CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

Châu Á lợi gì khi Anh, Pháp xoay trục chiến lược?

Trong khi Thủ tướng Đức Angela Merkel được chào đón với nghi thức ngoại giao cao nhất tại Bắc Kinh hồi đầu tháng 7, các nhà ngoại giao Anh và Pháp đang chú tâm theo dõi mọi hoạt động của bà Merkel. Tuy nhiên, không như Đức, cả Anh và Pháp đang dần đa dạng cách tiếp cận của họ đối với châu Á, từ chỗ chỉ là một bên theo thuyết trọng thương, tức là chỉ bán hoặc mua hàng hóa từ châu Á, vươn lên thành một bên can dự mạnh mẽ hơn trước những quan ngại quân sự và an ninh ở châu Á. Họ dành sự chú ý nhiều hơn cho châu Á với mục tiêu trung tâm không còn là Trung Quốc.
Châu Á đợi gì khi Anh, Pháp xoay trục chiến lược?
Cả Anh và Pháp đang dần đa dạng cách tiếp cận của họ đối với châu Á. Nguồn: internet



Nhiều nhà phân tích an ninh châu Á dường như xem áp lực đặc biệt từ Anh và Pháp chỉ như những câu chuyện cũ, những quốc gia từng thống trị khắp thế giới song giờ đây mắc kẹt trong xu hướng thoái trào không thể đảo ngược. Song cùng lúc, chính họ lại khẳng định, ảnh hưởng kinh tế và quan trị tốt lại có ý nghĩa hơn sức mạnh quân sự trong việc đưa ra giải pháp cho những vấn đề an ninh hiện nay ở châu Á. Và trong cả hai trường hợp này, Anh và Pháp vẫn là hai cường quốc hàng đầu quan trọng.
Về quy mô GDP, nền kinh tế Pháp và Anh xếp thứ 5 và 6 trên thế giới. Bên cạnh đó, cả hai nước đều có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Vì thế, nếu bất kỳ tranh chấp hiện tại nào ở châu Á cần giải quyết thông qua biện pháp pháp lý và luật pháp quốc tế, nó sẽ không thể thành công nếu không có Anh và Pháp ủng hộ, hoặc ít nhất bỏ phiếu trắng.
Ngoài ra, sẽ rất khó để nói rằng hai nước này thiếu hiểu biết về khu vực. Có điều hiểu biết chung của họ đã không được tận dụng tốt tại châu Á. Tất nhiên, cũng có vài ngoại lệ như việc Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc hay việc Pháp làm trung gian dàn xếp cuộc xung đột ở Campuchia. Dù vậy, khi tăng trưởng kinh tế châu Á cho thấy cần thay đổi mục tiêu ưu tiên, chính sách châu Á của London và Paris đều chỉ xoay quanh Trung Quốc. Cả hai coi nỗ lực này là một hoạt động thương mại thay vì là một hoạt động chính trị bao hàm thương mại. Tuy nhiên, người thắng cuộc cuối cùng trong cuộc đua này là Đức, quốc gia có công nghệ và kỹ thuật chính xác mà người Trung Quốc cần mua.
Có một số điểm tương đồng giữa Anh và Pháp trong chính sách xoay trục sang châu Á hiện nay. Cả Anh và Pháp đã từ bỏ ý tưởng rằng Trung Quốc là mục tiêu trung tâm trong chính sách châu Á của họ. Trung Quốc vẫn đóng vai trò quan trọng, song đang có sự đồng thuận rằng, cách tốt nhất để nhận được sự chú ý của Bắc Kinh không phải là việc tâng bốc giới chức Trung Quốc mọi lúc có thể mà phải có quan hệ tốt với các nước châu Á khác. Tần suất các chuyến thăm của giới chức Anh và Pháp đến khu vực đã tăng gấp đôi. Quy mô sứ quán và các phái bộ ngoại giao khác ở châu Á cũng tăng nhanh chóng. Quan hệ với Nhật Bản là điểm đặc biệt đáng lưu ý trong chiến lược hướng tới châu Á của cả Anh và Pháp. Pháp đã có cuộc đối thoại kéo dài cả năm giữa Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao hai nước. Anh cũng sẽ có động thái tương tự vào cuối năm nay.
Chắc chắn lợi ích kinh tế sẽ không tụt lại đằng sau, đặc biệt khi nó đến từ các thương vụ vũ khí. Chẳng hạn như một nửa số vũ khí mà Malaysia nhập khẩu là từ Pháp. Châu Á giờ đây chiếm 1/3 tổng lượng xuất khẩu vũ khí của nước này. Xuất khẩu vũ khí của Anh không tốt bằng, song nước này lại tạo lập được vị thế ở Hàn Quốc, nơi các nhà sản xuất quốc phòng Anh đang có doanh thu 1 tỷ bảng (2,1 tỷ USD) mỗi năm. London cũng có kỳ vọng lớn ở Nhật Bản, nơi các công ty hai nước cùng sản xuất vũ khí và sau đó xuất khẩu khắp thế giới.
Về danh nghĩa, việc Anh và Pháp khẳng định sự can dự mạnh mẽ hơn với khu vực không có nghĩa là họ quan tâm tới việc kiềm chế Trung Quốc hay bày tỏ quan điểm trong các tranh chấp chủ quyền ở châu Á. Tuy nhiên, ở hậu trường, các nhà ngoại giao Anh và Pháp thừa nhận việc Trung Quốc chi phối châu Á không nằm trong lợi ích của châu Âu và rằng người châu Âu cũng bị ảnh hưởng bởi căng thẳng gia tăng trên Biển Đông. Trong Diễn văn tại Đối thoại Shangri-La năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean Yves Le Drian đã hoan nghênh ý định của Nhật Bản muốn đóng góp nhiều hơn cho an ninh khu vực. Lời động viên công khai từ Pháp đối với Nhật Bản có thể được hiểu như sự khiêu khích của Paris nhằm vào Bắc Kinh mà trước đây ít quan chức nào của Pháp có một động thái như vậy.
Hơn nữa, Anh và Pháp cũng có thể tác động đến chính sách của Mỹ ở châu Á. Với việc can dự nhiều hơn với các nước châu Á khác, Anh và Pháp cũng nhẹ nhàng nhắc nhở Bắc Kinh rằng tuyên bố đứng đầu khu vực của Trung Quốc không được chấp nhận hoặc không được xem là quyết định đã rồi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét