Nguyễn Thị Anh là vợ thứ tư của vua Lê Thái Tông. Bà vào cung làm vợ vua Lê Thái Tông khi khi Lê Thái Tông đã lập hoàng hậu Dương Thị Bí và sinh được con cả Lê Nghi Dân rồi lập làm thái tử.
Đến nay, một số nhà sử học Việt Nam cho rằng bà là chủ mưu sát hại vua Lê Thái Tông trong vụ án Lệ Chi Viên.
Nguyễn Thị Anh sinh năm 1422 tại xã Bố Vệ, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa, nay là phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa. Bà vào cung làm vợ vua Lê Thái Tông khi khi Lê Thái Tông đã lập hoàng hậu Dương Thị Bí và sinh được con cả Lê Nghi Dân rồi lập làm thái tử.
Từ khi gặp bà, vua Thái Tông liền sủng ái, phong bà làm Thần phi. Đến năm 1441, Nguyễn Thị Anh sinh được hoàng tử Bang Cơ.
Tuy nhiên, có lời dị nghị rằng Nguyễn Thị Anh đã có thai trước khi vào cung và Bang Cơ không phải là con vua Thái Tông. Những người dị nghi cho rằng trước khi vào cung làm vợ Thái Tông, bà đã gian díu với Lê Nguyên Sơn, một người thuộc chi dưới của Lê Khoáng, ông nội vua Lê Thái Tông. Và từ khi Nguyễn Thị Anh vào cung tới khi sinh Bang Cơ, thời gian chỉ có 6 tháng.
Cùng lúc đó, một bà phi khác là Tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao - vốn người duyên dáng, dịu dàng, hiền hậu được vua sủng ái - lại có mang sắp sinh. Đồng thời, trong cung cũng rộ tin tức Tiệp dư nằm mộng thấy Thượng đế sai một tiên đồng xuống đầu thai làm con trai bà.
Vì vậy, Nguyễn Thị Anh sợ bà Ngọc Dao sinh được con trai thì hoàng tử Bang Cơ sẽ không được kế vị, bèn cấu kết với Đinh Thắng, một hoạn quan tâm phúc để lập mưu hại Tiệp Dư.
Đinh Thắng lấy một hình nhân đàn ông, lấy bảy mũi kim đâm vào lưng và ngực, dưới chân ghi chữ Bang Cơ và cố tình để cho một cung nhân bắt được tâu lên vua.
Mặc dù Nguyễn Thị Anh là kẻ chủ mưu nhưng lại ra vẻ là người bị hại. Bà đòi nhà vua phải truy cứu việc này đến cùng và phải tìm ra được người làm việc này rồi xử theo luật cho voi dày ngựa xéo.
Một không khí nặng nề bao trùm trong cung. Tiệp dư Ngọc Dao là người bị nghi ngờ nhiều nhất. Nhà vua rất băn khoăn về việc Ngọc Dao hại Bang Cơ và Nguyễn Thị Anh. Vì thế, ông chỉ khép vào tội phát lưu - đày đi xa.
Biết chuyện, quan hành khiển Nguyễn Trãi vào triều kiến và ra lời can gián. Ông cho rằng, chứng cớ xác đáng không có mà đã vội kết án Tiệp dư là một việc làm không đúng. Nguyễn Trãi xin nhà vua cho mình được lo liệu việc này.
Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh trên phim
|
Từ khi gặp bà, vua Thái Tông liền sủng ái, phong bà làm Thần phi. Khi Nguyễn Thị Anh sinh được hoàng tử Lê Bang Cơ năm 1441. Nhân không vừa lòng với hoàng hậu Dương Thị Bí, Thái Tông phế truất Dương hậu và thái tử Nghi Dân, lập Nguyễn Thị Anh làm hoàng hậu và Bang Cơ làm thái tử.
Đến nay, một số nhà sử học Việt Nam cho rằng bà là chủ mưu sát hại vua Lê Thái Tông trong vụ án Lệ Chi Viên.
Nguyễn Thị Anh sinh năm 1422 tại xã Bố Vệ, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa, nay là phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa. Bà vào cung làm vợ vua Lê Thái Tông khi khi Lê Thái Tông đã lập hoàng hậu Dương Thị Bí và sinh được con cả Lê Nghi Dân rồi lập làm thái tử.
Từ khi gặp bà, vua Thái Tông liền sủng ái, phong bà làm Thần phi. Đến năm 1441, Nguyễn Thị Anh sinh được hoàng tử Bang Cơ.
Tuy nhiên, có lời dị nghị rằng Nguyễn Thị Anh đã có thai trước khi vào cung và Bang Cơ không phải là con vua Thái Tông. Những người dị nghi cho rằng trước khi vào cung làm vợ Thái Tông, bà đã gian díu với Lê Nguyên Sơn, một người thuộc chi dưới của Lê Khoáng, ông nội vua Lê Thái Tông. Và từ khi Nguyễn Thị Anh vào cung tới khi sinh Bang Cơ, thời gian chỉ có 6 tháng.
Cùng lúc đó, một bà phi khác là Tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao - vốn người duyên dáng, dịu dàng, hiền hậu được vua sủng ái - lại có mang sắp sinh. Đồng thời, trong cung cũng rộ tin tức Tiệp dư nằm mộng thấy Thượng đế sai một tiên đồng xuống đầu thai làm con trai bà.
Vì vậy, Nguyễn Thị Anh sợ bà Ngọc Dao sinh được con trai thì hoàng tử Bang Cơ sẽ không được kế vị, bèn cấu kết với Đinh Thắng, một hoạn quan tâm phúc để lập mưu hại Tiệp Dư.
Đinh Thắng lấy một hình nhân đàn ông, lấy bảy mũi kim đâm vào lưng và ngực, dưới chân ghi chữ Bang Cơ và cố tình để cho một cung nhân bắt được tâu lên vua.
Mặc dù Nguyễn Thị Anh là kẻ chủ mưu nhưng lại ra vẻ là người bị hại. Bà đòi nhà vua phải truy cứu việc này đến cùng và phải tìm ra được người làm việc này rồi xử theo luật cho voi dày ngựa xéo.
Một không khí nặng nề bao trùm trong cung. Tiệp dư Ngọc Dao là người bị nghi ngờ nhiều nhất. Nhà vua rất băn khoăn về việc Ngọc Dao hại Bang Cơ và Nguyễn Thị Anh. Vì thế, ông chỉ khép vào tội phát lưu - đày đi xa.
Biết chuyện, quan hành khiển Nguyễn Trãi vào triều kiến và ra lời can gián. Ông cho rằng, chứng cớ xác đáng không có mà đã vội kết án Tiệp dư là một việc làm không đúng. Nguyễn Trãi xin nhà vua cho mình được lo liệu việc này.
Thái Tông nghĩ mãi, không còn cách nào hơn nên đành chấp nhận đề nghị của Nguyễn Trãi. Ngay đêm ấy, Nguyễn Thị Lộ, người vợ thứ của Nguyễn Trãi đã bí mật đưa Tiệp dư họ Ngô ra ẩn náu ở chùa Huy Văn, chính là ngõ Văn Chương, phố Tôn Đức Thắng ngày nay.
Tháng 11 năm 1441, nhà vua xuống chiếu lập Bang Cơ làm thái tử. Đến năm 1442 thì bà Ngô Thị Ngọc Dao cũng hạ sinh hoàng tử Lê Tư Thành.
Ngày 27 tháng 7 năm 1442, vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông, duyệt quân ở thành Chí Linh, Hải Dương. Nguyễn Trãi đón vua ngự ở chùa Côn Sơn, nơi ở của Nguyễn Trãi. Ngày 4 tháng 8 vua về đến Lệ Chi Viên thuộc huyện Gia Định, nay thuộc thôn Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Cùng đi với vua có Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn Trãi khi ấy đã vào tuổi 40 được vua Lê Thái Tông yêu quý vì sự xinh đẹp, có tài văn chương, luôn được vào hầu bên cạnh vua.
Khi về đến Lệ Chi Viên, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng hà, lúc này ông mới 20 tuổi. Các quan bí mật đưa về, ngày 6 tháng 8 mới đến kinh sư, nửa đêm vào đến cung mới phát tang.
Triều đình đã quy cho Nguyễn Thị Lộ tội giết vua. Nguyễn Trãi cùng gia đình bị án tru di tam tộc và bị giết ngày 16 tháng 8 năm 1442.
Về vụ án oan khuất nổi tiếng của Nguyễn Trãi, có truyền thuyết một thời cho rằng lúc cha Nguyễn Trãi còn dạy học có dự định cho học trò phát hoang khu vườn, đến đêm nằm mơ thấy một người đàn bà với bầy con dại tới xin ông cho thư thả ít hôm mới dọn nhà vì con mọn.
Sáng ra khi học trò của ông phát cỏ vườn nhà thì đánh chết một bầy rắn, lúc đó ông mới hiểu ra ý nghĩa giấc mơ. Ông than thở, cho chôn bầy rắn và cho học trò biết là loài rắn thường hay thù dai, thế nào cũng trả thù ông.
Đêm đó, lúc ông đọc sách thì có con rắn bò trên xà nhà nhỏ một giọt máu thấm vào chữ “đại” (đời) qua ba lớp giấy ứng với việc gia tộc ông bị hại đến ba đời. Ngày sau con rắn hóa ra bà Nguyễn Thị Lộ dụ dỗ ông, hại ba đời nhà ông. Khi bà Nguyễn Thị Lộ bị dìm xuống song thì đã hiện nguyên hình là con rắn rồi bò đi mất.
Tuy nhiên đó vẫn chỉ là truyền thuyết. Trên thức tế, một số nhà nghiên cứu sử Việt Nam cho rằng chủ mưu vụ án chính là Nguyễn Thị Anh.
Do biết Ngô Thị Ngọc Dao đã sinh con trai mà ngày càng nhiều người đồn đại về dòng máu của Bang Cơ, nhân lúc con mình còn đang ở ngôi đương kim thái tử, Nguyễn Thị Anh chủ động ra tay trước.
Chính vì vậy, nhân dịp vua Thái Tông về thăm Nguyễn Trãi, sợ Nguyễn Trãi gièm pha mình và nói tốt cho Tư Thành nên bà sai người sát hại vua Thái Tông rồi đổ tội cho vợ chồng Nguyễn Trãi.
Theo sử sách, ngày 9 tháng 9 năm1442, chỉ vài ngày sau khi hành hình gia đình Nguyễn Trãi, triều đình ra lệnh giết hai hoạn quan Đinh Phúc, Đinh Thắng vì trước khi chết Nguyễn Trãi có nói là “hối không nghe lời của Thắng và Phúc”.
Các nhà nghiên cứu cho rằng chính Đinh Phúc, Đinh Thắng là những người khuyên Nguyễn Trãi sớm tố cáo Nguyễn Thị Anh với vua Thái Tông. Do đó để diệt khẩu, bà sai giết hai người này.
Trong cuốn “Ngọc phả họ Đinh” do công bộ thượng thư Đinh Công Nhiếp, con trai đầu của thái sư Đinh Liệt, có một số bài thơ do Đinh Liệt viết mà theo như các nhà nghiên cứu thì đã nói một cách ẩn ý đến việc hoàng tử Bang Cơ không phải con của Lê Thái Tông cũng như bí ẩn đằng sau vụ án Lệ Chi Viên. Trong đó có bài thơ Nôm nhận xét về Lê Thái Tông:
“Tống Thai dáng dấp một anh quân
Đắc sắc say chơi biếng kiệm cần
Hoạ tự trong nhà nhô đầu mọc
Di căn bệnh hoạn hại cho thân”
Theo các nhà nghiên cứu thì trong bài này Đinh Liệt đã phải dùng phép nói lái: Tống Thai tức là Thái Tông Lê Nguyên Long. Vua là một “anh quân” khi vì ông biết ngăn ngừa cường thần, dẹp phiên trấn, sùng nho, mở thi cử, song lại quá ham tửu sắc. Về “hoạ tự trong nhà”, Đinh Liệt lại có bài thơ:
“Nhung tân lục cá nguyệt khai hoa
Bất thức hà nhân chủng bảo đa
Chủ kháo Tống khai vi linh dược
Cựu binh tân tửu thịnh y khoa”
“Nhung tân” đọc lái là Nhân Tông, tức là Bang Cơ, con Nguyễn Thị Anh, “thịnh y” là “Thị Anh”. Bài này có thể tạm dịch:
“Nhân Tông sáu tháng đã ra hoa
Dòng máu ai đây quý báu à?
Núp bóng Thái Tông làm linh dược
Thị Anh dùng ngón đổi dòng cha”
Hay như việc Nguyễn Thị Anh giết hai hoạn quan Đinh Phúc, Đinh Thắng được Đinh Liệt viết trong bài thơ mà nhiều người cho rằng vì chính hai người này đã mật báo cho ông và Nguyễn Trãi biết:
“Nhung Tân hà hữu Tống thai tinh
Lục nguyệt khai hoa quái dị hình
Niên nguyệt nhật thời Thăng Đính ký
Hoàng bào ô nhiễm vạn niên thanh”
Ở đây chữ Thăng Đính đọc ngược là Đinh Thắng. Bài thơ tạm dịch là:
“Nhân Tông không phải máu Nguyên Long
Sáu tháng hoài thai cảnh lạ lùng
Năm, tháng, ngày, giờ Đinh Thắng chép
Hoàng bào dơ bẩn tiếng ngàn năm”
Khi vua Thái Tông qua đời, đương kim thái tử Bang Cơ được các đại thần Trịnh Khả, Lê Thụ, Nguyễn Xí lập lên ngôi vua, đổi niên hiệu là Thái Hòa, tức là vua Lê Nhân Tông. Lúc lên ngôi, vua con Nhân Tông mới lên 1 tuổi, thái hậu Nguyễn Thị buông rèm nghe chính sự. Thời gian thái hậu Nguyễn Thị Anh nhiếp chính, chúa Chiêm Thành là Bí Cai hai lần mang quân vây Hóa Châu.
Năm 1446, thái hậu sai Trịnh Khả, Lê Thụ, Trịnh Khắc Phục đi đánh. Bí Cai ra hàng, các tướng lập cháu Bí Cai là Ma Ha Quý Lai làm vua Chiêm.
Thái hậu Nguyễn Thị Anh còn giết oan hai công thần Trịnh Khả và Trịnh Khắc Phục vào năm 1451. Bà nghe gièm pha cách chức Nguyễn Xí năm 1445, tới năm 1448 mới cho phục chức. Năm 1453 vua con Nhân Tông lên 13 tuổi.
Tháng 11 năm đó thái hậu Nguyễn Thị Anh rút vào hậu trường, giao lại triều chính cho con. Vua Nhân Tông không phải là con đích của vua cha nên anh cả là Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân vẫn thường có lòng oán hận và muốn đoạt ngôi.
Một số ý kiến cho rằng ngày càng có nhiều người dị nghị về nguồn gốc của Nhân Tông càng thúc đẩy Nghi Dân nổi loạn.
Theo “Đại Việt thông sử”, Nhân Tông nghĩ Nghi Dân là anh ruột nên không có ý đề phòng gì cả. Ngày 3 tháng 10 năm 1459, Nghi Dân đang đêm cùng các thủ hạ bắc thang vào tận trong cung cấm giết vua Nhân Tông. Hôm sau thái hậu Nguyễn Thị Anh cũng bị hại. Năm đó bà 38 tuổi.
Trong chiếu lên ngôi, Lê Nghi Dân nêu lý do làm chính biến và những việc liên quan tới những việc Nguyễn thái hậu làm khi bà còn sống, trong đó có cả việc giết đại thần diệt khẩu trong thời gian nhiếp chính, được sử sách ghi chép lại như sau: “Trẫm là con trưởng của Thái Tông Văn Hoàng Đế, trước đây đã được giữ ngôi chính ở Đông cung. Chẳng may tiên đế đi tuần miền đông, bỗng băng ở bên ngoài.
Nguyễn Thái hậu muốn giữ vững quyền vị, ngầm sai nội quan Tạ Thanh dựng Bang Cơ làm vua, bắt trẫm làm phiên vương.
Sau Tạ Thanh tiết lộ việc ấy, lây đến cả Thái úy Trịnh Khả và Tư không Trịnh Khắc Phục, Thái hậu bắt giết cả đi để diệt hết người nói ra... Diên Ninh, tức Lê Nhân Tông tự biết mình không phải là con của tiên đế...”.
Lê Nghi Dân tự xưng làm vua Thiên Hưng, nhưng chỉ sau 8 tháng lại bị các đại thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt, Lê Lăng làm binh biến giết chết rồi lập hoàng tử thứ tư là Lê Tư Thành lên làm vua, tức là vua Lê Thánh Tông.
Vua Thánh Tông chính thức làm tang lễ cho bà, truy tôn là Tuyên Từ Nhân Ý Chiêu Túc hoàng thái hậu.
Tháng 11 năm 1441, nhà vua xuống chiếu lập Bang Cơ làm thái tử. Đến năm 1442 thì bà Ngô Thị Ngọc Dao cũng hạ sinh hoàng tử Lê Tư Thành.
Ngày 27 tháng 7 năm 1442, vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông, duyệt quân ở thành Chí Linh, Hải Dương. Nguyễn Trãi đón vua ngự ở chùa Côn Sơn, nơi ở của Nguyễn Trãi. Ngày 4 tháng 8 vua về đến Lệ Chi Viên thuộc huyện Gia Định, nay thuộc thôn Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Cùng đi với vua có Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn Trãi khi ấy đã vào tuổi 40 được vua Lê Thái Tông yêu quý vì sự xinh đẹp, có tài văn chương, luôn được vào hầu bên cạnh vua.
Khi về đến Lệ Chi Viên, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng hà, lúc này ông mới 20 tuổi. Các quan bí mật đưa về, ngày 6 tháng 8 mới đến kinh sư, nửa đêm vào đến cung mới phát tang.
Triều đình đã quy cho Nguyễn Thị Lộ tội giết vua. Nguyễn Trãi cùng gia đình bị án tru di tam tộc và bị giết ngày 16 tháng 8 năm 1442.
Về vụ án oan khuất nổi tiếng của Nguyễn Trãi, có truyền thuyết một thời cho rằng lúc cha Nguyễn Trãi còn dạy học có dự định cho học trò phát hoang khu vườn, đến đêm nằm mơ thấy một người đàn bà với bầy con dại tới xin ông cho thư thả ít hôm mới dọn nhà vì con mọn.
Sáng ra khi học trò của ông phát cỏ vườn nhà thì đánh chết một bầy rắn, lúc đó ông mới hiểu ra ý nghĩa giấc mơ. Ông than thở, cho chôn bầy rắn và cho học trò biết là loài rắn thường hay thù dai, thế nào cũng trả thù ông.
Đêm đó, lúc ông đọc sách thì có con rắn bò trên xà nhà nhỏ một giọt máu thấm vào chữ “đại” (đời) qua ba lớp giấy ứng với việc gia tộc ông bị hại đến ba đời. Ngày sau con rắn hóa ra bà Nguyễn Thị Lộ dụ dỗ ông, hại ba đời nhà ông. Khi bà Nguyễn Thị Lộ bị dìm xuống song thì đã hiện nguyên hình là con rắn rồi bò đi mất.
Tuy nhiên đó vẫn chỉ là truyền thuyết. Trên thức tế, một số nhà nghiên cứu sử Việt Nam cho rằng chủ mưu vụ án chính là Nguyễn Thị Anh.
Do biết Ngô Thị Ngọc Dao đã sinh con trai mà ngày càng nhiều người đồn đại về dòng máu của Bang Cơ, nhân lúc con mình còn đang ở ngôi đương kim thái tử, Nguyễn Thị Anh chủ động ra tay trước.
Chính vì vậy, nhân dịp vua Thái Tông về thăm Nguyễn Trãi, sợ Nguyễn Trãi gièm pha mình và nói tốt cho Tư Thành nên bà sai người sát hại vua Thái Tông rồi đổ tội cho vợ chồng Nguyễn Trãi.
Theo sử sách, ngày 9 tháng 9 năm1442, chỉ vài ngày sau khi hành hình gia đình Nguyễn Trãi, triều đình ra lệnh giết hai hoạn quan Đinh Phúc, Đinh Thắng vì trước khi chết Nguyễn Trãi có nói là “hối không nghe lời của Thắng và Phúc”.
Các nhà nghiên cứu cho rằng chính Đinh Phúc, Đinh Thắng là những người khuyên Nguyễn Trãi sớm tố cáo Nguyễn Thị Anh với vua Thái Tông. Do đó để diệt khẩu, bà sai giết hai người này.
Trong cuốn “Ngọc phả họ Đinh” do công bộ thượng thư Đinh Công Nhiếp, con trai đầu của thái sư Đinh Liệt, có một số bài thơ do Đinh Liệt viết mà theo như các nhà nghiên cứu thì đã nói một cách ẩn ý đến việc hoàng tử Bang Cơ không phải con của Lê Thái Tông cũng như bí ẩn đằng sau vụ án Lệ Chi Viên. Trong đó có bài thơ Nôm nhận xét về Lê Thái Tông:
“Tống Thai dáng dấp một anh quân
Đắc sắc say chơi biếng kiệm cần
Hoạ tự trong nhà nhô đầu mọc
Di căn bệnh hoạn hại cho thân”
Theo các nhà nghiên cứu thì trong bài này Đinh Liệt đã phải dùng phép nói lái: Tống Thai tức là Thái Tông Lê Nguyên Long. Vua là một “anh quân” khi vì ông biết ngăn ngừa cường thần, dẹp phiên trấn, sùng nho, mở thi cử, song lại quá ham tửu sắc. Về “hoạ tự trong nhà”, Đinh Liệt lại có bài thơ:
“Nhung tân lục cá nguyệt khai hoa
Bất thức hà nhân chủng bảo đa
Chủ kháo Tống khai vi linh dược
Cựu binh tân tửu thịnh y khoa”
“Nhung tân” đọc lái là Nhân Tông, tức là Bang Cơ, con Nguyễn Thị Anh, “thịnh y” là “Thị Anh”. Bài này có thể tạm dịch:
“Nhân Tông sáu tháng đã ra hoa
Dòng máu ai đây quý báu à?
Núp bóng Thái Tông làm linh dược
Thị Anh dùng ngón đổi dòng cha”
Hay như việc Nguyễn Thị Anh giết hai hoạn quan Đinh Phúc, Đinh Thắng được Đinh Liệt viết trong bài thơ mà nhiều người cho rằng vì chính hai người này đã mật báo cho ông và Nguyễn Trãi biết:
“Nhung Tân hà hữu Tống thai tinh
Lục nguyệt khai hoa quái dị hình
Niên nguyệt nhật thời Thăng Đính ký
Hoàng bào ô nhiễm vạn niên thanh”
Ở đây chữ Thăng Đính đọc ngược là Đinh Thắng. Bài thơ tạm dịch là:
“Nhân Tông không phải máu Nguyên Long
Sáu tháng hoài thai cảnh lạ lùng
Năm, tháng, ngày, giờ Đinh Thắng chép
Hoàng bào dơ bẩn tiếng ngàn năm”
Khi vua Thái Tông qua đời, đương kim thái tử Bang Cơ được các đại thần Trịnh Khả, Lê Thụ, Nguyễn Xí lập lên ngôi vua, đổi niên hiệu là Thái Hòa, tức là vua Lê Nhân Tông. Lúc lên ngôi, vua con Nhân Tông mới lên 1 tuổi, thái hậu Nguyễn Thị buông rèm nghe chính sự. Thời gian thái hậu Nguyễn Thị Anh nhiếp chính, chúa Chiêm Thành là Bí Cai hai lần mang quân vây Hóa Châu.
Năm 1446, thái hậu sai Trịnh Khả, Lê Thụ, Trịnh Khắc Phục đi đánh. Bí Cai ra hàng, các tướng lập cháu Bí Cai là Ma Ha Quý Lai làm vua Chiêm.
Thái hậu Nguyễn Thị Anh còn giết oan hai công thần Trịnh Khả và Trịnh Khắc Phục vào năm 1451. Bà nghe gièm pha cách chức Nguyễn Xí năm 1445, tới năm 1448 mới cho phục chức. Năm 1453 vua con Nhân Tông lên 13 tuổi.
Tháng 11 năm đó thái hậu Nguyễn Thị Anh rút vào hậu trường, giao lại triều chính cho con. Vua Nhân Tông không phải là con đích của vua cha nên anh cả là Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân vẫn thường có lòng oán hận và muốn đoạt ngôi.
Một số ý kiến cho rằng ngày càng có nhiều người dị nghị về nguồn gốc của Nhân Tông càng thúc đẩy Nghi Dân nổi loạn.
Theo “Đại Việt thông sử”, Nhân Tông nghĩ Nghi Dân là anh ruột nên không có ý đề phòng gì cả. Ngày 3 tháng 10 năm 1459, Nghi Dân đang đêm cùng các thủ hạ bắc thang vào tận trong cung cấm giết vua Nhân Tông. Hôm sau thái hậu Nguyễn Thị Anh cũng bị hại. Năm đó bà 38 tuổi.
Trong chiếu lên ngôi, Lê Nghi Dân nêu lý do làm chính biến và những việc liên quan tới những việc Nguyễn thái hậu làm khi bà còn sống, trong đó có cả việc giết đại thần diệt khẩu trong thời gian nhiếp chính, được sử sách ghi chép lại như sau: “Trẫm là con trưởng của Thái Tông Văn Hoàng Đế, trước đây đã được giữ ngôi chính ở Đông cung. Chẳng may tiên đế đi tuần miền đông, bỗng băng ở bên ngoài.
Nguyễn Thái hậu muốn giữ vững quyền vị, ngầm sai nội quan Tạ Thanh dựng Bang Cơ làm vua, bắt trẫm làm phiên vương.
Sau Tạ Thanh tiết lộ việc ấy, lây đến cả Thái úy Trịnh Khả và Tư không Trịnh Khắc Phục, Thái hậu bắt giết cả đi để diệt hết người nói ra... Diên Ninh, tức Lê Nhân Tông tự biết mình không phải là con của tiên đế...”.
Lê Nghi Dân tự xưng làm vua Thiên Hưng, nhưng chỉ sau 8 tháng lại bị các đại thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt, Lê Lăng làm binh biến giết chết rồi lập hoàng tử thứ tư là Lê Tư Thành lên làm vua, tức là vua Lê Thánh Tông.
Vua Thánh Tông chính thức làm tang lễ cho bà, truy tôn là Tuyên Từ Nhân Ý Chiêu Túc hoàng thái hậu.
- Hùng Hoàng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét