CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

Trung Quốc quyết dồn Mỹ-Nhật vào chân tường (Kỳ I)

PetroTimes) - Trong cuộc điện đàm ngày 14/7, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhất trí giải quyết mang tính xây dựng những bất đồng đang ngày càng gia tăng giữa hai nước. Cũng trong ngày 14/7, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết, muốn tổ chức gặp thượng đỉnh với lãnh đạo Trung Quốc bên lề Hội nghị APEC tại Bắc Kinh vào tháng 11/2014 nhằm cải thiện quan hệ song phương. Kể từ khi nhậm chức (cuối năm 2012), ông Shinzo Abe chưa gặp chính thức lãnh đạo Trung Quốc.
Cùng ngày 14/7, Trung tâm nghiên cứu Pew của Mỹ dẫn kết quả thăm dò ý kiến, có khoảng 5-6 nước trong 11 quốc gia châu Á được thăm dò ý kiến cho rằng, những tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc với các nước láng giềng sẽ dẫn tới một cuộc xung đột quân sự. Trong đó, người Philippines lo ngại nhiều nhất (93%), tiếp theo là Nhật Bản (85%), Việt Nam (84%) và Hàn Quốc (83%). Ngay cả ở Trung Quốc, con số này cũng là 62%. Trong khi đó, tỉ lệ coi Trung Quốc là siêu cường thế giới tăng từ 19% (2008) lên 31%. Những thông tin và con số kể trên cho thấy, Trung-Mỹ-Nhật đã và đang tạo thành một tam giác khó tách rời trong bối cảnh hiện nay bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Kỳ I: Quyết giành ngôi vị bá chủ
Ngày 15/7, trang web Bộ Ngoại giao Trung Quốc đăng phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi phản đối đề nghị của Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề chiến lược và đa phương Fuchs (11/7) về các biện pháp hạ nhiệt căng thẳng ở Biển Đông. Cũng trong ngày 15/7, Tham mưu trưởng hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert đã gặp Tư lệnh hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi bàn việc cải thiện quan hệ hợp tác giữa các hạm đội của hai bên trong bối cảnh lo ngại về tranh chấp lãnh hải trong khu vực có thể bùng phát xung đột. Đây là cuộc gặp thứ tư trong vòng một năm qua giữa lãnh đạo hải quân hàng đầu Mỹ-Trung. Cùng ngày 15/7, hãng CNN dẫn lời chuyên gia Trung Quốc Jaime FlorCruz cho rằng, sau gần 2 năm cầm quyền, ông Tập Cận Bình đã thất bại trong việc tạo ấn tượng tốt về Trung Quốc đối với thế giới.
Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 6/2013.
Chủ tịch tiểu ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, ông Dana Rohrabacher cho rằng, việc cho phép Trung Quốc tham dự cuộc tập trận hải quân đa quốc gia lớn nhất thế giới Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) ngoài khơi Hawaii, Mỹ (từ 26/6 đến 1/8) sẽ đe dọa an ninh quốc gia Mỹ. Ngày 14/7, Đô đốc hải quân Nhật Bản Katsutoshi Kawano cùng Đô đốc Harry Harris, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ đã hội kiến bên lề RIMPAC và cho rằng, hải quân hai nước đang chia sẻ nhiều thông tin hơn trước và đang đẩy mạnh hợp tác trong bối cảnh căng thẳng tại châu Á gia tăng do tranh chấp lãnh thổ.
Giới truyền thông Nhật Bản đưa ra 6 điểm đặc biệt của RIMPAC 2014. Thứ nhất, lần đầu tiên Trung Quốc tham gia. Thứ hai, có sự tham gia của siêu mẫu hạm Reagan (lớn nhất của hải quân Mỹ với chi phí lên tới 4,5 tỉ USD). Thứ ba, Trung Quốc tham gia 7 hoạt động của cuộc tập trận. Thứ tư, lần đầu tiên có sự tham gia của tự vệ lục quân. Thứ năm, các hoạt động tập trận mang tính hạt nhân chủ yếu sẽ diễn ra giữa Mỹ và các nước đồng minh Nhật, Anh, Australia, Hàn Quốc và Canada. Thứ sáu, các nước tham gia có mục đích khác nhau. Giới quân sự cho rằng, việc tham gia RIMPAC 2014 không thay đổi bản chất của Trung Quốc.
Tờ Defense News Weekly của Mỹ cho biết, Philippines vừa quyết định chi 1,5 tỉ USD để mua sắm vũ khí phục vụ chương trình hiện đại hóa quân đội, sau khi cho phép hải quân Mỹ và Nhật Bản tăng khả năng tiếp cận các căn cứ hải quân của Manila. Tướng Jeffrey Delgado, chỉ huy lực lượng không quân Philippines cho biết, Manila sẵn sàng mở cửa 8 căn cứ không quân cho không lực Washington sử dụng một khi các rào cản trong hiệp định hợp tác quốc phòng nâng cao giữa hai nước được loại bỏ. Philippines hy vọng, tới năm 2027 có thể kiểm soát toàn bộ không phận và tăng cường khả năng tuần tra, giám sát quanh vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Giai đoạn mua sắm vũ khí đầu tiên của chương trình hiện đại hóa quân sự đã bắt đầu và sẽ kéo dài đến năm 2017.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino từng đến Tokyo (24/6) và hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe về tranh chấp trên biển trong khu vực, đặc biệt là giữa hai nước với Trung Quốc. Đây là lần thứ 5 ông Benigno Aquino đến Nhật Bản kể từ khi nhậm chức năm 2010. Được biết, Bộ Quốc phòng Philippines cũng đã đạt được thỏa thuận tiếp tục đàm phán mua 3 bộ radar với tổng trị giá 57 triệu USD của Israel phục vụ mục tiêu giám sát Biển Đông. Bởi Bộ trưởng Quốc phòng Israel Moshe Yaalon đã cam kết cung cấp và viện trợ một số trang thiết bị quân sự dư thừa cho Philippines.
Thiếu tướng Richard L. Simcock, Phó Tư lệnh lính thủy đánh bộ Mỹ ở Thái Bình Dương đã kêu gọi Australia đảm nhiệm vai trò giữ gìn an ninh lớn hơn tại khu vực này trong bối cảnh dư luận đang lo ngại về cách thức duy trì nguyên trạng an ninh ở châu Á sau khi Trung Quốc gia tăng gây hấn, bất chấp sự phản đối của dư luận thế giới. Tờ The Star (Malaysia) từng dẫn nhận định của Giáo sư, Tiến sĩ David Arase, chuyên gia tại Trung tâm Đại học Nam Kinh (Trung Quốc) cho rằng, Malaysia (sẽ đảm nhiệm vị trí Chủ tịch ASEAN năm 2015) có thể giúp giảm căng thẳng trên Biển Đông. Theo tờ Jane’s Defence Weekly, hải quân Trung Quốc đã biên chế 2 tàu hộ vệ tên lửa lớp Type 056 cho Hạm đội Nam Hải (chủ yếu tác chiến gần bờ, tuần tra cảnh giới, hộ tống, độc lập hoặc hiệp đồng với các lực lượng khác) để tác chiến săn ngầm, tăng cường lực lượng tác chiến phòng vệ cho hải quân Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương từng tuyên bố, Bắc Kinh đã ngừng các hoạt động của Nhóm công tác mạng Trung-Mỹ do Washington "thiếu chân thành trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến an ninh mạng thông qua đối thoại và hợp tác". Nhóm công tác này do Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thiết lập từ tháng 4/2013. Hơn 1 năm trước (20/2/2013), Washington từng công bố chiến lược nhằm đối phó với tình trạng đánh cắp bí mật thương mại ngày càng gia tăng và nghiêm trọng. Chiến lược này được ban hành chỉ 1 ngày sau khi Washington bày tỏ quan ngại sâu sắc về các cuộc tấn công tin tặc có xuất xứ từ Trung Quốc liên tục nhắm vào các cơ quan và tổ chức ở Mỹ. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta từng nhận định: an ninh mạng thực sự quan trọng khi một số nước đang có khả năng tạo ra một “vụ Trân Châu cảng trên mạng”.
Tạp chí Học giả ngoại giao từng đăng bài “Cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân ở châu Á” của biên tập viên Zachary Keck, trong đó nhấn mạnh: tương lai của các loại vũ khí hạt nhân thực sự sẽ được đặt ở châu Á chứ không phải ở Trung Đông. Theo mạng rusnews, trong khi số lượng vũ khí hạt nhân thế giới giảm, nhưng Trung Quốc vẫn sở hữu tới 250 đầu đạn. Giới quân sự cho rằng, Mỹ đã châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang mới bằng việc đặt chế tạo 10 tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Virginia SSN 774 trị giá 17,6 tỉ USD. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Mikael Odenberg cho rằng, việc cắt giảm ngân sách quốc phòng là một tính toán sai lầm. Tướng Petr Pavel, Tổng tham mưu trưởng quân đội Cộng hòa Czech cũng đưa ra cảnh báo tương tự.
Tân Hồng - Tiên Du

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét