Thời đó có bài "Vịnh chuồng cọp" để ám chỉ "bạo chúa miền Trung" Ngô Đình Cẩn: "...Một kiếp tàn hung hùm xám đó/ Muôn dân ghê rợn ác ôn này".
Thủ đoạn lập dự án tổ chức hoạt động tại Trung phần và Cao nguyên của Ngô Đình Cẩn cũng đã toại nguyện. Vì vậy mà nhiều người nhìn thấy Cẩn vui và ra chiều hoan hỉ lắm. Cẩn đã hạ lệnh cho đám tay chân tổ chức yến tiệc, chụm đầu với đám thuộc hạ thân tín để bàn mưu tính kế cho bước đường hoạt động tiếp theo, vẽ bản đồ để mở rộng địa bàn cai trị, và cũng từ đây, vai trò "cố vấn tối cao tại miền Trung" của Cẩn bắt đầu phủ trùm lên tất cả các cơ quan, đoàn thể đóng trên dải đất miền Trung khắc nghiệt với vô vàn tội ác dã man.
Với tư cách là "Bạo chúa miền Trung", Cẩn sở hữu trong tay quân đội, cảnh sát, mật vụ, vũ khí, nhà giam, văn phòng, trụ sở… Bên cạnh "ông cố vấn" còn có cả bộ máy chính trị của đảng Cần Lao miền Trung do Cẩn làm thủ lĩnh. Tất cả bộ máy và sự hoạt động ở khu vực Trung phần này đều nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền Sài Gòn và Cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu.
Cẩn đã sử dụng rất nhiều tên lưu manh, gian ác để làm việc trong hệ thống mật vụ của mình. Bọn này theo lệnh Cẩn có thể theo dõi tất cả mọi người, mọi giới, mọi ngành kể cả đó là tướng tá đương chức của quân đội hay cảnh sát quốc gia… Những tên mật vụ này đã cậy thế của Cẩn để thỏa sức thực hiện chuyện khủng bố, ám sát, bắt bớ, cưỡng đoạt tài sản của bất cứ người dân nào mà chúng muốn.
Đối với người dân sinh sống trong vùng từ bờ Nam sông Bến Hải (Vĩ tuyến 17) vào cho đến Rừng Lá (Bình Thuận) đều phải chịu sự cai trị và dòm ngó của Cẩn. Đối với các hạng công chức từ tỉnh trưởng, quận trưởng, cho đến trưởng nha, trưởng ty, trưởng phòng… Ngô Đình Cẩn đều có quyền lựa chọn, cất nhắc hoặc là bãi miễn mà không cần xem xét đến tài năng, quá trình cống hiến, đảng phái chính trị hay tôn giáo đang tham gia mà chỉ dựa vào mức độ tình cảm, của cải đút lót, những người bà con cùng họ đạo ở giáo xứ Phủ Cam, gia đình và những ai khôn khéo luồn lách để lấy được thiện cảm và tình thương của "ông cậu".
Rên xiết trước những hành vi bạo ngược và hành động bạo tàn của "Bạo chúa miền Trung" Ngô Đình Cẩn, đương thời, đã có rất nhiều người dùng các loại hình nghệ thuật truyền miệng để đả kích, trong đó có bài "Vịnh chuồng cọp" để ám chỉ "ông cậu" như sau: "Kìa xem chú cọp vẻ vang thay/ Sảnh rộng thềm cao ngự bấy nay/ Một kiếp tàn hung hùm xám đó/ Muôn dân ghê rợn ác ôn này/ Chầu hầu bao kẻ khôn gần mặt/ Thăm viếng nào ai dám bắt tay/ Mưa gió lầm than đâu đấy mặc/ Phòng riêng mộng ấm, tháng năm chày"…
Ngoài những việc làm ác nhân, thất đức, những thủ đoạn hết sức nham hiểm của Cẩn cùng bọn chó săn, mật vụ ở Trung phần và Cao nguyên, lúc bấy giờ, có không ít người còn phải rên xiết trước sự tàn độc của một người đàn bà thường hay xuất hiện bên cạnh "Bạo chúa miền Trung" Ngô Đình Cẩn. Người đàn bà đó tên là Nguyễn Thị Sách (những người trong gia đình Cẩn thường gọi là Bạch - NV) nhưng người dân xứ Huế thì gọi bà ta bằng một cái tên khác là Luyến.
Luyến là con gái của bà Phạm Thị Bích (chị ruột bà Phạm Thị Thân - tức là chị con bà dì ruột của anh em Diệm). Nguyễn Thị Sách có chồng là ông Nguyễn Văn Luyến, một người đàn ông xấu trai, khuôn mặt có phần ngờ nghệch với môi dưới chìa ra. Người đời kể lại rằng, ông Luyến là người biết an phận thủ thường nên rất hiền lành, chất phác. Ông này làm nghề đi bỏ rượu lẻ cho hàng quán trong vùng để kiếm hoa hồng sinh sống, nuôi con. Vợ chồng ông Luyến có với nhau 3 đứa con, được đặt tên thứ tự là: Ngãi, Ái, Tình.
Có chồng, có con, nhưng phần lớn thời gian bà ta lại sinh sống trong nhà Ngô Đình Cẩn. Vì có quan hệ chị em bạn dì, nên từ những năm tháng anh em nhà họ Ngô Đình còn chạy đôn, chạy đáo chờ thời, Út Cẩn còn say đá gà, câu cá, thì Luyến đã đến ở trong nhà Cẩn để làm người quản gia.
Theo như lời thuật lại của ông Đỗ Mậu - một con người đầy duyên nợ với gia đình họ Ngô thì lúc xưa Luyến chỉ là một người đàn bà nghèo hèn, quê mùa, lam lũ, quanh năm suốt tháng chỉ đi chân đất, trên mình chỉ vận áo nâu với quần đen, lủi thủi ra vào dưới mái nhà quạnh quẽ để hầu hạ bà dì ruột của mình là "mệ cố" Phạm Thị Thân - người đã sinh ra anh em Ngô Đình Cẩn. Ấy vậy mà, từ khi Ngô Đình Diệm có quyền, Cẩn trở thành "cố vấn đặc biệt ở miền Trung", thì người trong, kẻ ngoài ai cũng thấy được sự lột xác thay hình một cách trơ trẽn của bà ta.
Người đàn bà quê kệch ấy mới ngày một ngày hai đã sai bảo người này người kia trong nhà với giọng điệu của một kẻ ăn trên, ngồi trốc. Tuyệt nhiên dưới mái nhà nhiều năm hiu quạnh, bỗng một ngày trở thành dinh thự chốn công đường kia, ai cũng phải "thưa bà", "bẩm bà". Người ta cũng bắt đầu thấy bà ta ăn diện một cách kệch cỡm, chân đi guốc hoa, quần là áo lượt, trên người đủ loại vòng vàng, nhẫn ngọc…
Mặc dù Luyến không có bất cứ một chức tước nào nhưng vì sinh sống chung trong gia đình Ngô Đình Cẩn nên bà ta cũng nắm quyền sinh sát trong tay. Ai đó làm trái ý bà ta, chỉ cần bà ta ca thán với ông Cẩn là cầm chắc người ấy phải "lên bờ xuống ruộng". Vì lẽ đó mà lúc bấy giờ ở Trung phần và Cao nguyên, viên chức chính quyền, tướng tá quân đội, cảnh sát quốc gia… đều phải cung kính, xu nịnh và đút lót cho bà ta để mua lấy sự bình yên. Những việc làm và cách hành xử với mọi người xung quanh của bà ta ghê gớm đến mức mà người dân xứ Huế hồi ấy đã đặt cho bà ta cái hỗn danh là "Đệ nhất phu nhân cố vấn miền Trung".
Có một chuyện mà cho đến sau này vẫn có nhiều người không biết, đó là chuyện bà ta thường xuyên tằng tịu, ăn nằm với Ngô Đình Cẩn và kết quả của câu chuyện tình của hai chị em bạn dì ruột này là bà ta đã sinh ra 3 người con. Tất nhiên là cả 3 người con này đều phải lấy họ của ông chồng chính danh Nguyễn Văn Luyến để làm họ của mình.
Ba người con của Cẩn với chị em bạn dì là Nguyễn Thị Oai, Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Văn Liêm (Thanh và Liêm là hai anh em sinh đôi). Cả 3 người con này đều có khuôn mặt và dáng đi rất giống với Ngô Đình Cẩn. Vì vậy mà sau này, người nhà họ Nguyễn và họ Ngô vẫn thường cật vấn ông Luyến rằng: "Vì răng mấy đứa nhỏ giống Út Cẩn rứa?". Ông Luyến là một con người chất phác, thật thà, nên mỗi khi được hỏi, ông thường hồn nhiên trả lời: "Bao nhiêu năm ni mụ nớ (đó) có cho tui mần ăn chi mô mà bảo mấy đứa nớ giống tui…".
Nhiều người có thế lực ở Huế sau này kể lại rằng: Vì chuyện ăn nằm với Cẩn có đến 3 mặt con nên quyền hành của bà ta lúc bấy giờ không khác chi Cẩn. Luyến cũng là một con người đã gây ra không biết bao nhiêu điều đắng cay, chua xót cho người dân xứ Huế thông qua bàn tay của "Bạo chúa miền Trung". Trước những việc làm trái ngược đó, đương thời, người dân xứ Huế có mấy câu vè để nguyền rủa bà ta như sau: "Mụ Luyến, thằng Thuyết (một kẻ hầu hạ của Ngô Đình Cẩn), một lũ ác ôn/ Giết chết không hồn, ô hô thằng Cẩn/ Ngày tàn đến nơi không đất mà chôn”…
Theo nữ tu Trương Thị Lý và bà Nguyễn Thị Huê thì sau cuộc đảo chính lật đổ chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm ngày 1/11/1963, Luyến đã đưa các con của mình vào Sài Gòn sinh sống ở một con hẻm nhỏ nằm phía sau khu chợ Tân Định. Nguyễn Thị Oai nay đã chết, Nguyễn Văn Thanh đang định cư tại Hoa Kỳ, Nguyễn Văn Liêm vẫn sống ở phía sau chợ Tân Định. “Đệ nhất phu nhân cố vấn miền Trung” chết năm 1996 tại nhà của Liêm.
Chuyện Ngô Đình Cẩn ăn nằm có con với Luyến không những bị bà con họ hàng bên ngoại, bên nội, dân họ đạo ở giáo xứ Phủ Cam bàn tán, chửi rủa mà ngay cả ông Ma Duyệt là một người đầy tớ lâu năm, hết mực trung thành với gia đình ông Ngô Đình Khả, một người rất ít nói chỉ biết cung cúc làm những công việc bổ cau, têm trầu, nấu nước chè xanh, chăm lo quét dọn bàn thờ, kị giỗ cho gia đình Cẩn, lo cơm nước mỗi khi Diệm về Huế thăm gia đình. Một con người như vậy mà cũng không thể im lặng trước những việc làm vô liêm sỉ của Cẩn và mụ Luyến. Ông Ma Duyệt đã đem chuyện hú hí của Cẩn với Luyến ngay trong nhà thờ ông Ngô Đình Khả để trình với cha xứ Phủ Cam. Chuyện này có người nghe được và tâu lại với Ngô Đình Cẩn và Luyến làm Cẩn điên tiết nổi đóa tam bành.
Cẩn đã triệu tập ngay tại nhà riêng một cuộc họp khẩn cấp gồm có ông tỉnh trưởng Thừa Thiên, thẩm phán, cảnh sát… để xử tử Ma Duyệt vì dám xúc phạm đến phẩm hạnh và uy danh của "ông cố vấn chính trị miền Trung". Thế nhưng, những thành viên tham gia cuộc họp ấy đã không tán thành vì họ không biết phải ghép tội thế nào cho ông Ma Duyệt. Tuy nhiên, sau cuộc họp ấy, Cẩn vẫn âm thầm ra lệnh cho thuộc hạ của mình thi hành bản án tử hình đối với Ma Duyệt.
Vào một buổi chiều xứ Huế sụt sùi mưa bay, Cẩn hạ lệnh cho tay chân bắt Ma Duyệt trói lại bỏ vào trong bao bố mang ra cầu Bạch Hổ thả xuống sông Hương. Nhưng ơn trời là số ông Ma Duyệt chưa chết, vì người thi hành việc thả Ma Duyệt xuống sông Hương cũng là một người tỏ tường mọi việc làm tày trời của Cẩn và Luyến, nên đã báo trước cho Ma Duyệt biết để lận theo trong mình một con dao sắc, khi bị thả xuống sông thì tìm cách rạch bao bố để thoát thân. Ma Duyệt thoát ra khỏi bao bố, lặn thật sâu, bơi qua phía bờ bên kia rồi tìm cách bí mật vào Sài Gòn để trình báo sự việc với những người trong gia đình ông Cẩn. Nghe xong, ông Diệm đã cho giữ Ma Duyệt lại để lo việc cơm nước trong dinh Tổng thống.
Sau này, khi anh em ông Diệm bị tướng Dương Văn Minh đảo chính. Ông Ma Duyệt đã tìm đường quay lại Huế và sống ở dốc Mân Côi gần nhà thờ chánh tòa Phủ Cam và chỉ cách ngôi nhà của Cẩn vài trăm mét. Sau năm 1975, Ma Duyệt đưa cả gia đình đi vùng kinh tế mới ở Buôn Ma Thuột để làm ăn, vài năm sau ông Duyệt bị bệnh và mất ở vùng đất cao nguyên này.
Đối với xã hội, Ngô Đình Cẩn xếp những gia đình có chồng, con, anh em đi tập kết hoặc lên chiến khu, những trí thức, văn nghệ sĩ, tăng ni phật tử, những người có tư duy tiến bộ chống lại sự hà khắc, vô nhân đạo của "bạo chúa miền Trung" vào diện "Cộng sản nằm vùng" cần phải xử lý triệt để. Có thể bị giết hoặc buộc phải ký giấy ly hôn và phải lấy người phía "quốc gia" hoặc bị giam cầm cho đến chết. Cẩn dùng chính sách khủng bố "tố Cộng", "diệt Cộng", với những khẩu hiệu thâm độc như "tát nước bắt cá", "khuấy nước đọng bùn".
Với chính sách này, suốt dải đất miền Trung đã có hàng nghìn người đã bị tay chân của Cẩn bắt giam hoặc giết hại. Riêng ở Thừa Thiên từ tháng 8/1954 đến tháng 10/1958, chúng đã mở 53.710 lớp học tố Cộng với 230.977 người tham gia học tập, mở 314 lớp chỉnh huấn, bắt 2.907 cán bộ đảng viên phải học tập, 3.658 cán bộ đảng viên bị tố giác và bị bắt. Đó là thời kỳ máu lửa "Chỉ trong 2 năm chúng đã triệt hạ gần hết cấp ủy Thừa Thiên Huế, ở Quảng Nam, Quảng Trị cán bộ bị bắt cũng rất nhiều… có những người sau khi bị bắt đã đầu hàng chuyển sang hợp tác với địch để chống lại phong trào cách mạng, vì vậy trong thời điểm này quần chúng hết sức hoang mang.
Những chiến sĩ cách mạng đấu tranh cho hòa bình, thống nhất nước nhà, những cán bộ cách mạng nằm vùng bám dân, những nhà hoạt động tình báo chiến lược… nếu chẳng may sa vào tay Ngô Đình Cẩn thì chắc chắn phải trải qua một cuộc hành trình đến với các lò tra tấn hết sức man rợ để chúng tra khảo, khai thác như: lao xá Ty Công an Thừa Thiên, lầu Hòa Bình, Trại Tòa Khâm, Trại Thừa Phủ, nhà giam của sở Vôi Long Thọ, Đồn Mang Cá nhỏ và cuối cùng là tử ngục Chín Hầm.
Nguyễn Thị Sách (Ảnh chụp năm 1988 tại Sài Gòn). |
Người đàn bà quê kệch ấy mới ngày một ngày hai đã sai bảo người này người kia trong nhà với giọng điệu của một kẻ ăn trên, ngồi trốc. Tuyệt nhiên dưới mái nhà nhiều năm hiu quạnh, bỗng một ngày trở thành dinh thự chốn công đường kia, ai cũng phải "thưa bà", "bẩm bà". Người ta cũng bắt đầu thấy bà ta ăn diện một cách kệch cỡm, chân đi guốc hoa, quần là áo lượt, trên người đủ loại vòng vàng, nhẫn ngọc…
Mặc dù Luyến không có bất cứ một chức tước nào nhưng vì sinh sống chung trong gia đình Ngô Đình Cẩn nên bà ta cũng nắm quyền sinh sát trong tay. Ai đó làm trái ý bà ta, chỉ cần bà ta ca thán với ông Cẩn là cầm chắc người ấy phải "lên bờ xuống ruộng". Vì lẽ đó mà lúc bấy giờ ở Trung phần và Cao nguyên, viên chức chính quyền, tướng tá quân đội, cảnh sát quốc gia… đều phải cung kính, xu nịnh và đút lót cho bà ta để mua lấy sự bình yên. Những việc làm và cách hành xử với mọi người xung quanh của bà ta ghê gớm đến mức mà người dân xứ Huế hồi ấy đã đặt cho bà ta cái hỗn danh là "Đệ nhất phu nhân cố vấn miền Trung".
Có một chuyện mà cho đến sau này vẫn có nhiều người không biết, đó là chuyện bà ta thường xuyên tằng tịu, ăn nằm với Ngô Đình Cẩn và kết quả của câu chuyện tình của hai chị em bạn dì ruột này là bà ta đã sinh ra 3 người con. Tất nhiên là cả 3 người con này đều phải lấy họ của ông chồng chính danh Nguyễn Văn Luyến để làm họ của mình.
Ba người con của Cẩn với chị em bạn dì là Nguyễn Thị Oai, Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Văn Liêm (Thanh và Liêm là hai anh em sinh đôi). Cả 3 người con này đều có khuôn mặt và dáng đi rất giống với Ngô Đình Cẩn. Vì vậy mà sau này, người nhà họ Nguyễn và họ Ngô vẫn thường cật vấn ông Luyến rằng: "Vì răng mấy đứa nhỏ giống Út Cẩn rứa?". Ông Luyến là một con người chất phác, thật thà, nên mỗi khi được hỏi, ông thường hồn nhiên trả lời: "Bao nhiêu năm ni mụ nớ (đó) có cho tui mần ăn chi mô mà bảo mấy đứa nớ giống tui…".
Nhiều người có thế lực ở Huế sau này kể lại rằng: Vì chuyện ăn nằm với Cẩn có đến 3 mặt con nên quyền hành của bà ta lúc bấy giờ không khác chi Cẩn. Luyến cũng là một con người đã gây ra không biết bao nhiêu điều đắng cay, chua xót cho người dân xứ Huế thông qua bàn tay của "Bạo chúa miền Trung". Trước những việc làm trái ngược đó, đương thời, người dân xứ Huế có mấy câu vè để nguyền rủa bà ta như sau: "Mụ Luyến, thằng Thuyết (một kẻ hầu hạ của Ngô Đình Cẩn), một lũ ác ôn/ Giết chết không hồn, ô hô thằng Cẩn/ Ngày tàn đến nơi không đất mà chôn”…
Theo nữ tu Trương Thị Lý và bà Nguyễn Thị Huê thì sau cuộc đảo chính lật đổ chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm ngày 1/11/1963, Luyến đã đưa các con của mình vào Sài Gòn sinh sống ở một con hẻm nhỏ nằm phía sau khu chợ Tân Định. Nguyễn Thị Oai nay đã chết, Nguyễn Văn Thanh đang định cư tại Hoa Kỳ, Nguyễn Văn Liêm vẫn sống ở phía sau chợ Tân Định. “Đệ nhất phu nhân cố vấn miền Trung” chết năm 1996 tại nhà của Liêm.
Chuyện Ngô Đình Cẩn ăn nằm có con với Luyến không những bị bà con họ hàng bên ngoại, bên nội, dân họ đạo ở giáo xứ Phủ Cam bàn tán, chửi rủa mà ngay cả ông Ma Duyệt là một người đầy tớ lâu năm, hết mực trung thành với gia đình ông Ngô Đình Khả, một người rất ít nói chỉ biết cung cúc làm những công việc bổ cau, têm trầu, nấu nước chè xanh, chăm lo quét dọn bàn thờ, kị giỗ cho gia đình Cẩn, lo cơm nước mỗi khi Diệm về Huế thăm gia đình. Một con người như vậy mà cũng không thể im lặng trước những việc làm vô liêm sỉ của Cẩn và mụ Luyến. Ông Ma Duyệt đã đem chuyện hú hí của Cẩn với Luyến ngay trong nhà thờ ông Ngô Đình Khả để trình với cha xứ Phủ Cam. Chuyện này có người nghe được và tâu lại với Ngô Đình Cẩn và Luyến làm Cẩn điên tiết nổi đóa tam bành.
Cẩn đã triệu tập ngay tại nhà riêng một cuộc họp khẩn cấp gồm có ông tỉnh trưởng Thừa Thiên, thẩm phán, cảnh sát… để xử tử Ma Duyệt vì dám xúc phạm đến phẩm hạnh và uy danh của "ông cố vấn chính trị miền Trung". Thế nhưng, những thành viên tham gia cuộc họp ấy đã không tán thành vì họ không biết phải ghép tội thế nào cho ông Ma Duyệt. Tuy nhiên, sau cuộc họp ấy, Cẩn vẫn âm thầm ra lệnh cho thuộc hạ của mình thi hành bản án tử hình đối với Ma Duyệt.
Vào một buổi chiều xứ Huế sụt sùi mưa bay, Cẩn hạ lệnh cho tay chân bắt Ma Duyệt trói lại bỏ vào trong bao bố mang ra cầu Bạch Hổ thả xuống sông Hương. Nhưng ơn trời là số ông Ma Duyệt chưa chết, vì người thi hành việc thả Ma Duyệt xuống sông Hương cũng là một người tỏ tường mọi việc làm tày trời của Cẩn và Luyến, nên đã báo trước cho Ma Duyệt biết để lận theo trong mình một con dao sắc, khi bị thả xuống sông thì tìm cách rạch bao bố để thoát thân. Ma Duyệt thoát ra khỏi bao bố, lặn thật sâu, bơi qua phía bờ bên kia rồi tìm cách bí mật vào Sài Gòn để trình báo sự việc với những người trong gia đình ông Cẩn. Nghe xong, ông Diệm đã cho giữ Ma Duyệt lại để lo việc cơm nước trong dinh Tổng thống.
Sau này, khi anh em ông Diệm bị tướng Dương Văn Minh đảo chính. Ông Ma Duyệt đã tìm đường quay lại Huế và sống ở dốc Mân Côi gần nhà thờ chánh tòa Phủ Cam và chỉ cách ngôi nhà của Cẩn vài trăm mét. Sau năm 1975, Ma Duyệt đưa cả gia đình đi vùng kinh tế mới ở Buôn Ma Thuột để làm ăn, vài năm sau ông Duyệt bị bệnh và mất ở vùng đất cao nguyên này.
Nhiều người dân bị tra xét để tống giam. |
Với chính sách này, suốt dải đất miền Trung đã có hàng nghìn người đã bị tay chân của Cẩn bắt giam hoặc giết hại. Riêng ở Thừa Thiên từ tháng 8/1954 đến tháng 10/1958, chúng đã mở 53.710 lớp học tố Cộng với 230.977 người tham gia học tập, mở 314 lớp chỉnh huấn, bắt 2.907 cán bộ đảng viên phải học tập, 3.658 cán bộ đảng viên bị tố giác và bị bắt. Đó là thời kỳ máu lửa "Chỉ trong 2 năm chúng đã triệt hạ gần hết cấp ủy Thừa Thiên Huế, ở Quảng Nam, Quảng Trị cán bộ bị bắt cũng rất nhiều… có những người sau khi bị bắt đã đầu hàng chuyển sang hợp tác với địch để chống lại phong trào cách mạng, vì vậy trong thời điểm này quần chúng hết sức hoang mang.
Những chiến sĩ cách mạng đấu tranh cho hòa bình, thống nhất nước nhà, những cán bộ cách mạng nằm vùng bám dân, những nhà hoạt động tình báo chiến lược… nếu chẳng may sa vào tay Ngô Đình Cẩn thì chắc chắn phải trải qua một cuộc hành trình đến với các lò tra tấn hết sức man rợ để chúng tra khảo, khai thác như: lao xá Ty Công an Thừa Thiên, lầu Hòa Bình, Trại Tòa Khâm, Trại Thừa Phủ, nhà giam của sở Vôi Long Thọ, Đồn Mang Cá nhỏ và cuối cùng là tử ngục Chín Hầm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét