Việc Tổng thống Nga Putin đạt uy tín cao ở nước Nga thường làm các chính khách và các học giả phương tây nhức đầu. Một số người không tin các chính sách của Tổng thống Nga Vladimir Putin lại giành được sự ủng hộ của người dân.
Ngày 31.3, các nhà xã hội học hàng đầu của Nga, các nhà kinh tế học và nhà khoa học chính trị đã cố gắng giải mã bí mật về việc Tổng thống Nga Putin đạt uy tín caođến nỗi trở thành một hiện tượng, tại một hội thảo ở Moscov.
Kết luận của họ: bất chấp việc thu nhập bị giảm mạnh trong vài tháng qua, người Nga tiếp tục ủng hộ lãnh đạo của họ, vì họ cảm thấy ông Putin bảo vệ họ trước những đe dọa từ trong lẫn ngoài nước Nga, và ông làm họ cảm thấy tự hào về bản thân và đất nước họ.
Cùng lúc, sự ủng hộ của dân Nga hiện nay đang ở mức cao kỷ lục được hình thành từ việc Nga đối đầu với phương Tây về tương lai của Ukraine.
Cuộc đối đầu này hoặc là sẽ làm trì trệ, thúc đẩy Nga trở nên độc lập kinh tế, hoặc sẽ có một kết quả là sự hạ nhiệt, vốn sẽ chuyển sự tái quan tâm vào những thách thức nội bộ của Nga.
Các chuyên gia cho biết, trong cả hai kịch bản trên, uy tín của ông Putin sẽ được thử thách từ nỗi quan ngại về kinh tế của dân Nga.
Trong kịch bản đầu tiên, cô lập kinh tế chắc chắn sẽ làm giảm tiêu chuẩn sống của người dân, đến một mức độ mà một cuộc xung đột với bên ngoài sẽ không đủ bảo đảm sự ủng hộ của họ.
Ở kịch bản thứ hai, người dân sẽ nhìn lại vấn đề nội bộ và chứng kiến sự yếu kém trong chính sách kinh tế của ông Putin, các chuyên gia nói.
Sergei Belanovsky, một nhà xã hội học nổi tiếng, nói:
"Đầu năm 2014, dân Nga tự hào với Olympic mùa đông Sochi và việc Nga sáp nhập Crimea chừng nào, thì sau đó họ cảm thấy cần phải đoàn kết chống lại thế lực thù địch bên ngoài”.
Ông nói thêm: "Hôm nay chúng ta thấy rằng có một yếu tố mới của sự sợ hãi: Con người sợ mất những gì họ có, và đối kháng để chống lại những đối kháng”.
Nhiều dự báo của các nhà phân tích, trong một báo cáo có tựa "Giữa Crimea và sự khủng hoảng: Tại sao có sự định hướng xã hội Nga?” được ủy quyền bởi Bộ trưởng Bộ trưởng Tài chính Alexei Kudrin và trình bày bởi Mikhail Dmitriyev, một cựu lãnh đạo của nhóm cố vấn của chính phủ Nga và đồng nghiệp của ông Belanovsky.
Đây là những chuyên gia đã tiên đoán chính xác những làn sóng phản đối chính trị ở Moscow và các trung tâm đô thị lớn sau cuộc bầu cử Nhà nước Duma 2011 và cũng đã tiên đoán được sự trì trệ của nền kinh tế Nga trong các năm 2013-2014.
Báo cáo này cho biết, trong suốt 15 năm nắm quyền, ông Putin đã đáp ứng được những vấn đề trọng tâm của xã hội Nga.
Trong những năm 2000, xã hội Nga đã có một bước nhảy vọt lớn về tiêu dùng, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đến năm 2011, Nga đã bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn về sự phát triển lâu dài của họ, đòi hỏi chất lượng chăm sóc sức khỏe và giáo dục tốt hơn .
Những yêu cầu này không được thỏa mãn, và con người ngày càng trở nên thất vọng với những kỳ vọng cá nhân của họ.
Đến cuối năm 2013, nhiều dấu hiệu xã hội trở nên tiêu cực, người Nga không còn tin tưởng vào tương lai của họ, phần lớn tin rằng đất nước đã bước vào thời kỳ đình trệ, theo cuộc thăm dò từ Trung tâm Lavada.
Giai đoạn này kết thúc vào đầu năm 2014, khi Olympic mùa đông Sochi và việc Nga sáp nhập Crimea là cú hích khiến người dân phấn khởi, và uy tín ông Putin lên cao nhất trong lịch sử Nga.
Sự phấn khởi này kéo dài không lâu, khi Nga gặp phải một cuộc khủng hoảng kinh tế, hậu quả của việc giá dầu giảm, lệnh cấm vận của phương tây với cớ Nga can thiệp vào cuộc khủng hoảng Ukraine và sự thiếu hiệu quả trong cơ cấu kinh tế Nga.
"Tuy nhiên, tỷ lệ ủng hộ ông Putin vẫn ở mức cao, giống như lúc mọi người cảm thấy ông ấy bảo vệ họ chống lại một mối đe dọa từ bên ngoài”, các nhà phân tích cho biết.
Dmitriyev, một thành viên của Ủy ban sang kiến dân sự, nêu ý kiến: "Thường thì sự ủng hộ ông Putin luôn tỷ lệ thuận với cách mà người ta cảm nhận về nền kinh tế, nhưng ngày nay, có vẻ có sự khác biệt giữa hai tham biến này”.
Ông nói: "Nếu yếu tố khủng hoảng Ukraine nhạt đi, hoặc cuộc xung đột này trở nên đóng băng, sự ủng hộ có thể sẽ giảm khá nhanh chóng, phù hợp với những thai độ về nền kinh tế”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét