Sau vụ thử vũ khí chống vệ tinh tháng 7/2014 của Trung Quốc, Mỹ đã cảnh báo và đưa ra loạt kế hoạch về cuộc chiến không gian với Trung Quốc.
Mỹ nói thẳng
Trang The Washington Free Beacon (Mỹ) dẫn lời Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chịu trách nhiệm về chính sách không gian, ông Douglas Loverro, cho biết mối đe dọa tấn công tất cả vệ tinh của Mỹ trong quỹ đạo không còn là một mối quan ngại trên lý thuyết.
Theo ông Loverro, Lầu Năm Góc muốn những đối thủ tiềm năng như kiểu Trung Quốc biết rằng nếu chiến sự mở rộng ra không gian thì “Mỹ luôn sẵn sàng để bảo vệ tài sản không gian của chúng tôi”.
Ông Loverro nhấn mạnh: “Tấn công tài sản không gian của chúng tôi không phải là cách làm chùn bước Mỹ trong một cuộc chiến. Chúng tôi sẽ đảm bảo tài sản không gian luôn sẵn sàng hỗ trợ quân đội Mỹ”.
Tuyên bố này được ông Loverro và các quan chức quốc phòng Mỹ trình bày trong phiên họp của Ủy ban Quân lực Hạ viên Mỹ trong tuần này về những nguy cơ xảy ra chiến tranh không gian, tuyên bố trên cũng đồng thời vạch ra kế hoạch chi 5 tỉ USD trong vòng năm năm tới để tăng cường phòng thủ trước những cuộc tấn công sử dụng tên lửa chống vệ tinh, vũ khí laser… nhắm vào các vệ tinh của nước này.
Theo The Washington Free Beacon, đây là lần đầu tiên các quan chức Lầu Năm Góc công khai báo động về mối đe dọa từ Trung Quốc và vạch ra kế hoạch, chương trình nhằm đối phó với những hiểm họa có thể xảy ra trong tương lai.
Chiến hạm trang bị hệ thống Aegis của Mỹ. |
Nguyên nhân khiến Mỹ tuyên bố "rắn"
Theo Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc), việc Mỹ "mạnh miệng" đưa ra tuyên bố nhằm thẳng vào Bắc Kinh bởi Mỹ đang lo lắng về tiến độ phát triển vũ khí chống vệ tinh của Trung Quốc.
Thời báo Hoàn Cầu cho biết thêm, Trung Quốc vừa khiến thế giới giật mình khi công bố thông tin đã bắn hạ thành công một vệ tinh nhân tạo hồi tháng 7/2014 bằng tên lửa chống vệ tinh DN-1.
Theo nguồn tin này, hiện nay ngoài DN-1, Trung Quốc còn sở hữu một tên lửa chống vệ tinh khác được gọi là DN-2 thử nghiệm vào năm 2013. Tên lửa DN-2 được thiết kế để bắn hạ các vệ tinh trong quỹ đạo Trái đất tầm thấp (200 đến 1.200 km bên trên bề mặt Trái đất).
Dù chưa biết độ xác thực của thông tin, tuy nhiên thông tin này cho thấy Bắc Kinh đang thực sự không muốn mình đứng ngoài cuộc trong cuộc đua vũ khí diệt vệ tinh của các cường quốc.
Chương trình phát triển vũ khí chống vệ tinh của Trung Quốc được đánh dấu sau vụ thử tên lửa chống vệ tinh hồi năm 2007, quân đội Trung Quốc đã lên kế hoạch phát triển từ 20-30 tên lửa chống vệ tinh nhằm cạnh tranh với Mỹ trong cuộc chiến vũ trụ, trang Strategy Page đưa tin.
Trong một bài viết mang tựa đề "Âm mưu của Trung Quốc trong vũ trụ", Strategy Page cho hay Trung Quốc sẽ có trên 200 vệ tinh đến năm 2020. Trong 20 năm qua, Trung Quốc đã tiến hành khoảng 30 vụ phóng vệ tinh thương mại, đưa 36 vệ tinh lên quỹ đạo cho tới nay.
Strategy Page cho biết thêm, từ nay đến năm 2020 Trung Quốc sẽ có trên 200 vệ tinh. Trong 20 năm qua, Trung Quốc đã tiến hành khoảng 30 vụ phóng vệ tinh thương mại, đưa 36 vệ tinh lên quỹ đạo cho tới nay.
Do sự tiến bộ về công nghệ, Trung Quốc giờ đây có thể phóng số vệ tinh đó chỉ trong 18 tháng. Đến năm 2020, Trung Quốc sẽ phóng 30 vệ tinh mỗi năm.
Hiện nay, trong số 900 vệ tinh đang hoạt động trên quỹ đạo, gần một nửa trong số đó là của Mỹ. 25 trong số các vệ tinh đó được sử dụng cho mục đích quân sự. Để ngăn chặn sự độc quyền của Mỹ trên vũ trụ, quân đội Trung Quốc đã phát động hàng loạt chương trình để phá hủy hoặc chặn các vệ tinh đối phương bằng tên lửa và laser.
Đặc biệt là vào ngày 2/12/2013, Trung Quốc phóng tàu vũ trụ Hằng Nga-3 để đưa xe thám hiểm tự hành Thỏ Ngọc lên mặt trăng. Theo Tân Hoa xã, đây là những bước đầu tiên của Bắc Kinh tiến tới mục tiêu xây dựng trạm nghiên cứu trên mặt trăng vào năm 2020.
Trang tin Breitbart dẫn lời giới quan sát tỏ ra lo ngại rằng từ trạm nghiên cứu đến căn cứ quân sự không phải là con đường quá dài, trong khi việc phóng thành công Hằng Nga-3 chứng tỏ Trung Quốc có khả năng phóng tên lửa mang nhiều đầu đạn cùng tấn công một nhóm mục tiêu.
Vụ phóng tên lửa chống vệ tinh đầu tiên của Trung Quốc vào năm 2007 và tàu tàu vũ trụ Hằng Nga-3 lên Mặt trăng thành công đã cho thấy quyết tâm của Trung Quốc nhằm đóng một vai trò lớn trong các hoạt động vũ trụ quân sự và để chứng tỏ với thế giới, mà đặc biệt là Mỹ, rằng Bắc Kinh có khả năng đánh chặn bất kỳ vệ tinh nào trên vũ trụ.
Ngọc Hòa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét