Với kiểu tập trung nhiều binh lực, cơ động nhanh, đột ngột, bất ngờ…thì tư tưởng tác chiến của quân đội Nga đã hiện rõ.
Trong nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, để tăng cường và nâng cao khả năng chiến đấu của quân đội trong thời bình, đáp ứng với mọi tình huống…thì tập trận là một biện pháp có hiệu quả nhất mà thông qua đó, người chỉ huy kiểm tra, đánh giá sát thực nhất khả năng, sức mạnh của đơn vị mình.
Tập trận có 3 hình thức: Một là quân đội diễn tập theo các phương án tác chiến đã đề ra.
Thực chất đây là hình thức huấn luyện thuần thục trước những tình huống giả định dự kiến sẵn, là nhiệm vụ chính của đơn vị phải hoàn thành khi chiến tranh xảy ra nên không có tính bất ngờ.
Hai là, tập trận theo mệnh lệnh của chỉ huy cấp trên mà các tình huống giả định đề ra không báo trước. Hình thức tập trận này, độ khó của bài tập ở tính bất ngờ. Bất ngờ về thời gian, bất ngờ về tình huống, do đó, quân đội quốc gia nào không có trình độ thích ứng kịp thời với tình thế thì bộc lộ hoàn toàn những yếu kém về khả năng sẵn sàng chiến đấu và ngược lại.
Ba là, tập trận với tình huống giả định là thật, quân xanh là đối tượng tác chiến trực tiếp. Thông qua hình thức này để cài thế , bố trí lực lượng, trinh sát…
Tập trận kiểu Nga
Trong 2 năm 2013 và 2014, quân đội Nga dưới sự chỉ huy của Tổng thống Tư lệnh Tối cao Vladimir Putin đã tiến hàng hàng trăm cuộc tập trận với quy mô từ cấp chiến thuật cho đến cấp chiến dịch của hầu hết các quân binh chủng trong quân đội Nga.
Điều đặc biệt ở đây là những cuộc tập trận này, phần lớn luôn đột ngột, bất ngờ với những tình huống giả định buộc quân đội phải phát huy tối đa khả năng sẵn sàng chiến đấu mà “kể từ sau chiến tranh lạnh, NATO chưa bao giờ tổ chức được kiểu tập trận với những “giáo án” như vậy cho lực lượng của mình” theo đánh giá của ông Jens Stoltenberg, Tổng thư ký NATO.
Những cuộc tập trận của quân đội Nga, sự khẳng định đầu tiên là tính thống nhất, ý chí và ý thức quốc gia cao, tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy trong mọi tình huống của quân đội Nga với tinh thần “ngay và luôn” đã trở thành điều xa xỉ với NATO.
Đây là điều cực kỳ không đơn giản với một liên minh quân sự chứa đựng nhiều lợi ích khác nhau và quen tác chiến với kẻ yếu như NATO, là điểm yếu cố hữu của một liên minh quân sự nói chung và NATO nói riêng.
Bản thân của một liên minh quân sự như NATO thì không có điều đó là đương nhiên, nhưng không những thế, khi NATO, hơn 70% kinh phí hoạt động là của Mỹ cho nên NATO chỉ phục vụ lợi ích của Mỹ…thì sự thua kém điều này còn có khoảng cách xa hơn nữa. Và điều này là một trong những yếu tố làm trầm trọng thêm sự suy nhược của :người lính già NATO” mà ta đã thấy rõ khi NATO hô hào điều 5000 quân phản ứng nhanh trong khủng hoảng Ukraine.
Thứ hai là, qua các cuộc tập trận, đã cho thấy sự vượt trội của quân đội Nga so với NATO về mức độ sẵn sàng chiến đấu. Từ công tác chỉ huy tham mưu, hậu cần, kỹ thuật đến xử lý các tình huống bất ngờ có tính đối kháng cao…có thể nói quân đội Nga đã sẵn sàng, thích ứng với chiến tranh.
Trung tướng Frederick Ben Hodges, chỉ huy lực lượng Mỹ tại châu Âu, nói với các phóng viên: “Tôi theo dõi sát sao những cuộc tập trận của Nga…Tôi quan tâm về việc họ có thể điều động 30.000 lính và 1.000 xe tăng đến một địa điểm nhanh đến mức độ nào. Và, họ làm điều đó rất nhanh, thật ấn tượng”.
Như vậy, sự cơ động lực lượng của quân đội Nga rất đáng nể, chất lượng vũ khí trang bị hoàn toàn bảo đảm, có độ tin cậy cao…là những đánh giá sát thực nhất cho Bộ tư lệnh Tối cao quân đội Nga hạ quyết tâm.
Nên biết rằng, cuộc tập trận Bắc Kiếm 2013 của Trung Quốc 9 ngày diễn ra ở Nội Mông, chưa đầy 48 giờ, toàn bộ 40 xe tăng tham gia đã bị hỏng, mất sức chiến đấu quá nửa…Do đó, chỉ trải qua chiến đấu hay tập trận sát thực như chiến đấu thì vũ khí trang bị mới bộc lộ chất lượng, và mới thấy rằng, quân đội Nga dưới thời Putin đã được chuẩn bị, xây dựng, hiện đại hóa ra sao mới có một năng lực như thế.
Trong khi đó, châu Âu đã chủ quan, sau chiến tranh lạnh đã coi thường quân đội Nga, ỷ lại vào ô an ninh ninh Mỹ mà thiếu tăng cường năng lực quốc phòng cho riêng mình, có quốc gia trong khối còn không có hệ thống phòng không…trong khi đó quân đội Nga đã âm thầm, cải tổ, hiện đại hóa mạnh kể từ sau cuộc chiến 2008 trở thành một quân đội mạnh nhất châu Âu và thế giới, chỉ sau Mỹ về tiêu chí lực lượng.
Thứ ba là các cuộc tập trận của quân đội Nga luôn bất ngờ, không đoán định trước, có tính chiến đấu rất cao theo kiểu “bên miệng hố chiến tranh”.
Trong lịch sử, năm 1979, Liên Xô lúc đó đã tiến hành một cuộc tập trận lớn nhất thế giới tính đến nay, để thực hiện nghĩa vụ trong Hiệp ước quân sự với Việt Nam. Tính chất, đối tượng, mục tiêu, của cuộc tập trận “sát thực”, nghiêm trọng, đến mức Trung Quốc không dám “cựa quậy”, nghĩa là không dám động quân ở biên giới giáp với Liên Xô kẻo sợ bị Liên Xô hiểu nhầm là thách thức Liên Xô thì lập tức cuộc tập trận sẽ trở thành đòn tấn công phủ đầu, Trung Quốc sẽ rơi ngay vào miệng hố chiến tranh.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg: Tập trận không báo trước của quân đội Nga là một mối quan tâm nghiêm trọng của NATO.
|
Hiện tại, hàng trăm chuyến bay của lực lượng không quân ném bom, tên lửa chiến lược tầm xa của Nga đã khiến cho NATO hoảng hốt điều máy bay “ngăn chặn”, theo dõi (thực chất là bay theo vì nếu chiến tranh thật thì máy bay ném bom chiến lược của Nga như TU-22M3 luôn có tiêm kích MIG-31 đánh chặn từ xa đi hộ tống). Nước Anh cũng không loại trừ tình cảnh này khi máy bay Nga áp sát không phận khiến không quân cất cánh…bay theo.
Phải hiểu điều này: Máy bay của không quân Nga, dù bay trong không phận quốc tế nhưng NATO vẫn cho máy bay lên “ngăn chặn” là có lý do của nó. Trước hết, vì đây là đường bay tấn công nguy hiểm của loại máy bay mang đầy mình bom, tên lửa hạt nhân chiến thuật…nó như “lưỡi hái thần chết” treo lơ lửng trên đầu châu Âu. Tiếp theo, đây là hoạt động chiến tranh của cuộc “chiến tranh phi tiếp xúc” đang xảy ra, tức là máy bay không quân Nga đang tác chiến điện tử.
Hơn 400 lần máy bay NATO phải cất cánh “ngăn chặn” (bay theo) không quân Nga, có nghĩa là hơn 400 lần bay đó, không quân Nga đều tắt radar chủ động và các “lỗ châu mai” của lực lượng NATO sẽ bị Nga đưa vào dữ liệu.
Cuộc tập trận đột ngột, bất ngờ của hầu hết lực lượng tên lửa chiến lược trên toàn lãnh thổ Nga. Hơn 30 trung đoàn tên lửa thuộc Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga đã đồng loạt tham gia vào cuộc tập trận tên lửa quy mô cực lớn trên tất cả 12 khu vực của Liên bang vào ngày 12/2/2015.
Cuộc tập trận lớn nhất hậu Xô viết là tại vùng Viến Đông của 160 ngàn quân của Hải-Lục-Không quân tham gia nhưng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergey nhận lệnh từ Tổng thống Vladimir Putin hồi 1 giờ sáng (giờ địa phương) ngày thứ Bảy.
Đặc biệt gần đây nhất có 2 cuộc tập trận bất ngờ sau 2 cuộc tập trận của NATO. Đó là cuộc tập trận ở Biển Đen Và Loạt cuộc tập trận rầm rộ được khởi động ngày hôm qua (16/3) của Nga thu hút gần 40.000 binh lính, 3.300 phương tiện chiến đấu, 41 tàu chiến, 15 tàu ngầm và 110 máy bay. Tổng thống Putin với tư cách là Tư lệnh tối cao của quân đội đã bất ngờ ra lệnh phát động cuộc tập trận lúc 8h sáng ngày hôm qua theo giờ Moscow (tức 12h trưa theo giờ Hà Nội).
Không ai biết mục tiêu giả định trong các cuộc tập trận của Nga là gì, nhưng với kiểu tập trung nhiều binh lực, cơ động nhanh, đột ngột, bất ngờ…thì tư tưởng tác chiến của quân đội Nga phần nào đã hiện rõ cho những ai cần phải hiểu rõ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét