CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014

Nhật Bản ra đòn hiểm, liên kết vây chặt Trung Quốc

(Tin tức 24h) - Nhật Bản có thể thành hậu phương của Mỹ, Triều Tiên đề xuất một nhà nước liên bang với Hàn Quốc...
Nguy cơ về một cuộc xung đột quân sự châu Á xuất phát từ những căng thẳng liên quan đến tranh chấp lãnh thổ leo thang, trong đó có vai trò lớn từ sự bành trướng của Trung Quốc đã và đang được nhiều chuyên gia quốc tế cảnh báo. Thế giới, đặc biệt là khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang chứng kiến sự bắt tay nhau hợp tác cấp tập giữa các nước nhằm đối phó lại chủ nghĩa bá quyền của Trung Quốc.
Mới đây nhất, Nhật Bản đã có một bước ngoặt lịch sử có thể thay đổi bàn cờ châu Á khi chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe thông qua việc diễn giải lại Hiến pháp, để cho phép lực lượng vũ trang giúp các đồng minh trong một số hoàn cảnh cụ thể.
Tokyo tuyên bố sự thay đổi này là cần thiết, giúp đối phó với sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc. Đây là một trong những thay đổi lớn nhất về chính sách an ninh kể từ khi Nhật Bản thiết lập lực lượng phòng vệ thời hậu Thế chiến II cách đây 60 năm.
Tàu đổ bộ trực thăng lớp 22DDH số hiệu DDH-183 Izumo của Nhật Bản
Tàu đổ bộ trực thăng lớp 22DDH số hiệu DDH-183 Izumo của Nhật Bản

Theo các quy định mới, hoạt động phòng thủ của Nhật Bản có thể được mở rộng theo nhiều viễn cảnh khác nhau. Một trong số đó là yểm trợ cho các lực lượng Mỹ bị tấn công xung quanh Nhật Bản, hợp tác về quân sự với Mỹ để bảo vệ các công dân Nhật gặp nguy hiểm ở nước ngoài, cử quân đội đi bảo vệ sự tiếp cận các nguồn cung năng lượng hoặc tham gia quét phá mìn khi xung đột trên biển làm gián đoạn tuyến hàng hải quan trọng đóng vai trò sống còn với Nhật Bản.
Điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng khi gắn với các diễn biến mới đây tại Biển Đông và Hoa Đông, nơi nhiều nước đang phải đối phó với tham vọng bành trướng và thay đổi hiện trạng của Trung Quốc qua việc quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư cũng như căng thẳng hiện nay trên Biển Đông khi Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Ngay sau quyết định mang tính lịch sử, Nhật Bản tiếp tục có động thái nhằm cụ thể hóa quyền phòng vệ tập thể và tất nhiên, không gì dễ dàng bằng việc chọn đồng minh thân cận nhất là nước Mỹ.
Theo đó, Chính phủ Nhật Bản đang xem xét việc ban hành luật mới về hợp tác Mỹ-Nhật toàn diện, trong đó có cả phương án đối phó như thế nào trong trường hợp bán đảo Triều Tiên rơi vào một cuộc chiến.
Điều này đồng nghĩa với việc Tokyo dự kiến sửa đổi phương hướng hợp tác phòng vệ Mỹ-Nhật.
Phương hướng hợp tác mới về phòng vệ giữa Mỹ và Nhật Bản sẽ thay thế luật về tình hình xung quanh, trong đó có nội dung Tokyo đóng vai trò là hậu phương cho Mỹ trong chiến sự trên bán đảo Triều Tiên.
Với việc thông qua nghị quyết diễn giải lại Hiến pháp để khôi phục “quyền phòng vệ tập thể”, vai trò hậu phương này của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ được mở rộng hơn so với hiện nay.
Dù có nhiều lo ngại về việc Mỹ-Trung sẽ gác tranh chấp để "đơm hoa" quan hệ hai nước trước những ràng buộc về lợi ích, nhưng những tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Đối thoại kinh tế và chiến lược Mỹ - Trung lần 6 đã phần nào trấn an các đồng minh của Mỹ vốn đang có tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền lãnh thổ.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhấn mạnh Mỹ không tìm cách kiềm chế Trung Quốc nhưng đồng thời kêu gọi Bắc Kinh hãy thể hiện trách nhiệm trong việc duy trì ổn định ở châu Á. “Chúng tôi hoan nghênh sự nổi lên của một Trung Quốc hòa bình, ổn định, thịnh vượng, đóng góp cho sự ổn định và phát triển của khu vực và chọn đóng vai trò trách nhiệm trong các vấn đề thế giới”.
Thậm chí, một quan chức cấp cao không nêu tên của Mỹ cho hay trong cuộc gặp, Ngoại trưởng Kerry đã “rất mạnh mẽ” cảnh báo với phía Trung Quốc rằng: “Không nước nào có thể được phép hành động đơn phương để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền của mình”.
Các chuyên gia nhận định, nếu Mỹ và các nước trong khu vực phản ứng yếu ớt sẽ càng khuyến khích Trung Quốc lấn tới, sử dụng cả chiêu bài kinh tế và vũ lực để thực hiện tham vọng ở  Hoa Đông và Biển Đông.
Vậy nên, bước đi có tính chất lịch sử của Nhật Bản khi thông qua quyền phòng vệ tập thể cùng những động thái bước đầu để triển khai thực hiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khiến Trung Quốc phải e dè.
Trong khi đó, dưới thời lãnh đạo của Kim Jong Un, một Triều Tiên "cứng đầu", đồng minh truyền thống của Trung Quốc cũng đang có những hành động rời xa dần người bảo trợ duy nhất. Triều Tiên đã “chào mừng” chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch Trung Quốc bằng màn bắn thử tên lửa.
Trung Quốc khiến Triều Tiên "ngứa con mắt bên phải, đỏ con mắt bên trái" khi trong bài diễn thuyết tại Đại học Quốc gia Seoul, ông Tập Cận Bình chỉ ra mối quan hệ đồng minh giữa Trung Quốc và Hàn Quốc. Ông Tập đề cập đến cuộc đấu tranh chung của nhân dân Trung Quốc và Hàn Quốc chống lại chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản. Thậm chí ông còn nói bằng tiếng Hàn: "Tôi yêu Đại Hàn Dân Quốc".
Rất nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc chẳng dại gì mà bỏ Triều Tiên nhưng như thế không đủ trấn an Kim Jong Un. Bằng chứng là nước này đã bắt đầu tìm cách rời xa người anh lớn Trung Quốc bằng cách gần gũi hơn với các nước vốn là đối thủ của Trung Quốc như Nhật Bản, Mỹ.
Trong tháng 7 này, Bình Nhưỡng đã chứng tỏ thiện chí với Nhật Bản khi mở lại điều tra về số phận những người Nhật bị tình báo nước này bắt cóc trong thập niên 1970 và 1980. Đổi lại, Nhật Bản thông báo quyết định dỡ bỏ một phần các biện pháp trừng phạt Triều Tiên. Sự kiện này đánh dấu việc cải thiện rõ nét quan hệ Bình Nhưỡng-Tokyo.
Thậm chí là với "kẻ thù nghịch" Hàn Quốc, chỉ trong 2 tuần, ông Kim Jong Un liên tiếp 2 lần kêu gọi sự hợp tác từ Seoul.
Mới đây nhất, ngày 7/7, Triều Tiên phát đi lời kêu gọi chấm dứt tình trạng đối đầu trên Bán đảo Triều Tiên và cải thiện quan hệ liên Triều.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn tuyên bố của chính quyền Bình Nhưỡng cho biết nước này đã đưa ra đề xuất gồm 4 điểm, theo đó làm rõ các nguyên tắc và quan điểm của Bình Nhưỡng nhằm làm giảm căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên và "tái thống nhất độc lập" dân tộc.
Đề xuất kêu gọi cả hai bên cùng hướng tới tuyên bố chung ngày 15/6/2000, văn bản được ký kết tại Bình Nhưỡng giữa Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-Jung và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-Un.
“Trong tuyên bố chung ngày 15/6, cả Triều Tiên và Hàn Quốc cùng nhận ra rằng có những điểm chung về nhà nước liên bang do miền Bắc và miền Nam đề xuất và đồng ý thống nhất theo hướng này trong tương lai”.
Theo đó cả hai miền Nam - Bắc nên tránh phụ thuộc vào "các thế lực bên ngoài", tự giải quyết mọi vấn đề giữa hai bên và tìm kiếm "các đề xuất tái thống nhất dân tộc hợp lý".
Hành động gây hấn với hàng loạt nước láng giềng đã khiến Trung Quốc mất đi cảm tình của không ít quốc gia, đồng thời khiến ngay cả đồng minh của nước ngày cảm thấy bất an. Nó cũng đẩy các nước vốn có tranh chấp với Trung Quốc xích lại gần nhau. Liên minh giữa các nước trong khu vực đang lớn dần và nó sẽ trở thành lực lượng đối trọng chống lại sự bành trướng của Trung Quốc.
An Thái

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét