CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2014

Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan vì tính toán sai và do sức ép quốc tế





Sau khi Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan Hải Dương 981 (ảnh) khỏi thềm lục địa Việt Nam, báo chí Nhật Bản đã liên tục đăng tải thông tin quan trọng này. Mạng tin “Sankei” ngày 17.7 đã đăng tải bài viết với dòng tít lớn “Do áp lực quốc tế và tính toán sai lầm, Trung Quốc buộc phải dịch chuyển giàn khoan ở biển Đông”. Nhà chức trách Trung Quốc giải thích lý do dịch chuyển giàn khoan trước dự kiến 1 tháng là “việc khoan thăm dò đã đạt mục đích theo kế hoạch và phát hiện có dầu mỏ và khí đốt”. Tuy nhiên, người phát ngôn không đề cập đến sản lượng và chất lượng của chỗ dầu mới hút được, trong khi dư luận lại cho rằng việc Trung Quốc chịu áp lực mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế đã buộc nước này phải thu hồi giàn khoan, đặc biệt là 5 ngày sau khi Thượng viện Mỹ ra nghị quyết “lên án Trung Quốc”.


Thời điểm Trung Quốc hạ đặt giàn khoan ở khu vực quần đảo Hoàng Sa là ngày 2.5. Hành động này diễn ra ngay sau chuyến công du Châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi cuối tháng 4.2014 mà mục đích của chuyến đi này là để tăng cường liên kết quân sự với Nhật Bản và Philippines nhằm kiềm chế chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Vì muốn tránh đối đầu trực diện với Mỹ, Trung Quốc đã không đụng chạm đến Nhật Bản và Philippines mà thay vào đó là chọn cách đối đầu với Việt Nam nhằm mục đích tạo ấn tượng với dư luận trong nước là “Bắc Kinh đã có thái độ cương quyết với bên ngoài”. Đồng thời, dư luận cũng nghi ngờ Bắc Kinh đang muốn thử phản ứng của Mỹ và các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, Trung Quốc đã phải trả một giá quá đắt trước hành động khiêu khích này. Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ của dư luận quốc tế trong khi các nước Đông Nam Á ngày càng mất niềm tin vào Trung Quốc. Ngoài ra, Mỹ - nước vốn có thái độ trung lập trong cuộc đối đầu Việt-Trung - cũng thể hiện rõ ràng sự ủng hộ đối với Việt Nam. Điều này cho thấy Trung Quốc đã tính toán sai lầm. Giới quan sát cho rằng Bắc Kinh đang muốn chuyển hướng thái độ bất mãn của người dân liên quan đến tình hình kinh tế và môi trường ngày một tồi tệ ở trong nước ra bên ngoài. Một chuyên gia về quan hệ quốc tế ở Bắc Kinh cho biết: “Lần này, Trung Quốc tạm thời dịch chuyển (giàn khoan) trước áp lực của cộng đồng quốc tế, nhưng có lẽ với những thủ đoạn chính trị tương tự, chính quyền Tập Cận Bình sẽ sớm tạo ra các vấn đề tương tự với các quốc gia khác trong khu vực”.
Trước đó, Hãng tin Kyodo ngày 16.7 cũng đã đăng tải thông tin về việc Trung Quốc hoàn tất hoạt động thăm dò dầu khí ở Hoàng Sa hôm 15.7. Theo Kyodo, việc Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan cho thấy Bắc Kinh đang cố gắng xoa dịu tình hình. Trong khi đó, trang tin của “Yomiuri” cũng cho rằng việc Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan cho thấy Bắc Kinh muốn sớm kết thúc hoạt động của giàn khoan này trước thời điểm diễn ra Diễn đàn An ninh khu vực (ARF) vào tháng 8.2014.
Trong một bài viết đăng trên tờ “Đông phương Nhật báo” ngày 18.7, chuyên gia quan hệ Trung-Mỹ Ngưu Bạch Vũ cho biết, việc giàn khoan 981 tiến vào vùng biển Việt Nam xảy ra không lâu sau chuyến thăm Châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Khi đó, ông Obama “đi qua cửa nhà mà không vào nhà của Trung Quốc”, trong thời gian thăm viếng Châu Á lại ủng hộ Nhật Bản thực hiện quyền phòng vệ tập thể, đưa vùng biển thuộc quần đảo Điếu Ngư/Senkaku vào phạm vi Hiệp ước Bảo đảm an ninh Mỹ - Nhật, sử dụng vấn đề biển Đông để lôi kéo một số nước ASEAN bao vây Trung Quốc. Tất cả đã kích động Trung Quốc đưa ra quyết định kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Có thể nói ngay từ đầu, việc giàn khoan Hải Dương 981 tiến vào Hoàng Sa đã mang dụng ý trả thù Mỹ về ngoại giao. Quan trọng hơn, nếu nhìn vào quan hệ song phương Trung-Mỹ một năm trước, người ta có thể phát hiện sau cuộc gặp giữa Tập Cận Bình và Obama ở trang viên Sunnylands năm 2013, quan hệ Trung-Mỹ bắt đầu rơi xuống đáy. Trong 6 tháng đầu năm 2014, tranh cãi, đối đầu giữa hai bên có thể nói đã lên tới cực điểm, trong tất cả các lĩnh vực dường như đều bùng nổ xung đột quyết liệt. Khi giàn khoan Hải Dương 981 tiến vào Hoàng Sa chính là lúc tranh cãi Trung-Mỹ trong hàng loạt vấn đề bước vào thời khắc quyết liệt nhất. Việc giàn khoan Hải Dương 981 tiến vào Hoàng Sa kỳ thực chính là cuộc đấu ngoại giao và chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ. Chỉ có điều nó đã làm Việt Nam thiệt thòi, tạm thời trở thành “vật hy sinh” cho cơn “hờn dỗi” Trung-Mỹ.
Điều khiến người ta vui mừng là trong bối cảnh quan hệ Trung-Mỹ không ngừng xấu đi, cuộc đối thoại về chiến lược và kinh tế Trung-Mỹ vừa được tiến hành cách đây không lâu ở Bắc Kinh, quan hệ Trung-Mỹ tạm thời trở nên lắng dịu. Vào ngày 14.7, Tập Cận Bình và Obama lại có cuộc điện đàm qua đường dây nóng hiếm thấy trong thời gian Tập Cận Bình thăm viếng nước ngoài. Trong cuộc đàm thoại này, Tập Cận Bình một lần nữa nhấn mạnh kiên trì xử lý tốt bất đồng bằng phương thức mang tính xây dựng và tôn trọng lẫn nhau, bảo đảm quan hệ hai nước luôn phát triển theo hướng tích cực. Ông Obama cũng biểu thị sự tán thành đối với chủ trương xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới Trung-Mỹ của Tập Cận Bình, tái khẳng định việc Mỹ nỗ lực cùng Trung Quốc xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới, tăng cường hợp tác thiết thực, xử lý bất đồng một cách xây dựng, biến hợp tác trở thành dòng chủ lưu trong quan hệ hai nước. Chuyên gia này cho rằng, trong quá trình đấu tranh chiến lược, Trung-Mỹ đã nhận thức được rủi ro ẩn chứa và bắt đầu tiến hành xử lý tranh cãi, bất đồng. Với sự can dự trực tiếp của lãnh đạo tối cao hai bên, cuối cùng quan hệ Trung-Mỹ đã xuất hiện một số tín hiệu nồng ấm hiếm có. Trong bối cảnh đó, việc giàn khoan Hải Dương 981 dịch chuyển là chuyện hợp tình hợp lý.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét