Chiến đấu cơ MiG-29 của không quân Ukraine
Chiến đấu cơ MiG-29 được xem là máy bay Nga thiện chiến nhất, và Ukraine có 80 chiếc làm trụ cột cho không quân Ukraine trong năm 2014. Nhưng Mig 29 của Không quân Ukraine bị mất ¾ số chiến đấu cơ được NATO gọi là “Đòn cân” này trong cuộc nội chiến gần một năm ở đông Ukraine.
Số liệu mất mát của máy bay Ukraine, trong đó có Mig 29 của không quân Ukraine (UAF) trong năm 2015 cụ thể như sau:
80 chiếc “Đòn cân” giảm chỉ còn 19 chiếc, 25 chiếc Su-24 “Kiếm sĩ” giảm chỉ còn 11 chiếc, 36 chiếc Su-27 “Cánh sườn” chỉ còn 16 chiếc, và 36 chiếc Su-25 “Chân ếch” chỉ còn 15 chiếc.
Còn theo trang Aviationist hồi đầu tháng 12.2014, UAF mất 22 máy bay trong cuộc nội chiến ở đông Ukraine, gồm 9 chiến đấu cơ, 3 vận tải cơ và 10 trực thăng.
Đa số đều bị Hệ thống phòng không cầm tay (MANPAD) bắn rơi, riêng số trực thăng bị súng phóng lựu tiêu diệt.
Trong 9 chiến đấu cơ bị bắn rơi có 2 chiếc “Kiếm sĩ”, 6 chiếc “Chân ếch” và 2 chiếc “Đòn cân”, gồm một chiếc MiG-29 bị một chiếc cùng loại bắn hạ.
Trực thăng UAF dễ bị trúng tên lửa của phe ly khai |
Nguyên nhân của việc mất máy bay quân sự là phi công UAF không có nhiều kinh nghiệm bay, và thiếu dữ liệu tình báo.
Hệ thống chống tấn công điện tử (ECM) trên các máy bay UAF đều sản xuất ở Nga, có nghĩa chúng dễ bị khuất phục.
UAF cũng không được mạnh trước khi bùng nổ cuộc nội chiến hồi tháng 4.2014, nên bất kỳ mất mát nào bị xem là nghiêm trọng.
Theo đánh giá tiềm năng UAF của Tiến sĩ Sean Wilson, số máy bay bị mất này rất đáng kể. Ông cho biết sau khi Liên Xô sụp đổ, Ukraine mới độc lập thừa kế 3.600 máy bay, gồm 850 trực thăng (gồm 285 trực thăng tấn công) và 1.650 máy bay chiến đấu.
Qua năm 2013, dữ liệu ước tính rằng trong số máy bay này, chỉ còn 200 chiến đấu cơ đang hoạt động, gồm 70 chiếc có khả năng chiến đấu.
Lúc đó, UAF gồm khoảng 15-20 chiếc “Đòn cân”, 10-12 chiếc “Kiếm sĩ”, 14-18 chiếc “Chân ếch” và 16 chiếc “Cánh sườn”.
Chiến đấu cơ MiG-29 của UAF |
Trong năm 2015 thì UAF phải rút 16 chiếc MiG-29, 4 chiếc Su-24 và 15 chiếc Su-25.
Có thông tin 80 chiếc “Chân ếch” còn hoạt động và ít nhất 14 chiếc còn khả năng chiến đấu.
Số vận tải cơ bị mất gồm 1 chiếc An-26 “Xoăn”, 1 chiếc An-30 “Loảng xoảng” và chiếc Il-76 “Bộc trực”.
Chiếc “Xoăn” được cho bị trúng Buk, một tên lửa phòng không đã bắn rơi chiếc máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines trên không phận đông Ukraine hồi tháng 7.2014, khiến 289 người chết.
Chiếc “Bộc trực” bị bắn rơi ở Luhansk, là một trong 3 chiếc này đáp xuống Luhanks: chiếc đầu hạ cánh an toàn, trong khi tổ lái chiếc cuối cùng hủy hạ cánh.
UAF thừa kế 180 vận tải cơ “Bộc trực” từ Liên Xô. Tuy nhiên, không còn nhiều chiếc hoạt động. 2 chiếc “Loảng xoảng” còn bay được.
UAF cũng thừa kế khoảng 20 chiếc vận tải cơ tiếp nhiên liệu Il-78, nhưng phương tiện tiếp nhiên liệu đã bị tháo, năm 2013 chỉ còn 8 chiếc hoạt động.
Vận tải cơ của UAF |
UAF đã tiến hành nhiều chương trình hiện đại hóa số chiến đấu cơ, gồm các hệ thống định vị-kỹ thuật dựa trên cả hai loại vệ tinh định vị GPS của Ukraine và GLONASS của Nga.
Nhưng việc UAF mất nhiều máy bay trong cuộc nội chiến chưa tới một năm này là dấu hiệu vũ khi của phe ly khai tỏ ra hiệu quả trong việc chống chiến đấu cơ và trực thăng của UAF.
Đầu năm 2014, trước cuộc nội chiến, UAF có 400 máy bay chiến đấu. Một năm sau chỉ còn 222 chiếc, do Nga tiếp quản một số chiếc khi sáp nhập Crimea vào Nga. Số khác bị rơi và quân ly khai bắn rụng nhiều chiếc bằng tên lửa đất đối không.
Không thể biết chính xác bao nhiêu lính không quân Ukraine chết trong những vụ bị bắn rơi, ngoài 49 người chết khi chiếc vận tải cơ Il-76 bị trúng tên lửa của quân ly khai.
Mai Hà (theo Flight Global, Insider Business Times)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét