Yahoo News ngày 14/7 đăng tải bài viết đề cập tới 3 giải pháp có thể giúp tránh một cuộc xung đột quân sự ở Biển Đông.
Theo đó, xét về khả năng kinh tế và quân sự, Trung Quốc lớn mạnh hơn các nước láng giềng rất nhiều. Việc duy trì tăng trưởng kinh tế đã giúp Trung Quốc có thể tăng chi tiêu cho quốc phòng, hiện đại hóa các thiết bị quân sự với quy mô lớn chưa từng thấy.
Cảnh sát biển Việt Nam thực thi quyền chủ quyền, quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đang bị Trung Quốc xâm phạm. Ảnh REUTERS/Nguyen Minh |
Trong khi đó, Mỹ hiển nhiên được xem là thành phần không thể thiếu của mọi nỗ lực quốc tế kiềm chế sự quyết đoán của Trung Quốc trên các vùng biển (Trung Quốc nhảy vào) tranh chấp.
Trong cuộc đối thoại chiến lược và kinh tế song phương mới nhất giữa Mỹ và Trung Quốc, Washington một mặt tìm cách thúc đẩy Bắc Kinh tuân thủ trật tự quốc tế bằng cách duy trì quan hệ kinh tế song phương mạnh mẽ. Mỹ hy vọng rằng thúc đẩy toàn cầu hóa sẽ làm tăng trách nhiệm của Trung Quốc đối với hòa bình khu vực.
Mặt khác, Mỹ gây sức ép mạnh mẽ hơn đối với Trung Quốc để kiềm chế các hành động khiêu khích của Bắc Kinh ở Tây Thái Bình Dương. Tầm quan trọng của sự ổn định hàng hải để tiếp tục hội nhập kinh tế tại châu Á được cho là có ảnh hưởng lớn tới chính sách kinh tế và chiến lược của Mỹ trong tương lai.
Chính quyền Obama cũng có lợi ích quốc gia trong tranh chấp lãnh hải ở châu Á. Để duy trì sự thống trị toàn cầu của hải quân, Mỹ cần các tuyến đường từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương phải được thông suốt. Mà để đạt được điều đó, Biển Đông phải ổn định như trước.
Tuy nhiên, nhận thức được sự phụ thuộc ngày càng tăng của Mỹ vào đầu tư và tín dụng Trung Quốc, sự suy giảm khả năng hiện diện quân sự ở châu Á do cắt giảm ngân sách quốc phòng, Bắc Kinh càng tự tin chống lại mọi áp lực từ bên ngoài.
Trong cuộc đối thoại chiến lược và kinh tế song phương mới nhất giữa Mỹ và Trung Quốc, Washington một mặt tìm cách thúc đẩy Bắc Kinh tuân thủ trật tự quốc tế bằng cách duy trì quan hệ kinh tế song phương mạnh mẽ. Mỹ hy vọng rằng thúc đẩy toàn cầu hóa sẽ làm tăng trách nhiệm của Trung Quốc đối với hòa bình khu vực.
Mặt khác, Mỹ gây sức ép mạnh mẽ hơn đối với Trung Quốc để kiềm chế các hành động khiêu khích của Bắc Kinh ở Tây Thái Bình Dương. Tầm quan trọng của sự ổn định hàng hải để tiếp tục hội nhập kinh tế tại châu Á được cho là có ảnh hưởng lớn tới chính sách kinh tế và chiến lược của Mỹ trong tương lai.
Chính quyền Obama cũng có lợi ích quốc gia trong tranh chấp lãnh hải ở châu Á. Để duy trì sự thống trị toàn cầu của hải quân, Mỹ cần các tuyến đường từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương phải được thông suốt. Mà để đạt được điều đó, Biển Đông phải ổn định như trước.
Tuy nhiên, nhận thức được sự phụ thuộc ngày càng tăng của Mỹ vào đầu tư và tín dụng Trung Quốc, sự suy giảm khả năng hiện diện quân sự ở châu Á do cắt giảm ngân sách quốc phòng, Bắc Kinh càng tự tin chống lại mọi áp lực từ bên ngoài.
Hình minh họa. |
Tuy nhiên, những thực tế trên không có nghĩa là các nước châu Á không thể tránh được một cuộc đối đầu trong khu vực. Tại thời điểm này, mục tiêu cấp bách nhất là phải thành lập một cơ chế giúp giảm leo thang căng thẳng, ngăn Trung Quốc khiêu khích hơn nữa. Để đạt được điều này cần có các yếu tố sau:
Thứ nhất là cần phải "đóng băng" vùng khiêu khích bằng cách ép Trung Quốc phải tuân thủ nghĩa vụ của mình theo Tuyên bố năm 2002 về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Điều này có nghĩa là Trung Quốc phải dừng các hành động khiêu khích của mình như điều giàn khoan, thay đổi hiện trạng bất hợp pháp, không sử dụng lực lượng quân sự và bán quân sự theo đuổi yêu sách lãnh thổ.
Thứ hai là cần phải có một quy chế để bảo vệ môi trường khu vực. Trung Quốc đã tìm cách biện minh cho các quy định mới về khai thác thủy sản đơn phương của mình bằng cách bảo vệ tầm quan trọng của bảo tồn tài nguyên biển. Do đó, các bên cần đàm phán để thiết lập một quy chế hợp tác khu vực trong đó không chỉ đề cập tới vấn đề chủ quyền mà cả vấn đề bảo tồn tài nguyên biển quý giá.
Đạt được hai yếu tố trên sẽ thiết lập được biện pháp xây dựng lòng tin, một yếu tố quan trọng cho bất kỳ cuộc đàm phán nào trong tương lai. Tuy nhiên, đàm phán cũng nên kết hợp với răn đe. Điều này có nghĩa là các quốc gia nhỏ trong khu vực cần phải tăng cường khả năng phòng thủ của mình, tăng cường khả năng phối hợp hành động, thúc đẩy hợp tác chiến lược và quân sự với các cường quốc khác trong khu vực Thái Bình Dương như Nhật Bản, Úc và Ấn Độ, những người có lợi ích chiến lược gắn liền với sự ổn định của Biển Đông./.
Thứ nhất là cần phải "đóng băng" vùng khiêu khích bằng cách ép Trung Quốc phải tuân thủ nghĩa vụ của mình theo Tuyên bố năm 2002 về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Điều này có nghĩa là Trung Quốc phải dừng các hành động khiêu khích của mình như điều giàn khoan, thay đổi hiện trạng bất hợp pháp, không sử dụng lực lượng quân sự và bán quân sự theo đuổi yêu sách lãnh thổ.
Thứ hai là cần phải có một quy chế để bảo vệ môi trường khu vực. Trung Quốc đã tìm cách biện minh cho các quy định mới về khai thác thủy sản đơn phương của mình bằng cách bảo vệ tầm quan trọng của bảo tồn tài nguyên biển. Do đó, các bên cần đàm phán để thiết lập một quy chế hợp tác khu vực trong đó không chỉ đề cập tới vấn đề chủ quyền mà cả vấn đề bảo tồn tài nguyên biển quý giá.
Đạt được hai yếu tố trên sẽ thiết lập được biện pháp xây dựng lòng tin, một yếu tố quan trọng cho bất kỳ cuộc đàm phán nào trong tương lai. Tuy nhiên, đàm phán cũng nên kết hợp với răn đe. Điều này có nghĩa là các quốc gia nhỏ trong khu vực cần phải tăng cường khả năng phòng thủ của mình, tăng cường khả năng phối hợp hành động, thúc đẩy hợp tác chiến lược và quân sự với các cường quốc khác trong khu vực Thái Bình Dương như Nhật Bản, Úc và Ấn Độ, những người có lợi ích chiến lược gắn liền với sự ổn định của Biển Đông./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét