm 2016) thì nối lại chương trình tái vũ trang cho quân đội Nga.
Một khuynh hướng rõ ràng trong 6 tháng qua, là Nga sẵn sàng gia hạn, chấp nhận sự chậm trễ để chờ hoàn tất chương trình này.
Một số chuyên gia nói chương trình sẽ phải gia hạn thêm 5 năm, chỉ đạt mục tiêu từ năm 2025.
Sự giảm tốc này sẽ cho phép cơ động hơn và nền kinh tế Nga sẽ có cơ hội hồi phục.
Tên lửa S-300 của Nga sẽ bán cho Iran |
Nga ung dung nhận đơn đặt hàng từ nước ngoài
Nhưng sự gia hạn cũng có nghĩa giảm mua sắm trong các năm ấy, vì thế, công nghiệp quốc phòng Nga nếu không thể trông cậy vào đơn đặt hàng từ chính phủ do điều kiện ngân sách ít ỏi, thì sẽ phải tìm cách có tiền duy trì hoạt động.
Vậy là có sự thay đổi chiến lược, từ dựa vào đơn đặt hàng trong nước sang việc tăng cường xuất khẩu để có nguồn thu cần thiết, tài trợ cho chương trình hiện đại hóa quân đội.
Để duy trì sản xuất, trả lương cho lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất, công nghiệp quốc phòng Nga cần tìm khách hàng mới mua các sản phẩm mới, cho đến khi chính phủ Nga có thêm tiền tăng cường mua sắm và có thể thực hiện các chương trình dựa theo đơn đặt hàng từ trong nước.
Nguồn doanh thu từ xuất khẩu là cần thiết, vì quân đội Nga không thể nhanh chóng thay thế các khí tài quân sự lạc hậu, cũ bằng những mẫu thiết kế mới nhất và tốn tiền nhất. Họ phải tiếp tục đặt mua các khí tài quân sự thế hệ 4 hiện đại nhưng tốn tiền.
Vì thế, cứ mỗi xe tăng hoặc chiến đấu cơ cũ hết hạn sử dụng, thì sẽ vẫn phải đặt mua tăng T-90, chiến đấu cơ Su-35, thay vì mua tăng T-14 Armata hoặc chiến đấu cơ Sukhoi PAK FA T-50.
Cách làm này có lợi là thay thế phương tiện cũ bằng những cỗ máy mới, nhưng sử dụng các mẫu thiết kế cùng dây chuyền sản xuất có sẵn.
Năm 2014, dù bị cấm vận, Nga tăng nhẹ sản lượng xuất khẩu vũ khí. Sự căng thẳng gia tăng giữa Mỹ với Trung Quốc (TQ) khiến Bắc Kinh quan tâm việc tăng mua vũ khí Nga.
Trong khi đó, sự trỗi dậy của TQ khiến các nước láng giềng như Việt Nam, Ấn Độ phải tăng chi quốc phòng.
Vì thế, Nga vẫn là nguồn cung cấp vũ khí cao cấp, thậm chí Ấn đã thành một đối tác tài trợ và cung cấp công nghệ để sử dụng trong lĩnh vực quốc phòng Nga.
Sự bất ổn ở Trung Đông cũng khiến Iran, Iraq và Ai Cập muốn mua vũ khí Nga, trong bối cảnh họ đánh giá Mỹ là một nhà cung cấp an ninh không đáng tin cậy.
Kết quả: các quan chức quốc phòng Nga cẩn trọng lạc quan về triển vọng không chỉ duy trì được công nghiệp quốc phòng Nga, mà còn tăng được doanh số và bảo đảm nguồn thu ổn định, giúp các nhà máy tiếp tục hoạt động, vẫn sử dụng được các kỹ sư thiết kế.
Nga hiện chiếm 29 % trong tổng doanh số bán vũ khí của thế giới, một tỷ lệ ổn định suốt 10 năm qua.
Nếu duy trì được tỷ lệ này, ông Putin có thể chuyển chương trình quốc phòng sang một hướng ngắn hạn, giảm tốc độ của một vài mắt xích trong việc hiện chương trình mà không làm ngưng trệ công cuộc hiện đại hóa quân đội.
Trần Trí (theo National Interest)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét