Tàu ngầm Kilo Hải Phòng vào cảng Cam Ranh. Ảnh: VTV1/nguoiduatin.vn. |
The Diplomat ngày 31/3 đăng bài phân tích của hai học giả Nhina Le từ đại học George Mason tại Hoa Kỳ và Koh Swee Lean Collin từ trường S. Rajaratnam đại học Công nghệ Nam Dương Singapore cho rằng, với những quốc gia trở tành tâm điểm cạnh tranh địa chính trị của các cường quốc như Việt Nam, chính sách đối ngoại có nguyên tắc sẽ giúp Việt Nam tìm kiếm được lợi ích quốc gia của mình. Nguyên tắc đối ngoại "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" là một cách tiếp cận thực tế sẽ giúp người Việt "không để trứng vào cùng một giỏ".
Nói vấn đề vịnh Cam Ranh "gây phiền hà" quan hệ Việt - Mỹ là không đúng
Bình luận của hai học giả xoay quanh việc Washington coi các chương trình thu thập tin tức của máy bay ném bom chiến lược của Nga gần căn cứ Mỹ tại đảo Guam là "khiêu khích". Đã có quan chức Mỹ lên tiếng đề nghị Việt Nam đảm bảo Nga không thể sử dụng cảng Cam Ranh tiến hành các hoạt động mà học cho là "gây căng thẳng" trong khu vực. Moscow đã bác bỏ những lo ngại này của Washington.
Một số phương tiện truyền thông cho rằng vấn đề vịnh Cam Ranh có thể "gây phiền hà" trong quan hệ Việt - Mỹ là không đúng, hai học giả lưu ý. Đã có sự bùng nổ gần đây trong quan hệ song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, mà một phần không nhỏ là do những căng thẳng với Bắc Kinh về lãnh thổ, hàng hải trên Biển Đông.
Washington cam kết nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam và để ngỏ khả năng dỡ bỏ hoàn toàn trong tương lai. Mỹ cũng đồng ý cung cấp tàu tuần tra hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lực an ninh hàng hải. Việt Nam cũng được cho là đang quan tâm đến mua máy bay tuần tra hàng hải P-3 Orion cũ của Hoa Kỳ. Hai học giả bình luận, chắc chắn rằng mối quan hệ Việt - Mỹ đang phát triển tốt đẹp, tích cực, dù hai bên có thể còn một số bất đồng.
Độc lập, không liên minh, không liên kết là lựa chọn đúng
Việt Nam đã không đi lệch khỏi chính sách đối ngoại của mình hậu Chiến tranh Lạnh được thừa nhận từ lâu, trong đó nhấn mạnh một số nguyên lý quan trọng, chẳng hạn như độc lập, không liên minh và không liên kết. Cách tiếp cận này nhấn mạnh yếu tố vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Đây cũng là tiền đề để Việt Nam thích nghi với những thay đổi về địa chính trị thời Chiến tranh Lạnh. Nó cũng giúp Việt Nam rất nhiều trong sự nghiệp Đổi mới. Điều này có nghĩa, Việt Nam vừa tìm kiếm những người bạn mới, nhưng vẫn duy trì gìn giữ tình bạn truyền thống. Mối quan hệ Nga - Việt nằm ở vế thứ 2.
Từ năm 1991 Việt Nam đã thống nhất nguyên tắc đối ngoại "vừa hợp tác, vừa đấu tranh". Xu hướng này bắt nguồn từ thực tế rằng người Việt luôn cố gắng không để đất nước mình trở thành nơi bất cứ cường quốc nào có thể đặt căn cứ quân sự. Ví dụ trong năm 1990 Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã khẳng định: Vịnh Cam Ranh là một căn cứ của Việt Nam, không có gì để làm với Liên Xô. Những quốc gia khác bao gồm Hoa Kỳ hoàn toàn có thể truy cập vào Cam Ranh nếu họ sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa Moscow không thể biến vịnh Cam Ranh thành chỗ đứng chân quân sự của mình ở Đông Nam Á.
Tin tức về hoạt động của máy bay Il-78s của Nga không có gì mới, mặc dù truyền thông có xu hướng gắn nó với khủng hoảng Ukraine. Sự xuất hiện của một chiếc máy bay tiếp dầu có thể được coi là một phần của thỏa thuận rộng hơn, trong đó Moscow được phép truy cập và sử dụng dịch vụ tại cảng Cam Ranh của Việt Nam.
Trong thực tế mối quan tâm của Nga về việc phục hồi quyền truy cập vịnh Cam Ranh đã xuất hiện sau khi khủng hoảng Ukraine bùng phát. Trong giai đoạn 2013-2014 khi cuộc khủng hoảng Ukraine đang cao trào, một số người bao gồm một số nghị sĩ Nga đã nói về (mong muốn) mở lại căn cứ hải quân Nga ở Cam Ranh như một phần kế hoạc tăng cường sức mạnh quân sự toàn cầu của Nga. Báo chí Nga cũng đề cập khả năng mở một trung tâm duy trì hoạt động hải quân của nước này ở Cam Ranh, nhưng cả hai nước đều đã không đặt ra vấn đề này.
Điều này là không thể đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam. Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, tất cả các nước đều có thể hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng của vịnh. Và Việt Nam không có ý định để vịnh Cam Ranh trở thành một căn cứ quân sự của bất cứ nước nào. Nhưng các hoạt động truy cập và sử dụng dịch vụ sửa chữa vẫn được mở rộng cho tất cả tàu hàng hải và quân sự nước ngoài ở Cam Ranh.
Vịnh Cam Ranh trong trục cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung - Nga
Mặc dù Washington quan tâm và mong muốn tiếp cận nhiều hơn tới vịnh Cam Ranh trong chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương, có thể người Mỹ cảm nhận được rằng Bắc Kinh sẽ trở thành ngư ông đắc lợi nếu vấn đề Cam Ranh trở thành chất xúc tác đe dọa quan hệ Việt - Mỹ.
Cả Trung Quốc và Nga đều có lợi ích chung trong một trật tự thế giới đa cực. Sự hiện diện tăng cường của Nga ở châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có việc máy bay quân sự Nga tiếp cận không phận đỏa Guam dường như được thiết kế để gửi 2 thông điệp đến Washington. Đầu tiên, Washington không nên can thiệp vào lợi ích của Nga ở châu Âu, đặc biệt là Đông Ukraine và các nước cựu thành viên SNG. Thứ hai, nếu Mỹ tiếp tục các hành động tăng cường hoạt động quân sự của NATO ở châu Âu, Nga có thể phản ứng bằng cách sử dụng châu Á - Thái Bình Dương như cửa sau để thực hiện chiến lược ngoại giao pháo hạm.
Mặc dù không có thỏa thuận chính thức giữa Moscow với Bắc Kinh về vai trò tiềm năng của Nga trong cuộc khủng hoảng ở Biển Đông, hai nước vẫn có thể nhắm mục tiêu chung vào lợi ích của Mỹ ở khu vực nhạy cảm này. Người Trung Quốc hiện vẫn chưa có đủ điều kiện cần thiết để mạo hiểm chiến tranh ở Tây Thái Bình Dương. Quân đội Trung Quốc chỉ mới bắt đầu chuẩn bị cho xu thế đó.
Vịnh Cam Ranh trở thành nơi tranh giành ảnh hưởng địa chính trị, địa chiến lược của các cường quốc trong khu vực bất ổn. Chắc chắn rằng một số người ở Washington vẫn tin là việc Nga sử dụng dịch vụ tại cảng Cam Ranh là thách thức an ninh với Hoa Kỳ để lấy lý do ép Việt Nam chấm dứt điều này. Nhưng nếu Washington đe dọa sẽ không dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam, với người Việt vẫn có lợi và vì 3 lý do nó sẽ không xảy ra.
Đầu tiên, ngay cả khi Washington quyết định duy trì lệnh cấm vận vũ khí cục bộ, Việt Nam vẫn có lựa chọn thay thế. Những năm gần đây Việt Nam đã tăng cường hợp tác quốc phòng với Israel, châu Âu đang muốn bán vũ khí. Việt Nam đã sử dụng một số dịch vụ của nhóm này. Thứ hai, Hoa Kỳ đánh giá quan hệ với Việt Nam ngày càng như một đoàn thể. Do đó với những tranh cãi về các chuyến bay tiếp dầu của Nga từ Cam Ranh, Washington đã liên tục cố gắng nhấn mạnh rằng đây không phải yếu tố làm căng thẳng quan hệ Việt - Mỹ. Cuối cùng Việt Nam vẫn có thể dựa vào ASEAN với tư cách thành viên trong trường hợp Washington "trả thù".
Hai học giả này cho rằng, Việt Nam chắc chắn cần Mỹ như một đối trọng với Trung Quốc đang trỗi dậy, nhưng đồng thời Hoa Kỳ cũng không phải lựa chọn duy nhất của Việt Nam. Ngày nay Việt Nam được thừa hưởng một nền tảng ngoại giao vững chắc, quan hệ kinh tế an ninh với rất nhiều đối tác trên toàn thế giới.
Washington không có quyền ngăn Việt Nam cho Nga truy cập sử dụng dịch vụ ở Cam Ranh, bởi vì Moscow không phải đối tượng duy nhất. Chính quân đội Mỹ và các nước khác như Ấn Độ cũng trở thành khách thường xuyên ghé cảng Cam Ranh của Việt Nam. Nếu Việt Nam vẫn muốn được xem như một thành viên độc lập trên vũ đài chính trị quốc tế, Việt Nam cần tuân thủ trung thành nguyên tắc đối ngoại của mình hậu Chiến tranh Lạnh. Vịnh Cam Ranh sẽ không trở thành căn cứ quân sự của bất cứ quốc gia nào, và đồng thời nó cũng được mở cửa cho các khách hàng đa dạng đến sử dụng dịch vụ, kể cả tàu quân sự và dân sự.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét