Sử gia người Mỹ Steven Cohen, một chuyên gia về Liên Xô và Nga, Giáo sư trường Đại học Princeton dẫn chứng loạt động thái thuộc chiến dịch của Mỹ chống Nga.
Cụ thể, ngày 3/4, sử gia Steven Cohen cho rằng, những phát ngôn như của Tư lệnh Wesley Clar nằm trong chiến dịch chống Nga có ý thức của chính quyền Mỹ.
Ông Cohen nói như trên khi bình luận về phát biểu của cựu Tư lệnh các lực lượng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở châu Âu, Tướng Wesley Clark, Hội đồng Đại Tây Dương ở thủ đô Washington (Mỹ) với chủ trương theo đường lối của "phe hiếu chiến" khi tuyên bố cần thiết phải cung cấp vũ khí sát thương ngay cho Ukraine nhằm kiếm chế một "nước Nga hung hăng".
Nhà sử học người Mỹ cho rằng Washington đã và đang tiến hành một chiến dịch chống Nga |
Ông Cohen nêu rõ: “Tại sao điều đó xảy ra vào lúc này? Câu trả lời là: các thỏa thuận Minsk có thể kết thúc cuộc chiến ở Donbass (miền Đông Ukraine), cũng như yếu tố không kém quan trọng là làm giảm mức độ đối đầu giữa Moskva và Washington, đó là điều mà ‘phe hiếu chiến’ ở Mỹ không thể chấp nhận”,
Ngoài ra, ông Cohen nhận xét: “Đoàn xe tăng ở Praha, những phát ngôn của Tướng Clark và những người giống ông ta, những hoạt động tập trận của NATO ở Gruzia, các cố vấn Mỹ trên lãnh thổ Ukraine, việc lãnh đạo Phương Tây tẩy chay lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng tại Moskva, tất cả đều nằm trong chiến dịch của Mỹ chống Nga."
Sử gia người Mỹ kết luận: "Sự sáng suốt của Kremlin là không để Washington lôi kéo vào cuộc chiến toàn diện ở Ukraine. Phát ngôn của Tướng Clark và tất cả những người thù ghét Nga trong giới có uy quyền ở Mỹ chỉ đạt được như vậy”.
Cũng trong ngày 3/4, phản ứng trước "chiến dịch chống phá Nga" của giới truyền thông và các chuyên gia phân tích chính trị Mỹ, Nga bày tỏ thái độ giận dữ khiến cuộc khẩu chiến giữa hai nước, vốn đã nổ ra từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng ở Ukraine, thêm căng thẳng.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết "các tuyên truyền viên" tuân theo yêu cầu của Washington, đang viết các bài đả kích theo hướng bài Nga, xây dựng hình ảnh nước Nga như kẻ thù khiến cho những người dân bình thường cũng trở nên ghét Nga và ghét tất cả những gì liên quan đến Nga.
Trước đó, ngày 26/3, Tổng thống Vladimir Putin cũng cáo buộc các cơ quan tình báo phương Tây, trong đó có Mỹ, đã lợi dụng các tổ chức xã hội và liên minh chính trị tại Nga vào mục đích xấu nhằm trước tiên là làm mất uy tín chính phủ và gây bất ổn tình hình nội bộ Nga.
Tổng thống Putin nêu rõ, để kiềm chế Nga, phương Tây đã sử dụng một loạt công cụ từ gây sức ép và cô lập về chính trị, kinh tế đến tiến hành chiến dịch truyền thông quy mô lớn và chiến dịch tình báo.
Tuy nhiên, theo người đứng đầu nước Nga, mọi âm mưu đe dọa nhằm vào Nga sẽ chỉ thất bại và bị đáp trả thích đáng.
Quan hệ giữa Nga và Mỹ đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh do căng thẳng giữa hai nước liên quan đến cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine và việc Moscow sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3/2014.
Chính quyền Washington yêu cầu Nga rút khỏi bán đảo này và ngừng hậu thuẫn cho lực lượng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine.
Đáp lại, Nga khẳng định có quyền lợi lịch sử đối với Crimea và bác bỏ cáo buộc của phương Tây cho rằng Moscow đưa quân vào miền Đông Ukraine.
Người Nga vẫn rất 'yêu' Putin
Bất chấp nền kinh tế nước Nga đang lao dốc, theo Sputnik, kết quả một cuộc khảo sát do quỹ Ý kiến cộng đồng (FOM) thực hiện được truyền thông Nga đưa tin ngày 3/4 cho thấy mức độ tín nhiệm của cử tri Nga dành cho Tổng thống Vladimir Putin đạt 76%, cao kỷ lục kể từ năm 2008.
Cụ thể, theo số liệu do FOM vừa công bố, có 76% người Nga sẵn sàng bỏ phiếu cho ông Putin trong khi một tuần trước đó chỉ số này là 75% và trong tháng 1 là 70%.
Các nhà xã hội học ghi nhận tỷ lệ ủng hộ của cử tri dành cho người đứng đầu nhà nước Nga hiện ở mức cao chưa từng có kể từ năm 2008, thời điểm chỉ có khoảng 60% người Nga tỏ ý muốn bỏ phiếu cho ông Putin.
|
Minh Thái (Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét