Tổng thống Assad nói thẳng: "Họ có sức mạnh quân sự của 60 quốc gia, nhưng họ tiêu diệt IS một cách cầm chừng và thể hiện những toan tính riêng
Assad nói thẳng
Trong một buổi trả lời phỏng vấn, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã nói thẳng: "Liên quân có tới 60 nước nhưng lại chỉ không kích khoảng 10 lần/ngày, điều cho thấy sự thiếu nghiêm túc trong việc chống khủng bố."
“Chẳng có một quyết tâm nào trong việc chiến đấu với chủ nghĩa khủng bố. Những gì đạt được của quân đội Syria trong một ngày bằng thành quả của liên quân trong cả một tuần. Ngoài ra, một liên quân chống khủng bố, không nên bao gồm cả các đất nước đang hỗ trợ khủng bố”, ông Assad nhấn mạnh.
Ngoài ra, ông Assad cho rằng: “Việc triển khai lực lượng gìn giữ hoà bình đến Syria là không thể chấp nhận được, do lực lượng này chỉ được triển khai khi 2 đất nước đang chiến đấu với nhau. Do vậy, nếu điều này xảy ra, nó không khác gì một sự công nhận tồn tại của IS dưới tư cách là một quốc gia”.
Ngoài ra, Tổng thống Assad khẳng định rằng chính quyền Damascus sẽ không đối thoại với Washington chi đến khi Mỹ thay đổi chính sách của mình
Khi được hỏi về việc Nga sẽ đặt căn cứ quân sự tại cảng Tartus của Syria, ông Assad cho biết chính quyền của ông hoàn toàn ủng hộ ý kiến hồi sinh hoặc mở rộng căn cứ nếu Moscow muốn.
Tổng thống Bashar al-Assad của Syria |
Căn cứ hải quân Nga ở Tartus được xây dựng từ thời Liên-xô và được sử dụng chủ yếu cho sửa chữa và tiếp liệu các tàu chiến của Nga ở Địa Trung Hải. Khi khủng hoảng tại Ukraine leo thang, tất cả quân nhân Nga làm việc tại đây đều đã được rút về nước.
Ông Assad nhấn mạnh rằng sự hiện diện của Nga trong khu vực sẽ mang lại cảm giác cân bằng và trong quá khứ, tầm ảnh hưởng của Moscow càng nhiều thì tình hình tại đây lại càng ổn định.
Quân cờ IS và bàn cờ địa chính trị Trung Đông
Thực tế, sự tồn tại của tổ chức khủng bố IS dù gây ra rất nhiều tác động đến an ninh, hòa bình của thế giới, tuy nhiên trước khi tổ chức này nổi lên như một cơn bão sa mạc quét qua Syria, Iraq, thì tình hình địa chính trị ở Trung Đông đang ra sao?
Hãy nhìn cách mà liên quân triển khai chiến tranh chống IS. Ở Syria, họ không kích vào các giếng dầu, hoặc những nơi được cho là căn cứ của IS. Ở Iraq, họ làm nhiệm vụ không kích yểm trợ mặt đất cho quân đội Baghdad. Và cùng với những chỉ trích của Tổng thống Syria, câu hỏi đặt ra, liệu Mỹ có thực sự muốn IS bị tiêu diệt không?
Năm 2001, Mỹ đánh Afghanistan, tổ chức khủng bố Taliban thất thủ nhanh chóng. Năm 2003, Mỹ đánh Iraq - lúc đó sở hữu một quân đội nhất nhì khu vực - trong vòng một ngày. Nếu Mỹ quyết tâm diệt IS thực sự như những gì Tổng thống Obama đã nói, thì có lẽ IS đã không còn trụ đến thời điểm này.
Bởi một khi bộ binh Mỹ đã vào cuộc, họ sẽ kéo theo bộ binh NATO, bộ binh Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, các quốc gia vùng Vịnh... IS được đánh giá mạnh hơn Taliban, nhưng không đủ mạnh để đối đầu với liên minh quân sự hùng hậu đó.
Mỹ không kích IS ở biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ |
Vậy thực chất Mỹ đang muốn gì? Xét về bối cảnh của Trung Đông trước khi xuất hiện "hiện tượng IS" thì tại Syria, chính quyền Assad được hậu thuẫn của Nga khiến phe đối lập không thể đánh bại. Tại Iraq, sự hỗn loạn về an ninh, mâu thuẫn sắc tộc, Hồi giáo cực đoan khiến quốc gia này ngày càng bất ổn.
Còn các đồng minh của Mỹ, Israel là cái gai trong mắt của Iran. Còn Iran dưới sự hậu thuẫn của Nga mạnh lên từng ngày, sở hữu nhiều công nghệ vũ khí đáng gờm. Thổ Nhĩ Kỳ thì chưa bao giờ tỏ ra là một đồng minh đáng tin cậy dù là thành viên của NATO. Bằng chứng là họ sẵn sàng phớt lờ NATO để mua vũ khí của... Trung Quốc.
Với cục diện đó, Mỹ có thực sự kiểm soát Trung Đông? Không hề, và thậm chí, Nga còn có phần thắng thế, lấn lướt. Như vậy để thấy, nếu Trung Đông không thể đi theo quỹ đạo mà Mỹ định hình, thì tốt nhất, hãy để cho khu vực này hỗn loạn đến mức không ai có thể làm chủ cục diện đó.
Cần chú ý rằng, khi IS nổi lên như một thế lực khuynh đảo cả Trung Đông (hồi tháng 6/2014, IS đánh tới sát Baghdad, làm chủ nhiều vùng rộng lớn ở Iraq, Syria) thì cũng là thời điểm Mỹ và EU phát động trừng phạt kinh tế Nga.
Và đến thời điểm này, mặt phía Tây của Nga đang hỗn loạn bởi cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Và vấn đề IS khiến cửa ngõ phía Nam của Nga còn bất ổn hơn rất nhiều. Còn phía Đông, Trung Quốc chưa bao giờ là một người láng giềng đáng tin cậy. Mặt Bắc, Nga nỗ lực ôm Bắc Cực một mình. Nếu cục diện như vậy, chẳng phải vòng vây bất ổn đang ngày càng siết chặt Nga hay sao?
Lính Iraq bắn pháo trong một trận giao tranh với IS |
Mỹ là bậc thầy trong việc kiến tạo bất ổn để phục vụ lợi ích chính trị của mình. Và năm 2014, Mỹ đã vận dụng tất cả các bùa phép của mình để biến xung quanh Nga chỉ toàn bất ổn. Cùng với các biện pháp siết chặt kinh tế, gia tăng áp lực quân sự... Washington đang làm mọi cách để khiến đối thủ duy nhất lúc này của họ là Moscow vào thế đường cùng.
Còn nếu nói, Mỹ hao tiền tốn của cho cuộc chiến chống IS, mỗi tháng Mỹ mất khoảng 1 tỷ USD cho chiến phí. Thì cũng phải xem lại, cả liên mình hùng hậu đó sử dụng vũ khí của nước nào để gây chiến, không phải Nga, mà là Mỹ. Năm 2014, theo Bloomberg, Mỹ vẫn là quốc gia xuất khẩu vũ khí số một thế giới.
Và kinh tế Mỹ là kinh tế chiến tranh. Một khi có chiến tranh, Mỹ sẽ bán được mọi thứ trong cuộc chiến đó: vũ khí, bom đạn, thiết bị phi sát thương... và thậm chí, họ bán được thêm nhiều dầu mỏ. Vậy Mỹ đang thiệt hay đang lãi?
Từ đó để thấy, chống IS chưa chắc đã là một quân cờ lạc nhịp của Washington!
Đỗ Phong (Tổng hợp ĐVO, ANTĐ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét