CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

Phân tích nguyên nhân hành khách tử vong trong thảm họa MH17

Tìm lời giải cho việc liệu có nhân chứng nào còn sống sót sau thảm kịch máy bay MH17.

Thảm họa chiếc máy bay Boeing mang số hiệu MH17 bị bắn hạ trên lãnh thổ Ukraine đã xảy ra cách đây 2 ngày. Cho tới nay, các lực lượng chức năng đang nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm tìm ra hộp đen của chiếcmáy bay MH17 xấu số, từ đó hé lộ phần nào nguyên nhân gây ra sự cố nêu trên. 

Tuy nhiên, ở trường hợp MH17, việc tìm kiếm hộp đen không đồng nghĩa với việc có thể tìm ra nguyên nhân chính xác. Thêm vào đó, thảm kịch này không có một nạn nhân nào sống sót. 


Đống đổ nát còn sót lại của vụ thảm kịch máy bay MH17.

Hiện nay, căn cứ theo giả thuyết mà phần đông các nhà điều tra ủng hộ, có thể khẳng định rằng không có ai, dù là hành khách hay phi hành đoàn trên chuyến bay định mệnh có thể sống sót. 

Theo bác sĩ James Vosswinkel - người đã từng nghiên cứu về chuyến bay TWA phát nổ năm 1996, tất cả mọi người trong thảm họa MH17 đều đã thiệt mạng.


Đống đổ nát còn sót lại tại hiện trường máy bay rơi.

Cụ thể, MH17 phát nổ trên không và gây ra chấn thương cho mọi hành khách cũng như phi hành đoàn từ 3 nguồn khác nhau: sức ép của vụ nổ, sự giảm tốc mạnh từ 800km/h khiến máy bay dừng lại đột ngột giữa không trung và tác động của vụ va chạm. 

Hệ quả là khi máy bay phát nổ ở độ cao 10.000m, nồng độ oxy trong máu giảm xuống mức 0 chỉ trong vòng vài giây, khiến con người bất tỉnh và không còn nhận biết được những gì xảy ra xung quanh nữa. 

Nồng độ oxy trong máu giảm xuống mức 0 chỉ trong vòng vài giây, con người bất tỉnh và không còn nhận biết được gì xảy ra xung quanh khi máy bay nổ ở độ cao 10.000m.

Trong thực tế cho tới nay, chỉ có 181 thi thể trên tổng số 298 hành khách và phi hành đoàn đã được phát hiện. Điều này đồng nghĩa với việc có thể có trường hợp người sống sót sau vụ nổ máy bay. Song, giả thuyết này có rất ít cơ hội xảy ra. 


Với tốc độ rơi tự do quá lớn, lại rơi xuống mặt đất nên gần như không có cơ hội sống sót cho bất cứ ai.

Theo các nhà khoa học, con người ở độ cao khoảng 3.650m rơi tự do với vận tốc khoảng 200km/h vẫn có khả năng sống sót nếu rơi xuống nước có độ sâu ít nhất 3,6m. Trong khi đó, các hành khách trên chuyến bay MH17 lại rơi xuống mặt đất.

Bên cạnh đó, một nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, dù ngồi đâu trong máy bay khi có tai nạn hoặc một vụ nổ giữa trời thì cũng không quan trọng bởi tất cả mọi người sẽ không còn có cơ hội sống sót để trở về.


Hình ảnh hộp đen của một chiếc máy bay.

Trong mọi tai nạn máy bay trên thế giới, hộp đen luôn là bộ phận được giới điều tra quan tâm và tìm kiếm đầu tiên. Hộp đen hoạt động độc lập, lưu trữ mọi diễn biến trên hành trình của một chiếc máy bay trong từng giây. 

Đặc biệt, nó có thể chịu được nhiệt độ 1.100độ C nung trong 30 phút cũng như lực ép có cường độ gấp 3.400 lần trong lực Trái đất. Nói một cách đơn giản, tìm được bộ phận này, các chuyên gia có thể khám phá ra phần nào nguyên nhân xảy ra tai nạn máy bay.


Cú nổ quá nhanh và bất ngờ khiến cho ngay cả “hộp đen” cũng sẽ không kịp trở tay.

Tuy nhiên, đối với trường hợp của MH17, có vẻ tầm quan trọng của hộp đen không lớn tới vậy. Theo nhiều chuyên gia, MH17 bị tên lửa đất đối không tầm trung bắn vào cũng giống như một cú cắt điện đột ngột. 

Khi đó, hệ thống điện trên máy bay bị tắt ngay lập tức, dẫn tới sự ngừng hoạt động của hộp đen. Mặt khác, trên lý thuyết, hộp đen chỉ có thể ghi lại những thay đổi và hoạt động bên trong máy bay. 

Do đó hộp đen chiếc máy bay này nhiều khả năng chỉ ghi nhận được vị trí lúc máy bay rơi và âm thanh tiếng nổ mà thôi. Việc tìm ra bộ phận này vì thế mà không thể xác định được tác nhân chính gây ra vụ nổ khủng khiếp trên bầu trời Ukraine.

* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Forbes, How Stuff Works, Wikipedia...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét