Học giả Mỹ
'Hồng Kông gắn với 'lợi ích cốt lõi' của Mỹ'
Ông Kerry nhiều lần nhắc nhở TQ phải biết hành động kiềm chế
Trung Quốc hay dùng từ "lợi ích cốt lõi" để nhận xằng các khu vực thuộc chủ quyền của nước khác mà điển hình là đường lưỡi bò vô lý, vi phạm luật pháp quốc tế. Lần này, đến lượt người Mỹ dùng từ "lợi ích cốt lõi" khi nói về Hồng Kông.
Mỹ phải có trách nhiệm với Hồng Kông
Báo chí và các chuyên gia hàng đầu của Mỹ cho rằng đây là dịp mà chính quyền của ông Obama cần phải có tiếng nói mạnh mẽ hơn, để giúp người dân Hồng Kông vì nó nằm trong "lợi ích cốt lõi" của Mỹ.
Một khi Hồng Kông được thỏa mãn các yêu sách thì sẽ đến lượt Macau và sau đó có thể là các khu vực khác của Trung Quốc. Một Trung Quốc bị phân mảnh là điều mà Mỹ mong muốn.
Ông Mike Gonzalez - giáo sư thuộc Học viện chính sách và quan hệ đội ngoại Mỹ, đã viết một bài với tựa đề: "Mỹ phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm và hỗ trợ dân chủ ở Hồng Kông". Theo ông Mike, Mỹ có lý do chính đáng để thực hiện chuyện này. Năm 1992, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Chính sách Mỹ - Hồng Kông để thiết lập chính sách của Mỹ đối với Hồng Kông sau khi khu tự trị này được trao lại cho Trung Quốc (TQ) vào năm 1997 Trong Đạo luật có một ý quan trọng sau đây:
"Hỗ trợ dân chủ là một nguyên tắc cơ bản của chính sách đối ngoại Mỹ. Như vậy, áp dụng chính sách của Mỹ đối với Hồng Kông là lẽ tự nhiên... Nhân quyền ở Hồng Kông rất quan trọng đối với Mỹ và có liên quan trực tiếp đến lợi ích của Mỹ tại Hồng Kông. Quá trình chuyển đổi hoàn toàn thành công trong việc thực thi chủ quyền đối với Hồng Kông (của TQ) phải bảo đảm nhân quyền ở Hồng Kông. Nhân quyền cũng là cơ sở cho sự thịnh vượng kinh tế tiếp tục của Hồng Kông".
Ông Kerry đến Bắc Kinh có tình cờ?
Ông Mike Gonzalez cũng cho rằng tình hình dân chủ ở Hồng Kông hiện giờ rất tệ do Trung Quốc không giữ lời hứa. Khi tiếp nhận Hồng Kông năm 1997 từ Anh, Trung Quốc hứa sau 20 năm sẽ cho người dân Hồng Kông tự do lựa chọn người lãnh đạo. TQ cũng hứa tương tự với Macau vào năm 1999.
Nhưng giờ thì Bắc Kinh đang muốn nuốt lời hứa. Họ muốn người dân Hồng Kông bỏ phiếu bầu lãnh đạo của mình, nhưng các ứng cử viên lại phải do "hội đồng" gồm những người thân Bắc Kinh đề cử. Ngoài ra, các ứng viên phải có phẩm chất "yêu nước", mà theo cách hiểu rõ ràng hơn là "yêu Bắc Kinh".
Giữa tháng 6, Bắc Kinh ra cáo bạch khẳng định rõ không thể có dân chủ đầy đủ tại Hồng Kông như người dân ở đây mong muốn. Điều đó khiến cư dân Hồng Kông tức giận và tổ chức một cuộc trưng cầu về cải cách dân chủ với 800.000 người bỏ phiếu, trong khi Bắc Kinh gọi đây là trò hề. Sắp tới, đến lượt Macau cũng sẽ có cuộc trưng cầu dân ý đòi cải cách dân chủ sâu rộng hơn.
Có lẽ, cả Hồng Kông và Macau đều biết dựa vào lúc Bắc Kinh đang tối tăm mặt mũi vì bị cả thế giới lên án vì hung hăng trên biển Đông, để cất tiếng nói của mình. Và họ cùng chờ sát dịp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sang thăm Trung Quốc để làm rùm beng trong sự khó chịu và khó xử của Bắc Kinh. Không sai khi nói ông Kerry đã tạo thời cơ cho Hồng Kông và Macau phản kháng Bắc Kinh dữ dội.
Anh Tú (tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét