Bài toán kinh tế Nga trong giai đoạn cuối năm 2014 và đầu năm 2015 có lẽ sẽ có một vị trí rất lâu dài trong các giáo trình kinh tế khi mà từ đầu đến cuối, nó đã vượt ra khỏi dự đoán của cả thế giới. Và có lẽ phải bất ngờ đến như thế thì mới có thể gọi là điều kỳ diệu trên xứ sở bạch dương.
Đó là điều đang được giới phân tích kinh tế toàn cầu thốt lên sau khi những báo cáo chính thức về chỉ số tăng trưởng kinh tế trong quý IV năm 2014 của nước Nga được công bố. Gần như không một nhà phân tích nào có thể dự đoán được rằng trong giai đoạn khó khăn nhất mà kinh tế Nga phải đối mặt khi nguy cơ khủng hoảng nền kinh tế đã ở cận kề. Khi hầu như tất cả các chuyên gia đều cho rằng tốc độ tăng trưởng của Nga sẽ giảm ít nhất là từ 3 - 4% thì nền kinh tế xứ sở bạch dương thậm chí lại gia tăng.
Qủa thực, hầu hết mọi hãng tin kinh tế tài chính lớn trên thế giới đều sững sờ khi báo cáo tăng trưởng kinh tế trong quý IV năm 2014 của Nga được công bố vào ngày hôm qua. Theo đó GDP trong quý IV của Nga tăng 0,4% so với cùng kỳ, còn trước đó là mức tăng 0,9% trong quý III.
Đây được xem là bất ngờ lớn nhất đối với hầu như toàn bộ hệ thống phân tích kinh tế toàn cầu, khi mà tất cả đều cho rằng với những dấu hiệu khó khăn nghiêm trọng trong giai đoạn ba tháng cuối năm 2014 khi đồng Rup trở thành đồng tiền có tốc độ trượt giá nhanh nhất hành tinh còn lạm phát thì tăng nhanh chóng mặt thì nền kinh tế Nga thậm chí sẽ suy giảm tốc độ tăng trưởng nghiêm trọng. Việc không những không giảm tăng trưởng mà còn tăng của kinh tế Nga vì thế đang tạo ra một cú sốc thực sự.
Cũng không thể trách được những nhà phân tích kinh tế thế giới, khi mà quả thực nền kinh tế Nga trong giai đoạn cuối năm 2014 xứng đáng với vị trí nền kinh tế nguy ngập thuộc diện nhất nhì thế giới. Gần như mọi chỉ số cơ bản nhất của nền kinh tế Nga đều suy giảm trầm trọng đặc biệt là trong ba tháng cuối năm, đồng nội tệ mất giá mạnh, lạm phát tăng chóng mặt, các nhà đầu tư quốc tế thì tháo chạy còn hàng hóa xuất khẩu sang phương Tây thì bị đình trệ do các lệnh trừng phạt.
Gần như chưa có một trường hợp nào trước đó lại không rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế nghiêm trọng do gặp phải những khó khăn kinh tế khủng khiếp trên, nhưng Nga lại đang chứng tỏ rằng nó đang là trường hợp ngoại lệ đầu tiên.
Vấn đề cốt lõi ở đây là, các nhà phân tích không sai khi đánh giá tác động và những hậu quả mà những khó khăn trên có thể gây ra cho kinh tế Nga, mà là họ đã đánh giá sai tiềm lực và sự vững vàng của kinh tế Nga. Không ai phủ nhận rằng những khó khăn nghiêm trọng kể trên không gây ra những hậu quả khủng khiếp cho kinh tế Nga, việc kinh tế Nga thậm chí đã đứng trên bờ vực của một sự sụp đổ là điều chính người Nga cũng đã thừa nhận,nhưng hầu như cả thế giới đã đánh giá sai sức chịu đựng và sức bật của nền kinh tế xứ sở bạch dương.
Mức tăng 0,9% trong quý III và 0,4% trong quý IV mà kinh tế Nga đạt được là kết quả của một giải pháp tổng hợp được điện Kremlin đưa ra trong giai đoạn nửa sau của năm 2014, kết hợp giữa việc ổn định nền kinh tế trong nước bằng cách gia tăng lãi suất để kiềm chế đà sụt giá của đồng Rup và tăng cường các hoạt động quan hệ thương mại song phương với những đối tác ngoài phương Tây.
Tính đến thời điểm hiện tại, hầu như cũng đã đủ những miếng ghép cần thiết để hình dung được tổng thống Vladimir Putin và các cộng sự đã làm những gì để cứu thoát nền kinh tế Nga trong những tháng cuối năm đầy căng thẳng. Đó là tìm cách kiểm soát và ổn định nền kinh tế quốc nội để tránh những tác động do lạm phát và đồng nội tệ mất giá bằng cách tăng lãi suất với công đầu thuộc về thống đốc ngân hàng trung ương Elvira Nabiullina.
Đó là tăng cường mối quan hệ thương mại với các đối tác ngoài phương Tây vốn không chịu ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây, chưa khi nào mà nước Nga lại trải qua một giai đoạn nhộn nhịp với hàng loạt các hợp đồng thương mại có tần suất cao như những tháng cuối năm 2014. Gần như mọi mối quan hệ thương mại truyền thống của Nga đều được điện Kremlin sử dụng triệt để, từ việc ký kết các hợp đồng năng lượng kếch xù trị giá hàng chục tỷ USD với Trung Quốc và các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ cho đến hàng loạt các hợp đồng cung cấp khí tài quân sự cho một loạt các quốc gia trên thế giới.
Con số thống kê chưa chính thức tính đến thời điểm hiện tại cho thấy tổng giá trị các hợp đồng bán khí tài quân sự của Nga trong giai đoạn cuối năm 2014 đang lên tới gần 10 tỷ USD, một mức tăng đột ngột so với những năm trước đó. Điều này không có gì khó hiểu khi vũ khí Nga vẫn luôn là điều được rất nhiều nước trên thế giới khao khát, và khi Nga đã chủ động bật đèn xanh thì chẳng nước nào muốn bỏ lỡ cơ hội có một không hai này.
Bằng cách kết hợp giữa việc ổn định nền kinh tế trong nước và tăng cường các hợp đồng thương mại đến mức tối đa để đưa về nước Nga khoản tài chính lớn nhất có thể để hỗ trợ cho những tổn hại mà kinh tế Nga phải hứng chịu từ các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây, điện Kremlin đã đạt được thành công ngoài mong đợi trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế trong giai đoạn cuối năm 2014.
Sự thành công này đã vượt ra ngoài khả năng dự đoán của hầu hết các chuyên gia kinh tế toàn cầu. Cùng với thành công vượt bậc trong quý IV năm 2014, triển vọng kinh tế của Nga trong năm 2015 cũng đang sáng sủa hơn bao giờ hết. Ước tính, kinh tế Nga sẽ có mức tăng trưởng 3,8% trong năm nay nếu như giá dầu được giữ ở mức giá 53 USD/thùng, đây được xem là điều nằm trong tầm tay của tổng thống Putin và các cộng sự khi mà giá dầu vẫn đang ổn định ở mức giá trên 55 USD/thùng.
Thậm chí giá dầu sẽ còn có thể tăng cao trong thời gian tới khi mà cuộc xung đột quân sự ở Syria, Iraq và đặc biệt là Yemen đang khiến cho giá cả trên thị trường dầu thế giới được đánh giá sẽ còn cao hơn nữa. Cũng cần kể thêm đến việc các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây nhiều khả năng cũng sẽ được dỡ bỏ trước khi năm 2015 kết thúc, một khi điều đó xảy ra thì nền kinh tế Nga sẽ còn có thể đạt được tốc độ tăng trưởng lớn hơn nữa.
Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét