CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Chuyện chúa Trịnh Tùng – người được ví ’Tào Tháo’ Việt Nam

Trịnh Tùng là một quyền thần tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam và được ví với Tào Tháo trong lịch sử Trung Quốc.

 Cầm quyền trong thời loạn với vị trí “dưới một người trên vạn người” nên Trịnh Tùng luôn luôn quyết đoán để có thể hành động. Cũng chính điều này đôi khi đẩy ông vào vị trí của kẻ “tiếm quyền”, bức hại vua Lê.

Trịnh Tùng là con thứ của Trịnh Kiểm, em Trịnh Cối. Ông người làng Sáo Sơn, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá, Việt Nam. Mẹ Trịnh Tùng là Nguyễn Thị Ngọc Bảo, con gái Nguyễn Kim và là vợ thứ Trịnh Kiểm.

Trịnh Tùng được xem là vị chúa Trịnh đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Ông là đời thứ 2 của họ Trịnh kế tục nhau lãnh binh quyền “phù Lê”.
Tượng Chúa Trịnh Tùng
Tượng Chúa Trịnh Tùng


Tuy nhiên, vì cha của Trịnh Tùng là Trịnh Kiểm chỉ mới được phong tước công còn thụy hiệu Thái Vương của Trịnh Kiểm là do đời sau đặt. Phải đến thời Trịnh Tùng, họ Trịnh mới nhận tước Vương khi còn tại vị, được gọi là Chúa và lập Thế tử.

Trong “Đại Việt sử ký Toàn thư” có chép về việc Trịnh Tùng với tư chất tài trí hơn người và công lao “phù Lê” của ông: “Ngọc Bảo sinh con là Trịnh Tùng, tài đức hơn người anh hùng nhất đời có thể nối được chí cha giúp nên nghiệp đế. Công trung hưng của Triều Lê thực dựng nền từ đấy”.

Khi Trịnh Kiểm mất, vua Lê Anh Tông trao binh quyền cho Trịnh Cối, là con vợ cả của Trịnh Kiểm. Tuy nhiên, vì Trịnh Cối ham mê tửu sắc nên các tướng dưới quyền không phục mà theo về với Trịnh Tùng.

“Đại Việt sử kí toàn thư” chép về việc này: “Bấy giờ Cối buông thả mình trong tửu sắc, ngày càng càn rỡ kiêu ngạo, không thương gì đến quân lính.

Do đó các tướng đều có ý lìa bỏ, kẻ giúp ngày một ít đi, lòng người thay đổi, ai cũng nghĩ đến chuyện sinh biến.

Mầm họa đã thành”. Và quả đúng là không lâu sau đó, Trịnh Cối đã đầu hàng nhà Mạc. Chuyện là khi biết anh em họ Trịnh đang tranh ngôi Chúa nên tháng 8 năm 1570, vua Mạc sai Mạc Kính Điển đem quân đánh vào Thanh Hóa.

 Trịnh Cối ra hàng, Mạc Kính Điển chấp thuận, phong Cối làm Trung Lương Hầu, rút quân về. Quân Bắc triều rút rồi, Trịnh Tùng nắm binh quyền ở Nam triều.

Khi đó, nội bộ Nam triều lại lục đục. Năm 1572, tướng cũ của Trịnh Kiểm là Lê Cập Đệ mưu giết Trịnh Tùng để giành quyền lại cho vua Lê. Tuy nhiên, âm mưu bị bại lộ. Lê Cập Đệ bị Trịnh Tùng giết chết.

Vua Lê Anh Tông biết tin sợ hãi nên dù đang đêm vẫn đem 4 hoàng tử chạy vào thành Nghệ An. Trịnh Tùng cho người hạ sát vua Anh Tông, đón hoàng tử thứ 5 là Lê Duy Đàm lập làm vua, tức là vua Lê Thế Tông.

Tân vương phong Trịnh Tùng làm Đô tướng Tiết chế các xứ thủy bộ chủ dinh kiêm Quản Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự.

 Từ đây, Trịnh Tùng nắm trọn quyền trong triều, ngoài trấn còn vua Lê Thế Tông trên thực tế chỉ là vị vua bù nhìn. Sau này, khi vua Thế Tông qua đời, Trịnh Tùng cùng với triều thần lập vua Lê Kính Tông lên ngôi.

Mùa xuân năm 1593, sau khi chiếm được thành Thăng Long, Quốc công Tiết chế Trịnh Tùng sai thợ xây dựng cung điện, làm hành cung ở phía Tây Nam thành Thăng Long, phía Bắc Ô Cầu Dừa 1 tháng thì xong.

Rồi Trịnh Tùng sai các đại thần và các quan văn võ sắm bày cờ xí chỉnh đốn binh tượng để chuẩn bị đón thánh giá.

Vua từ hành cung Vạn Lại Thanh Hoa qua thành Tây Đô qua các huyện Mỹ Lương, Chương Đức đi một tháng đến huyện Thanh Oai thì đóng quân.

Tiết chế Trịnh Tùng lại thân đem các quan đến huyện Thanh Oai đón rước thánh giá cử nhã nhạc cùng về kinh.

 Trong lời chiếu ngày 16 tháng 4 năm 1593, từ chính điện, vua Lê Kính Tông đã viết “việc dực phù nhật nguyệt, chỉnh đốn càn khôn thì nhờ ở công đức của Minh Khang Thái Vương cùng Tổng quốc chính thượng phụ Trịnh Tùng”.

Đây có thể xem là một trong những lời khen ngợi “hào phóng” bậc nhất mà các vị vua dành cho người phụ chính. Ngày mùng 7/4/1599, vua Lê Kính Tông tấn phong Trịnh Tùng làm Đô Nguyên suý Tổng quốc chính Thượng phụ Bình An Vương.

Khi được giao chức Thượng phụ Bình An Vương, Trịnh Tùng bắt đầu tổ chức bộ máy cai trị quy mô của vị chúa nắm thực quyền, tạo nên thời kỳ “Vua Lê – Chúa Trịnh”.

 Ông cho lập phủ liêu riêng gồm đủ cả lục phiên tương đương với lục bộ của triều vua. Phủ chúa toàn quyền đặt quan, thu thuế, bắt lính.

Con chúa Trịnh cũng được quyền thế tập gọi là Thế tử. Vua Lê chỉ có mặt trong những dịp lễ lạc hoặc khi tiếp sứ Trung Quốc. Tuy nhiên, trước sự lộng quyền của chúa Trịnh, vua Kính Tông không chịu nổi bèn cùng với con Trịnh Tùng là Trịnh Xuân lập mưu giết ông.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép về việc này: “Khi về, thường Chúa (Trịnh Tùng) cưỡi voi. Hôm ấy, Chúa thấy trong lòng không yên, cho voi ngựa và thị vệ đi trước, còn tự mình ngồi kiệu đi sau.

 Đến chỗ ngã ba, có tiếng súng nổ, bắn gãy cây lọng tía. Vội sai truy bắt, thì bắt được Văn Đốc cùng đồ đảng, đem về phủ tra hỏi, y khai là nhà vua và Vạn quận công Trịnh Xuân sai làm.

Chúa sai Trấn quận công Trịnh Lâm và Nhạc quận công Bùi Sĩ Lâm vào điện xét hỏi tả hữu, thì biết hết sự trạng.

Ngày 12 tháng 5, Chúa ngự ra phủ đường, tập hợp bách quan. Chúa thân bưng mâm vàng trầu cau bước ra, khóc mà nói: “Thời kỳ họ Mạc, nhà vua đã không còn thiên hạ. Cha tôi thân khởi nghĩa binh, đón tiên đế từ trong hang núi trở về, sáng lập triều đình.

Tôi tôn phò 3 triều, thân trải trăm trận đánh, thu phục giang sơn, tổn phí bao tâm lực, tuổi đã 70. Nay nhà vua nghe đứa con phản nghịch, nhẫn tâm làm việc này…”.

Các triều thần văn võ ai cũng phẫn uất, đều kiên quyết nói rằng “Vua vô đạo thì phải phế”. Vậy là, vua Lê Kính Tông, khi đó mới 32 tuổi, buộc phải thắt cổ chết.

Trịnh Tùng lập thái tử Lê Duy Kỳ lên thay ngôi vua – chính là vua Lê Thần Tông. Còn con của Trịnh Tùng là Trịnh Xuân thì bị giam vào nội phủ vài tháng rồi được thả.

Năm 1623, Bình An Vương Trịnh Tùng bị cảm, sai các quan bàn việc chọn Thế tử.

Triều thần đều tâu lấy Thế tử Trịnh Tráng giữ binh quyền còn con thứ là Thái Bảo Quận Công Trịnh Xuân giữ chức phó. Biết tin này, Trịnh Xuân lại nổi loạn, phóng hỏa đốt phủ chúa, lửa lan khắp kinh kỳ.

Trịnh Tráng cùng em là Trịnh Khải đem vua chạy ra ngoài. Trịnh Tráng họp các quan văn võ ở chợ Nhân Mục huyện Thanh Trì bàn việc đối phó với Trịnh Xuân.

Lúc đó Trịnh Tùng đã quá ốm yếu, sai em ruột là Trịnh Đỗ dụ Trịnh Xuân đến Quán Bạc, nay chính là là quận Hoàng Mai, Hà Nội để trao cho đại quyền.

 Khi Trịnh Xuân đến, Trịnh Tùng liền ra lệnh bắt giết đi. Ngày 20 tháng 6 năm 1623, Bình An Vương Trịnh Tùng qua đời tại quán Thanh Xuân, huyện Thanh Oai.

 Trịnh Tráng cho đón linh cữu về Ninh Giang phát tang rồi sai 13 chiếc thuyền đưa linh cữu theo đường thủy về táng ở Thanh Hóa. Trịnh Tráng cũng rước vua Lê về Thanh Hóa để lo việc dẹp loạn.

Có thể nói rằng, Trịnh Tùng là một quyền thần tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam. Cầm quyền trong thời loạn, ở vị trí “dưới một người, trên vạn người”, Trịnh Tùng luôn phải đối phó với nhiều lực lượng.

Chính bởi thế, muốn giữ vững ngôi vị, Trịnh Tùng buộc phải trở thành người cứng rắn, quyết đoán và đôi khi trở nên tàn nhẫn. Trong sử sách còn ghi lại chuyện là vào ngày 17/8/1586, khi Dinh Trường Yên bị hỏa hoạn, mẹ của Trịnh Tùng bị chết cháy.

Thế nhưng, Trịnh Tùng đã nén nỗi đau lại, tiếp tục bình tĩnh dàn xếp trận mạc không về chịu tang tránh làm xao động binh sĩ.

Nhận định về hành động này, nhiều người nói Trịnh Tùng là người vô cảm, tàn ác nhưng cũng không ít người cho rằng đó là phẩm chất mà một vị tướng cần phải có.

Là người sẵn sàng tiêu diệt những kẻ phản bội nhưng Trịnh Tùng cũng thể hiện tình thương, lòng từ bi của mình trong không ít trường hợp.

Năm 1581, trong trận đại thắng quân Mạc ở Quảng Xương, Trịnh Tùng đã ra lệnh: “Tù binh được cấp lương ăn cho về quê cũ... Mọi người đều thầm cảm ơn to. Từ đây binh uy lẫy lừng. Quân Mạc không dám nhòm ngó nữa.

Cư dân Thanh Hoa, Nghệ An mới được yên nghiệp”. Hay trong trận đánh tháng 12/1589, Trịnh Tùng “sai cởi trói cho 600 tù binh vỗ về yên ủi cấp cho cơm áo rồi thả hết về quê quán. Họ hàng của quân lính bị bắt thấy thế đều đội ơn công đức như trời đất, cảm ơn sâu như cha mẹ”.

Uy danh của Bình An vương Trịnh Tùng không những lừng lẫy trong nước mà còn được triều đình Trung Quốc lúc đó công nhận.

Vua nhà Minh cử sứ thần là Vương Kiến Lập sang Đại Việt tặng Bình An vương Trịnh Tùng 8 chữ vàng: “Quang hưng tiền liệt, Đinh quốc nguyên huân”, dịch là: “Làm rạng rỡ công đức tổ tiên, làm cho nước yên ổn thái bình công đứng đầu”.

Ngoài ra, vua Minh còn sai tặng đai ngọc, mũ xung thiên, ngựa tốt, ca ngợi Trịnh Tùng là Chân anh hùng và tặng tôn hiệu Đại nguyên soái.

Trong khi đó, vua Minh lại không công nhận ngôi báu của vua Lê Thế Tông và dứt khoát chỉ phong cho vua Lê chức An Nam Đô thống sứ.

Trong sách “Lịch Triều Hiến chương loại chí”, tác giả Phan Huy Chú đã viết về Bình An vương Trịnh Tùng: “… Ông tính khoan hòa, yêu người, khéo vỗ về tướng sĩ, dùng binh như thần. Ông thực sự làm chúa, cầm quyền chính, công lao sự nghiệp danh vọng lừng lẫy…”.

Có thể nói rằng, Trịnh Tùng chính là người xác lập vị thế vững chắc cho cơ nghiệp hơn 200 năm của họ Trịnh ở Đàng Ngoài với công lao được ghi nhận là “bày mưu đặt kế giữ yên xã tắc công lao tỏ sáng giữa trời.

Giữ tín giảng hoà láng giềng sách giỏi giữ êm ngàn cõi. Công đã ngất cao vũ trụ, vị đứng đầu khắp thần liêu”.
  • Lê Đỗ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét