CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Vua Quỷ Lê Uy Mục và những thú vui quái đản

Sử sách chép, từ khi lên ngôi, vua Lê Uy Mục chỉ ham rượu chè, gái đẹp và giết người.

 Việc triều chính, vua bỏ bê cho bọn hoạn quan và bên họ ngoại khuynh đảo, lộng hành, chèn ép, vơ vét của cải của dân chúng, khiến cuộc sống của dân chúng vô cùng cực khổ mà không biết kêu ai.

Cùng với đó là những thú vui tiêu khiển quái đản của nhà vua như giết phi tần, cung nhân sau mỗi lần hành lạc hay xem quản tượng đánh nhau…

Vua Lê Uy Mục sinh ngày 5/5/1488.

Vua có tên húy là Lê Tuấn. Vua Lê Uy Mục là vị vua thứ 8 của nhà Hậu Lê và là con thứ hai của vua Lê Hiến Tông với Chiêu Nhân Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Cận.

 Mẹ của vua Lê Uy Mục là người làng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, Bắc Giang. Lê Uy Mục lên ngôi vào ngày 22/1/1505 sau khi vua em Lê Túc Tông - lên ngôi năm 1504 - mất sớm ở tuổi 17.

Về việc lên ngôi của vua Lê Uy Mục, sách “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” có viết: “Tháng 12, năm 1505, ngày mồng 6, vua Lê Túc Tông sắc dụ triều thần là Bình Sơn hầu Lê Quảng Độ, Cống Xuyên bá Lê Năng Nhượng và các quan văn võ rằng: Bệnh trẫm chưa khỏi, lo rằng việc phó thác nặng nề e sẽ không kham

Con thứ hai của Tiên hoàng đế là Tuấn, là người hiển minh, nhân hiếu, có thể nối được ngôi chính thống, để thừa kế tổ tông, vỗ về thân dân.

Đại thần và các quan hãy hết lòng trung trinh để giúp nên nghiệp lớn. Thân vương nào dám tiếm vượt ngôi trời thì người trong nước cùng nhau giết đi.

Ngày mồng 7, vua ốm nặng. Ngày mồng 8, vua băng hà ở điện Hoàng Cực, có di chiếu cho các quan để tang theo đúng lễ cổ.

Ngày 18, trung quân đô đốc phủ tả đô đốc Bình Sơn hầu Lê Quảng Độ, Tông nhân lệnh Tự ân sứ Lê Năng Nhượng cùng các công, hầu, bá, phò mã, đô uý, các quan năm phủ, sáu bộ, Ngự sử đài, Đông các, Hàn lâm, Lục tự, Lục khoa, đề hình các quan 13 đạo, đến điện Hương Minh kính đón con thứ hai của Hiến Tông là Tuấn lên ngôi Hoàng đế. Đại xá, đổi niên hiệu lấy sang năm là năm Đoan Khánh thứ 1”.

Tuy nhiên, trái với niềm tin về một vị vua “hiền minh, nhân hiếu” mà vua Lê Túc Tông mong muốn, vua Uy Mục hoàn toàn là một vị vua ăn chơi vô độ, ham rượu chè, gái đẹp, tàn bạo giết hại nhiều người vô tội.

Ngay khi vua Lê Uy Mục mới lên làm vua thì giết tổ mẫu là bà Thái hoàng Thái hậu, tức Trường Lạc hoàng hậu của vua Lê Thánh Tông trước đây vì lẽ thái hậu Trường Lạc có ý không chịu lập Lê Uy Mục lên ngôi vua.

Mặc dù theo sự ủy thác của người em là vua Túc Tông, thái tử Tuấn được chọn là người kế vị, song hoàng thái hậu Trường Lạc kịch liệt phản đối.

Theo bà, việc hoàng tử Tuấn là con của kẻ nữ tì, xuất thân hèn kém không được giáo dục tử tế, lên ngôi thiên tử là không thế chấp nhận.

Bà cũng khẳng khái mà nói rằng, hoàng tử Tuấn là kẻ không có tư chất của bậc vương giả.

Sở dĩ hoàng thái hậu Trường Lạc nói vậy là bởi, mẹ của vua Lê Uy Mục là Nguyễn Thị Cận vốn mồ côi cha từ nhỏ, nhà lại nghèo khó nên tự bán mình cho một biên quan nhỏ ở Đông Đô.

Khi người này phạm tội thì Nguyễn Thị Cận bị triều đình bắt vào làm nô tỳ trong Cấm thành. Bấy giờ bà hoàng hậu Trường Lạc đang phải ở cung riêng, bà Nguyễn Thị Cận được vào hầu hoàng hậu ở đó.

Vua Hiến tông, lúc này đang là thái tử vào thăm mẹ, thấy Nguyễn Thị Cận lần đầu đã đem lòng yêu mến, rồi lấy làm thiếp. Nguyễn Thị Cận sinh hạ được hoàng tử Tuấn, rồi qua đời.
Vua Lê Uy Mục. Ảnh minh họa
Vua Lê Uy Mục. Ảnh minh họa

Lúc này Kính Phi, vốn là ái phi của vua Hiến Tông, nhận Tuấn làm con nuôi. Hoàng tử Tuấn biết chuyện giữ trong lòng mối thâm thù.

Lên ngôi chưa được bao lâu thì vào tháng 3/1505, khi việc triều chính vừa ổn định, vua Uy Mục đã sai quân đến cung bắt bà nội Trường Lạc đem giết, rồi cho nghỉ thiết triều bảy ngày.

Chép về việc này, sử sách có ghi rằng: “Mẹ vua là Chiêu Nhân hoàng thái hậu Nguyễn thị, huý là Cận, người làng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, lúc bé mồ côi cha, nhà nghèo, tự bán mình cho người ở phủ Phụng Thiên, sau nhà ấy có tội, Nguyễn thị bị tịch thu sung làm quan tỳ, do đó được vào hầu Quản Ninh hoàng hậu.

Khi Hiến Tông còn làm thái tử, thấy có sắc đẹp thì ưa, lấy vào làm phi. Năm Hồng Đức thứ 19 (tức năm 1488), tháng 5, ngày mồng 5, giờ Tý sinh ra vua.

Năm Thái Trinh thứ 1 (tức năm 1504), Túc Tông băng, không có con nối, mẹ thứ là Kính phi Nguyễn thị mưu lập vua ở trong cung cấm, bèn lên ngôi hoàng đế.

Đại xá, đổi niên hiệu, lấy ngày sinh là Thiên khánh thánh tiết, tự xưng là Quỳnh Đô động chủ xưng là Uy Mục Hoàng Đế.

Ngày 22, Thái hoàng thái hậu Nguyễn thị thình lình băng ở chính tẩm điện Trường Lạc, thọ 65 tuổi. Trước đây, khi Túc Tông băng không có con nối, nội thần Nguyễn Nhữ Vi định lập vua, Thái Thánh Tông cho rằng vua là con người tỳ thiếp, không thể nối được đạo thống, khăng khăng đòi lập Lữ Khôi Vương.

Bấy giờ Nhữ Vi liền đóng các cửa thành lại lập vua lên. Thái hậu có vua đã được lập rồi, có ý không vui. Sau vua liền sai quan hầu cận ngầm giết Thái hậu rồi nghỉ chầu 7 ngày”.

Không chỉ giết bà nội của mình mà từ khi lên ngôi, vua Lê Uy Mục còn đem lòng nghi ngờ ghen ghét bầy tôi, kẻ nào trước không chịu phụ họa cho vua được lên ngôi thì đều bắt giết, trong số này có cả quan Lễ bộ Thượng thư là Đàm Văn Lễ và quan Đô ngự sử là Nguyễn Quang Bật.

Sự trả thù này của vua Lê Uy Mục cũng được ghi lại trong sách “Đại Việt Sử kí toàn thư”: Sử sách ghi: Trước đây, khi Hiến Tông nằm giường bệnh, mẹ sinh ra vua, Chiêu Nhân hoàng hậu là tỳ thiếp được Hiến Tông yêu, sinh ra vua nhưng mất sớm.

 Mẹ thứ là Kính phi không có con trai, nuôi làm con mình, có ý lập làm vua, sợ các đại thần không theo, đem vàng đút lót, nhưng Văn Lễ không nhận. Đến khi Hiến Tông ốm nặng, Văn Lễ và Quang Bật nhận di chiếu phụ tá hoàng thái tử nối ngôi.

Bấy giờ, các thân vương tranh nhau đòi lập, Văn Lễ sợ xảy tai biến trong lúc bối rối, mới vào tẩm điện lấy ấn báu truyền quốc đem về nhà rồi cùng các đại thần văn võ lập Túc Tông lên ngôi hoàng đế.

Vua Uy Mục căm giận lắm. Đến đây, dùng mưu của Khương Chủng, Nguyễn Nhữ Vi biếm hai người làm Thừa tuyên sứ Quảng Nam.

Khi họ đến sông lớn huyện Chân Phúc, vua sai người đuổi theo bắt phải tự tử. Hai người khi sắp gieo mình xuống nước, ngâm thơ quốc ngữ rồi mới mất. Sau đình thần trong bụng ai cũng biết là hai người chết không đáng tội, can vua, vua đổ tội cho Nhữ Vi rồi giết y”.

 Không những thế, vua Lê Uy Mục còn bí mật sai người trong cung là Nguyễn Đình Khoa dò xét hết anh em, chú bác xua đuổi người tông thất và công thần về xứ Thanh.

Bởi thế, Kính Vương, tên thật là Kiện, con út của Lê Thánh Tông, em của Lê Hiến Tông, chú của Lê Uy Mục sợ mang vạ mà trốn tránh để vua không thể tìm ra tông tích.

Giản Tu Công Lê Oanh, tức cháu Lê Thánh Tông, con Kiến Vương Tân, cũng chính là vua Lê Tương Dực sau này là chỗ con chú con bác cũng bị bắt giam vào ngục.

Vua Lê Uy Mục còn thể hiện mình là kẻ lạm sát vô tội vạ. Thường ngày, vua sai người đánh nhau làm trò mua vui ngay trong cung điện.

 Sử sách ghi lại rằng, một hôm, nhân đi tế đàn Nam Giao trở về, vua Lê Uy Mục cưỡi voi vào cửa Đông Hoa, sai các Ti và quân các Vệ trong Ngũ Phủ, đem voi công đến cho vua tuyển chọn.

Sau đó, vua lại sai các trấn chọn voi đem về kinh đô để chọn lựa thêm một lần nữa. Mục đích của vua Lê Uy Mục chỉ là cốt sao đủ đặt hai Ti là Ngự Tượng và Ngự Mã.

Vua cho bọn quân sĩ ở ti Ngự Tượng đội mũ màu thủy ngân, trên vẽ hoa hồng quỳ. Mỗi ngày, vua sai hai tên giám quân đấu sức với nhau. Hai tên cầm gậy đánh nhau từ cửa Thanh Dương đến ngoài cửa Thái Miếu.

Vua xem việc đánh nhau của hai tên giám quân mà lấy làm thích thú, ban thưởng tiền lụa cho họ. Không những vậy, mặc dù chỉ mới hai mươi tuổi nhưng vua Lê Uy Mục đã có thú vui hết sức man rợ là thích giết người.

Từ khi lên ngôi, đêm nào vua Lê Uy Mục cũng gọi các phi tần, cung nhân vào cung hầu hạ. Vua cùng với các cung nhân,  phi tần uống rượu vui say quá độ rồi hành lạc.

Đáng sợ hơn cả là khi say rượu và sau khi hành lạc vui vẻ, vua liền giết luôn cả những cung nhân, phi tần mình vừa mới ôm ấp.

Sở thích giết người của vua Lê Uy Mục khiến cho ai cũng kinh sợ. Nhưng vì quyền uy quyền tối thượng của vua, nên không dám chống đối, hay tìm cách trốn tránh.

Thú vui giết người của vua Lê Uy Mục còn được thể hiện thông qua việc nhà vua  ra lệnh cho giết hết những người Chiêm bị bắt làm gia nô trong các điền trang của các thế gia, công thần.

Mải mê hành lạc và thỏa mãn những sở thích quái đản của mình, vua Lê Uy Mục không hề chăm lo đến việc nước.

 Không những thế, vua Lê Uy Mục chỉ tin tưởng, giao quyền hành cho những người họ hàng bên vợ và bên mẹ. Vậy nên, lúc bấy giờ, quyền bính trong triều đình đều rơi vào tay của bọn ngoại thích.

Mặt đông thì có ngoại thích ở Hoa Lăng, quê của cha nuôi. Mặt Nam có ngoại thích ở vùng Nhân Mục, quê của vợ vua. Mặt Bắc có ngoại thích ở Phù Chẩn, quê của mẹ vua.

Bọn ngoại thích cậy quyền cậy thế của nhà vua, ức hiếp trăm quan, nghìn dâm. Kẻ thì vì ý riêng mà giết hại sinh dân. kẻ thì dùng ngón kín mà yêu sách tiền của.

 Mọi thứ súc vật, hoa màu của dân, chúng đều cướp đoạt cả. Nhà nào có đồ lạ, vật quý, chúng đánh dấu chữ vào và đòi lấy. Muôn dân ta oán mà vua vẫn không chừa, lại mang lòng ngờ vực, đố kỵ.

 Các quan người nào ngày trước không lập mình, thì thường giết đi. Rồi chúng tìm mọi mánh khóe để lấy của báu trong thiên hạ. Ác độc hơn, chúng còn giết hại sinh dân, tước đoạt hết của cải trong dân gian.

Thêm vào đó, lúc bấy giờ bọn ngoại thích là Khương Chủng và Nguyễn Bá Thắng tự tiện làm oai làm phúc, quyền thế nghiêng lệch trong triều ngoài trấn, dân chúng không dám cất tay động chân…

Sau này, bọn Thừa Giáo, Thừa Nghiệp đi đường, quan viên và dân chúng trông thấy chúng từ xa một dặm đã phải chạy trốn vào các nhà ở phố xá hàng chợ, đợi chúng đi qua rồi mới dám ra.

Nguyễn Đình Khoa ngầm sai người đến Thừa Hiến phủ huyện các xứ trong nước, tới cả dân gian, cưỡng bắt những con gái chưa chồng, làm khốn khổ nhân dân, khắp nước mất hết hy vọng.

 Dân lầm than đau khổ, kêu than, oán hờn mà vua không biết, vẫn tiếp tục ăn chơi, hưởng lạc và bỏ mặc triều chính.

Năm 1507 tháng Giêng, nhà Minh sai Hà Lộ sang làm lễ viếng Hiến Tông Hoàng Đế, lại sai chánh sứ là Hàn lâm viện biên tu Thẩm Đào, phó sứ là Hứa Thiên Tích mang chiếu thư sang phong vua làm An Nam Quốc Vương, lại ban một bộ mũ áo quan võ bằng da và một bộ thường phục. Thiên Tích thấy tướng vua, đề thơ rằng:

“An Nam tứ bách vận vưu trường
Thiên ý như hà giang quỷ vương?”
Tạm dịch:
“Vận nước An Nam bốn trăm năm rất dài.
Không biết lòng trời như thế nào lại giáng sinh ông vua quỷ sứ.”

Lời thơ của phó sứ nhà Minh nhanh chóng được lan truyền từ triều đình cho đến dân gian. Cũng từ đó, biệt danh “Quỷ Vương” – “Vua Quỷ” gắn với vua Lê Uy Mục.

 Về biệt danh “Vua Quỷ”, trong sách “Đại Việt Sử kí toàn thư” có chép rằng: “Vua mới tên huý là Tuấn, còn gọi là Huyên, là con thứ hai của Hiến Tông, anh thứ của Túc Tông, ở ngôi 5 năm, thọ 22 tuổi, bị Giản Tu Công đuổi đánh, rồi bị hại, chôn ở An Lăng.

Vua nghiện rượu, hiếu sát, hoang dâm, thích ra oai, tàn hại người tông thất, giết ngầm tổ mẫu, họ ngoại hoành hành, trăm họ oán giận, người bấy giờ gọi là Quỷ vương, điềm loạn đã xuất hiện từ đấy”.

Sự tàn bạo, độc ác không có giới hạn của vua Lê Uy Mục đã gây nên một làn sóng bất bình trong dân chúng và trong hàng ngũ quan lại, dòng dõi họ Lê lúc bấy giờ nhất là khi nhà vua xua đuổi người tông thất và công thần về xứ Thanh Hoa và giết các nữ sử nội thần người Chiêm.

Nhiều công thần trước đây bị đuổi, trong đó có Nguyễn Văn Lang là người cùng họ với Trường Lạc thái hoàng thái hậu.

Đại thần tông thất là Nghi quận công Lê Năng Can, vì bất đắc chí, có bài thơ gửi cho Nguyễn Văn Lang và bảo cử binh giết bọn ác đảng.

Văn Lang vốn là người thông thao lược, giỏi binh pháp, khéo xem xét thiên thời, sức khoẻ có thể bắt được hổ. Bấy giờ, Văn Lang đem bọn Chế Mạn làm nô lệ người Chiêm cùng Vũ Bá, Vũ Tiếp và người ba phủ nổi nghĩa quân ở thành Tây Đô, đem quân giữ ở cửa biển Thần Phù.

Trong số các con của Kiến vương Tân bị bắt giam, Giản Tu Công Lê Oanh còn bị giam ở ngục mới đem của cải đút lót người canh giữ, thoát được ra, chưa kịp báo cho mẹ, anh em và vợ, thì phải một mình trốn vào Tây Đô Đến cửa biển Thần Phù, được Văn Lang ra đón, lập làm minh chủ, rồi cùng Văn Lang rèn đúc giáo dài và đại thần Nguyễn Diễn, Ngô Khế, Nguyễn Bá Cao, Lê Trạm, Thanh Hoa tổng binh thiêm sự Nguyễn Bá Tuấn, Thừa tuyên sứ Lê Tung, Tham chính Nguyễn Thì Ung khởi binh.

 Tại đây, Giản Tu Công sai Lương Đắc Bằng viết bài hịch dụ đại thần và các quan, đại ý nói: “Bạo chúa Lê Tuấn, phận con thứ hèn kém, làm nhơ bẩn nghiệp lớn, mới gần năm năm mà tội ác đã đủ muôn khoé.

Giết hại người cốt nhục, dìm hãm các thần liêu. Bọn ngoại thích được tin dùng mà phường đuôi chó ngang ngược làm bậy, người cứng cỏi bị ruồng bỏ mà kẻ đầu cá ẩn nấp nẻo xa.

 Quan tước đã hết rồi vẫn thưởng tràn không ngớt, dân chúng đã cùng khốn còn vơ vét chẳng thôi.

Vét thuế khoá từng cân lạng, tiêu tiền của như đất bùn, bạo ngược ngang với Tần Chính. Đãi bề tôi như chó ngựa, coi dân chúng tựa cỏ rác, ngạo mạn quá cả Nguỵ Oanh.

Huống chi lại xây cung thất to, làm vườn hoa rộng. Xua dân đi trồng cây, giẫm theo vết xe đổ chất gò Hoa Cương đời Tống; lấp biển xây cung điện, nối gót thói u mê xây cung A Phòng nhà Tần.

Công trình thổ mộc xây lên rồi thay đổi, thay đổi rồi xây lên, dân Hải Dương, Kinh Bắc mệt mỏi, lao đao; tông thất xa hoa, kiêu căng lại ngang ngược, ngang ngược lại kiêu căng, cõi tứ tuyên phiên trấn xôn xao, rối loạn. Cư dân nhức óc, cả nước đau lòng”.

Rồi Giản Tu Công lại sai người làm bài hịch nữa nói rằng: “Đoan Khánh làm vua, họ ngoại chuyên quyền.

 Tử Mô làm phường ngu hèn nơi phố chợ làm rối loạn kỷ cương. Thắng Chủng là hạng trẻ ranh miệng còn hơi sữa đã tái oai tác phúc. Đến mức đánh thuốc độc giết bà nội, tàn sát các thân vương.

Theo ý riêng mà giết hại sinh dân, không biết đâu cho thoả; dùng ngón ngầm để vét vơ tiền của, càng mặc sức tham lam. Bốn biển đã khốn cùng, muôn dân đều sầu oán”.

Không chịu được thói hoang dâm, độc ác của vua Lê Uy Mục, nhiều tướng lĩnh đã theo Giản Tu Công nhằm lật đổ ngai vàng của vua Lê Uy Mục.

Vào tháng 11 năm 1509, Giản Tu Công xưng là Cẩm Giang Vương Lê Sùng ở Tây Đô đưa quân về Đông Kinh, Hà Nội.

Do lúc này, vua Uy Mục vẫn đang giữ anh trai Lê Sùng và mẹ của Giản Tu Công Lê Oanh nên bèn bắt giết anh trai Lê Sùng và mẹ của Lê Oanh để thị uy.

Tuy nhiên, điều này càng khiến cho Giản Tu Công Lê Oanh và những người ủng hộ ông thêm nổi giận. Giản Tu Công cùng với các tướng lĩnh, binh sĩ ủng hộ đem quân từ Tây Đô tiến vào thành.

Khi Giản Tu Công từ Tây Đô đem các dinh thuỷ, bộ cùng tiến phát, tiến vào sát thành thì tất cả mọi người trong triều đình của vua Lê Uy Mục đều chạy trốn.

Hoàng hậu Trần Thị Tùng trốn ra đến xã Hồng Mai, náu ở nhà dân rồi tự thắt cổ chết ở miếu chùa. Riêng vua Lê Uy Mục chạy tới phường Nhật Chiêu thì bị một vệ sĩ cũ đuổi theo bắt được, nộp cho Giản Tu Công.

Giản Tu Công Lê Oanh giam vua Lê Uy Mục ở cửa Lệ Cảnh. Tuy nhiên, cũng có thuyết kể lại rằng, khi quân của Lê Oanh tiến sát kinh thành thì vua Lê Uy Mục chạy ra thôn Cập Hối, xã Đông Cao, huyện Yên Lãng.

Nhà vua bị người hành chợ xã ấy đón về nộp cho Nguyễn Văn Lang. Nguyễn Văn Lang đem vua về quán Bắc Sứ giết đi. Sau đó, bọn ngoại thích cũng đều bị giết hết. Song, thuyết này không được sử sách ghi lại nhiều.

Sau khi Lê Oanh vào chiếm kinh thành thì đã bức vua Lê Uy Mục phải tự tử. Vậy là, tháng 12 năm 1509, vua Lê Uy Mục chết, kết thúc bốn năm tại vị và hưởng thọ 21 tuổi.

Mặc dù, vua Lê Uy Mục đã chết nhưng do Lê Oanh hận vua Lê Uy Mục đã giết hại gia đình mình nên sai người dùng súng lớn, để xác Uy Mục vào miệng súng, cho nổ tan hết hài cốt.

Sau đó, Lê Oanh sai người lấy ít tro tàn về chôn tại An Lăng ở quê mẹ của vua Lê Uy Mục tại làng Phù Chẩn. Khi Lê Oanh lên ngôi thì giáng vua Lê Uy Mục xuống làm Mẫn Lệ công. Sau này, khi vua Lê Chiêu Tông lên ngôi mới đặt tên thụy cho ông là Uy Mục đế.
  • Hùng Hoàng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét