CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Trò chuyện với hai cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn (II)

Đã bao nhiêu năm trôi qua nhưng hai bà cung nữ xưa cũng chưa quên cái danh phận mình từng mang – Cung nữ. Trong câu chuyện với hai bà, tôi chợt nhận ra một điều 'kỳ lạ' là mỗi lần nhắc đến tên các vị trong Hoàng cung, hai người cung nữ lại chắp tay cúi đầu, kính cẩn.


Những câu chuyện 'bí sử' chốn thâm cung triều Nguyễn
Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, những vị cung nữ triều Nguyễn ngày xưa chỉ còn 'sót lại' vài ba người. Tuổi tác đã cao, sức khỏe yếu, họ không còn được người đời nhớ đến. Cũng vì thế mà những câu chuyện thâm cung, bí sử của triều đại phong kiến cuối cùng cũng dần chìm vào quá vãng.
Mặc dù là cung nữ hầu mẹ vua nhưng ký ức của bà Tìm lại lưu giữ khá nhiều mảnh ghép liên quan đến vua Bảo Đại - vị vua cuối cùng của triều Nguyễn.
Bà nhớ lại 'Công việc của tôi ngày ấy là quạt và bóp chân hầu hạ bà Từ Cung. Có đến bốn, năm người hầu hạ bà như chúng tôi. Nhưng điều mà tôi nhớ nhất là những kỷ niệm về vua Bảo Đại, một vị vua hiện đại và có nhiều điểm đặc biệt'.
Theo lời kể của bà Tìm, khác với các vị vua thời phong kiến, Bảo Đại không có nhiều cung tần, thứ phi. Ông và Nam Phương Hoàng hậu đã cùng 'thề non, hẹn biển' và nên duyên vợ chồng.
Cung nữ Lê Thị Dinh là người đã cận kề bên Từ Cung Hoàng Thái Hậu đến lúc cuối đời.
Cung nữ Lê Thị Dinh là người đã cận kề bên Từ Cung Hoàng Thái Hậu đến lúc cuối đời.
'Tôi không biết thực tế cuộc sống hôn nhân của ông còn có người khác không nhưng ở trong cung thì chỉ có duy nhất bà Nam Phương Hoàng hậu là chính danh vợ vua. Còn không có một phi tần, mỹ nữ nào khác.
Bà hoàng hậu cũng 'quản lý' chuyện tình cảm của chồng rất chặt, không để ông yêu đương, lăng nhăng bên ngoài' - bà Tìm cho biết. Cũng bởi ít phi tần mà nội cung ngày đó cũng 'êm thấm', không có nhiều những cảnh các cung phi ghen ghét nhau hoặc ngày ngày ngóng chờ vua ban ân sủng.
Kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về vua Bảo Đại, bà Tìm không quên diễn tả lại hành động của ông và Nam Phương Hoàng hậu trong mỗi lần đến thăm Đức Từ Cung (mẹ vua).
Theo lời bà 'Trước khi hai vị bước vào phòng thường trêu đùa nhau, nhảy xoay tròn theo vũ điệu khiêu vũ của phương Tây. Ông Hoàng nhảy rất đẹp, ôm qua eo bà Hoàng và xoay cho đến cửa rồi chờ kẻ hầu mở cửa mới vào thăm mẹ'.
Trí nhớ của bà Tìm thì Bảo Đại là một ông vua hiền lanh, dễ tính. Mỗi lần ông đánh cờ, tóc mái xõa xuống, cung nữ quạt hầu khiến tóc ông bay vào mắt nhưng ông không trách mắng gì. Chỉ khi nào Nam Phương hoàng hậu cau mày thì người hầu mới hiểu và tránh quạt mạnh.
'Vua Bảo Đại có một sở thích ‘đặc biệt’ là hay ăn vặt. Các món ăn nhà vua thường ngự là: bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc. Còn bà Hoàng thì thích ăn bún, cháo hến… những món ăn mà các vị trong hoàng gia thường xì xầm là 'món ăn quê mùa của kẻ hạ dân'. Nhưng bà vẫn bỏ ngoài tai, sai kẻ hầu học cách nấu các món ăn đó' - bà Tìm cho hay.
Còn với bà Dinh, những ngày tháng làm cung nữ trong cung là quãng thời gian để lại trong bà nhiều kỷ niệm. Dù đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, nhưng bà Dinh vẫn nhớ như in công việc chốn hậu cung và tính cách, lối sống của từng ông Hoàng, bà chúa.
'Hồi đó, Đức Từ Cung rất thích đọc báo nên bắt đầu từ 11 giờ trưa, bộ Công dâng ba tờ Đông Pháp thời báo, một tờ cho đức vua Bảo Đại, một cho đức Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại) và tờ còn lại cho đức Tiên Cung (bà nội vua Bảo Đại).
Đọc báo, bao giờ Đức bà cũng hỏi 'Hôm ni tin tức có chi hay?'. Tôi báo lại một số tin tức nổi bật trong tờ báo cho Đức Bà. Đức Bà rất hay quan tâm đến cuộc sống của người dân và các hoạt động của người Pháp trên đất An Nam.
Có lần tôi đọc tin, cháy một loạt dãy nhà ở dọc bờ sông Hương, đoạn chợ Đông Ba, Đức Bà thốt lên 'Răng mà tội rứa, bây nói với ông Hoàng cấp cho họ một ít gạo để ăn' - bà Dinh nhớ lại.
Bà còn nói thêm, Đức Từ Cung theo đạo Phật nên mặt thuỗn dài, răng đen, sinh tuổi Canh Dần nên sống phúc đức, thương người lắm. Bà còn nhớ rõ ràng rằng, Đức Từ Cung thường thích nghe các bài như:
Vè thông tằm hát về Huyền Trân công chúa, vè bà Tùng Long, vịnh bà Triệu Ấu, bà huyện Thanh Quan, Phạm Công – Cúc Hoa, 10 bản nhạc Phật giáo. ..Đặc biệt, bà rất thích vịnh bà Triệu Ấu.
Bà bảo, có chính khí của bậc liệt nữ nước Nam, cung nữ phải theo đó mà học. Theo bà Dinh, Đức bà Từ Cung dẫu ngồi chót vót là đấng 'mẫu nghi thiên hạ' nhưng đâu tránh được nỗi buồn vui làm mẹ.
Đức Bà rất lo lắng  cho con cái hư hỏng, không lo 'an dân, trị quốc' mà chỉ biết suốt ngày hưởng lạc. Nhiều lần Bà lo đến nỗi 'ăn không ngon, ngủ không yên', tụng kinh niệm phật ròng rã hai ngày liền để cầu xin Phật tổ phù hộ cho hoàng gia.
'Đức Từ Cung sinh thời đức hạnh, ăn ở phúc đức vậy mà sinh đức Bảo Đại hư hỏng lắm!. Chuyện về vua Bảo Đại ăn chơi, đàng điếm thì khỏi bàn, nhưng nội triều và hậu cung biết cũng không dám hé răng nửa lời vì sợ bà Từ Cung buồn.
Thấy con suốt ngày chìm đắm trong hoan lạc, để cho người Pháp lộng hành, Đức Từ Cung buồn bã ra mặt' - bà Dinh kể.
Được biết có lần, Bảo Đại 'du hí' Sài Gòn thì gặp một cô con gái xinh đẹp của ông Trần Hữu Hà (một tài phiệt ở Sài Gòn thời đó – P.V). Thấy cô gái kiêu sa lại mang 'hơi hướng' Tây phương nên Bảo Đại ưng ngay và đòi đưa về làm vợ lẽ.
'Lúc đó, tôi nghe nói, các quan Lục bộ không chịu vì bà này theo Công giáo. Họ bèn kéo nhau vào hậu cung tâu sự việc lên Đức bà, nhờ can thiệp. Nghe xong, Đức Bà gật đầu không cho người con gái này giáp cung (nhập cung) cũng như không cho ra mắt quan văn võ, mà chỉ cho giáp đền (ở trong phủ ngoài cung điện – P.V)' – 1 trong những người cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn nhớ như in.
Câu chuyện về Đức Từ Cung dạy con được bà Dinh kể tiếp 'Trong những năm kề cận bên Đức Từ Cung, tôi thấy một lần Đức Bà buồn bã, tuyệt vọng đến mức không muốn sống trên cõi đời nữa. Đó là lần vua Bảo Đại lên Đà Lạt đánh bóng bàn rồi say mê bà vợ ông quan ba người Pháp.
Ông Hoàng 'tòm tem' với người này thì bị ông Quan ba dùng súng bắn bị thương ở chân. Đức bà nhận được hung tin, suốt ngày im lặng, bắt tôi đọc báo, kể chuyện ngày xưa cho khuây khoả.
Dù ngoài mặt, bà Từ Cung không nói nhưng ruột gan như đứt ra từng khúc'. Sau khi vua Bảo Đại được đưa về Huế điều trị vết thương, thương con, Đức Bà lại cho gọi nhà sư vào, lập đàn cầu an cho con.
Giữ lại đời cung nữ
Đã bao nhiêu năm trôi qua nhưng hai bà cung nữ xưa cũng chưa quên cái danh phận mình từng mang – Cung nữ. Trong câu chuyện với hai bà, tôi chợt nhận ra một điều 'kỳ lạ' là mỗi lần nhắc đến tên các vị trong Hoàng cung, hai người cung nữ lại chắp tay cúi đầu, kính cẩn.
Người nhà bà Tìm nói, đó là thói quen và cách ứng xử của bà suốt mấy chục năm nay. Dù gặp ai hay chào hỏi ai, bà đều cúi mình như vậy. Tôi hỏi bà Tìm, sau khi rời cung, dứt cái phận thị hầu cho Đức bà Từ Cung, có bao giờ trở lại chốn xưa không, đây với đó cách chỉ mấy bước chân.
Bà chậm rãi nói: 'Hoàng cung không còn ai trong đó nữa mà vô. Suốt đời an phận làm dân, mình có can dự vào chút đỉnh Hoàng triều thì cũng do số phận đẩy đưa, mình biết phận mình là đủ. Nhiều lúc cũng nhớ chốn xưa da diết, nhưng vào đó rồi cũng chỉ làm mình buồn nhớ thêm. Quá khứ đã qua thì nên cho nó trôi qua'.
Nghe lời bà nói, tôi nói rằng cuộc đời những người cung nữ cần được lưu giữ lại để cho hậu thế sau này biết các tiền nhân ngày trước đã sống thế nào, để có cái nhìn minh xác về lịch sử.
Vua Tự Đức chẳng phải đã có hai câu 'Đập cổ kính ra tìm lấy bóng/ Xếp tàn y lại để dành hơi' đó sao? Bà Tìm im lặng thở dài rồi hướng ánh mắt xa xăm về phía Thành nội mưa giăng kín.
Còn bà Dinh thì nói 'Năm ngoái, có một nhóm khách người Nhật Bản ghé thăm phủ đệ nhà tôi. Họ luôn hỏi tôi về triều đình nhà Nguyễn, về vua Bảo Đại, sở thích của nhà vua và công việc của cung nữ thực sự như thế nào? Nhưng năm nay thì không thấy ai ghé về nữa...'.
Hình ảnh Đêm hoàng cung của Huế với các cung nữ (những sinh viên đóng vai) pha trà, rót nước, nói chuyện... trong tà áo dài đã không còn lạ trong mắt du khách khi đến Huế... Thế nhưng điều mà du khách chiêm ngưỡng vẫn chỉ là những gì người ta dựng lại.
Còn người cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn vẫn sống thật ở đời chẳng ai biết? Tấm màn lịch sử của các cung nữ thời xưa vẫn chưa được vén lên sau gần trăm năm chìm trong Tử Cấm Thành.
Theo nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan, người có nhiều công trình nghiên cứu về Huế và các 'bí sử' trong thâm cung triều Nguyễn thì 'Cung nữ trong cung có hai loại danh phận nhưng đều là những người hầu hạ vua và gia đình nhà vua.
Thứ nhất đó là những người con gái còn trinh, được vua tuyển vào để có quan hệ hôn nhân với vua. Thứ hai là được tuyển vào để hầu hạ cho gia đình vua, được gọi là cung nữ hay thị nữ, phục vụ việc vặt như quạt, têm trầu, đấm bóp. Do họ là những người không có địa vị trong xã hội phong kiến ngày xưa nên rất ít tài liệu ghi chép về họ'.
Theo ông Phan thì cuộc đời những người cung nữ chốn hậu cung là đề tài đã tốn không ít giấy mực của báo chí và các nhà nghiên cứu lịch sử; nhưng để hiểu rõ tường tận cuộc sống đó không phải là dễ bởi họ có một quy định là:
'Những điều mắt thấy, tai nghe trong chốn hậu cung không được lưu truyền ra ngoài. Sống để dạ, chết mang theo là quy tắc mà các cung nữ phải học thuộc lòng từ những ngày đầu nhập cung'.
Ông Phan cũng cho rằng, cần có phương án để lưu giữ lại những 'cuộc đời cung nữ' một cách sinh động và chân thật nhất.
'Thay vì nghành du lịch Huế khoác lên bộ áo giả chốn thâm cung cho các diễn viên trong Đêm hội Hoàng cung hay những sự kiện lịch sử khác thì chính những con người của một thời như: bà Dinh, bà Tìm sẽ là đặc sản của ngành du lịch Huế.
Chỉ cần các bà ngồi đó, mặc áo dài như cung nữ, pha trà và kể lại một vài câu chuyện, sinh hoạt trong cung ngày xưa. Vậy thôi cũng đủ hấp dẫn du khách rồi. Bởi lẽ người dân thường vẫn luôn tò mò: Vua ăn món gì nhỉ? Có phải toàn là những món sơn hào hải vị không?...
Tất cả những gì liên quan đến vua chúa, dù là những điều đời thường nhất cũng sẽ là chuyện hay rồi' ông Phan nói. Và đến nay những bí ẩn cung cấm chỉ còn sót lại vài người thấu hiểu, trong đó có 2 người cung nữ già nua nói trên.

  • Nam Dương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét