Tàu Hải cảnh Trung Quốc hung hãn nã vòi rồng công suất lớn ngăn cản tàu của cơ quan chức năng Việt Nam thực thi nhiệm vụ trong vùng biển Việt Nam nơi giàn khoan 918 hạ đặt trái phép. |
Thục D. Phạm, một nhà nghiên cứu về Biển Đông tại Học viện Ngoại giao Việt Nam ngày 5/8 có bài phân tích trên tờ EuraAsia Review, việc Trung Quốc bất ngờ rút giàn khoan 981 sau 2 tháng hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, sớm hơn 1 tháng so với tuyên bố ban đầu của họ đã khiến các nhà quan sát đặt câu hỏi tại sao và Trung Quốc sẽ làm những gì tiếp theo?
Lý do đầu tiên là sự bền bỉ và hết sức kiềm chế của Việt Nam. Trong khi Trung Quốc sử dụng mọi thủ đoạn sách nhiễu mạnh mẽ trên biển thì các biện pháp hòa bình nhưng kiên quyết của Việt Nam đã chỉ ra rằng Việt Nam sẽ không lùi bước. Việt Nam đã có thể thu hút sự chú ý của khu vực và quốc tế với cuộc khủng hoảng, và do đó đã tranh thủ được sự hỗ trợ từ bên ngoài tạo sự gắn kết gây áp lực buộc Trung Quốc xuống thang, làm dịu căng thẳng.
Thứ hai, liên quan chặt chẽ đến phản ứng của Việt Nam là phản ứng nhanh chóng và mạnh mẽ của cộng đồng khu vực và thế giới. Mỹ, Nhật Bản, Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu, G-7 đã lặp lại mối quan ngại và kêu gọi các bên kiềm chế. Trong khi ASEAN đã triệu tập một cuộc họp Ngoại trưởng đặc biệt và thông qua tuyên bố chung hôm 9/5 kêu gọi một giải pháp hòa bình cho vụ việc.
Dường như Trung Quốc đã bất ngờ trước những phản ứng này khi thấy rằng chiêu thử nghiệm để nắn gân Mỹ, ASEAN và những nước khác của họ đã không mang lại kết quả như mong muốn. Trong khi phản ứng của khu vực và quốc tế không cho thấy họ hoàn toàn đứng về phía Việt Nam trong vấn đề Biển Đông, nhưng họ đã gửi một tín hiệu rõ ràng không chấp nhận với hành vi đơn phương khiêu khích của Trung Quốc. Nhận thức của thế giới về Trung Quốc đã thay đổi theo chiều hướng xấu.
Và giống như bất kỳ quốc gia nào, Trung Quốc cũng có nỗi sợ hãi của riêng mình khi leo thang căng thẳng như học giả Alexander Vuving từ APCSS tại Honolulu bình luận.
Thứ ba là lý do cơ bản về công nghệ và kinh tế. Về mặt công nghệ, giàn khoan 981 của Trung Quốc thường cần 90 ngày kể từ ngày hoạt động ổn định để có thể thu thập được các mẫu phân tích. Ngoài ra việc duy trì hoạt động của giàn khoan và hạm đội tàu hộ tống ngốn của Trung Quốc hơn nửa triệu USD mỗi ngày, theo các chuyên gia trong lĩnh vực dầu khí. Duy trì hoạt động trái phép của 981 trong vùng biển Việt Nam là việc làm quá tốn kém.
Trung Quốc sẽ làm gì tiếp theo?
Đầu tiên và quan trọng nhất theo học giả Devarshi Mukhoaphdyay, Trung Quốc cần phải khôi phục lại mối quan hệ song phương với Việt Nam đã bị đẩy xuống mức thấp nhất kể từ khi xảy ra vụ 981. Cuộc khủng hoảng giàn khoan 981 căng thẳng nhất, kéo dài nhất giữa 2 nước kể từ cuộc Chiến trnah Biên giới 1979. Nếu Trung Quốc muốn cho thấy họ nghiêm túc trong việc nuôi dưỡng quan hệ tốt với láng giềng, thì cải thiện quan hệ với Việt Nam là bước đi hợp lý đầu tiên.
Tàu Kiểm ngư Việt Nam bị tàu Trung Quốc bắn vòi rồng vỡ cả thiết bị, cửa kính. |
Thứ hai là sự kỳ vọng rằng Trung Quốc sẽ tham gia hợp tác nghiêm túc, chặt chẽ vỡi ASEAN thực hiện hiệu quả DOC và sớm kết thúc đàm phán, ký kết COC. Hành động của Trung Quốc đối với Philippines và gây ra vụ 981 với Việt Nam vừa qua cho thấy Trung Quốc ít coi trọng các nỗ lực của ASEAN xây dựng một cơ cấu kiểm soát tranh chấp ở Biển Đông trong khi ASEAN nhận được sự đảm bảo và công nhận quốc tế giữ vai trò động lực cho các kiến trúc an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương.
Cải thiện quan hệ với ASSEAN sẽ chỉ có lợi cho Trung Quốc và nơi tốt nhất Bắc Kinh có thể bắt đầu là tạo được sự đồng thuận với các nước ASEAN về DOC và COC.
Tuy nhiên những kỳ vọng này có thể không có căn cứ bởi sau khi rút giàn khoan 981, Bắc Kinh vẫn không loại trừ khả năng nó sẽ quay trở lại Biển Đông một lần nữa. Học giả Greg Poling từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế CSIS cho rằng, việc Trung Quốc rút giàn khoan 981 không đại diện cho một sự thay đổi chiến lược trong cách tiếp cận của họ. Đó là lựa chọn chiến thuật tốt nhất của họ để giảm thiểu căng thẳng trước mắt, không phải giảm leo thang vĩnh viễn.
Muốn đảo ngược xu hướng này, bản thân Trung Quốc cần phải chuyển giàn khoan 981 thành công cụ hợp tác chứ không phải một thứ "vũ khí chiến lược" hay "lãnh thổ quốc gia di động", làm việc cùng với ASEAN và các bên tranh chấp về các dự án phát triển chung được các bên cùng xác định và đồng ý.
Độc giả Hồ Huy Anh đã đặt câu hỏi hoài nghi ngay trên EurAssia Review, Trung Quốc liệu có thể tin cậy dược với sự ra mắt của 50 ngàn vũ khí chiến lược trên Biển Đông là những tàu cá hiện đại được gắn định vị vệ tinh Bắc Đẩu trong khi giàn khoan 981 được xem như "vũ khí chiến lược, lãnh thổ quốc gia di động" hay không?
Đâu mới là tính toán thực sự của Trung Quốc?
Cũng trên trang EurAsia Review ngày 5/8, ông Nguyễn Tâm Chiến, Chủ tịch hội hữu nghị Việt Nam - Hoa Kỳ có bài phân tích, trò chơi giàn khoan 981 của Trung Quốc luôn có nhiều mục đích. Đầu tiên nó nằm trong chương trình dài hạn của Bắc Kinh hòng thay đổi hiện trạng cuối cùng tiến đến độc chiếm Biển Đông thành ao nhà.
Thứ hai, nó được đính toán để nắn gân Mỹ, Nhật Bản về khả năng phản ứng trong thời điểm nhạy cảm khi Tổng thống Obama vừa kết thúc chuyến thăm châu Á cũng như cách thức trục chiến lược của Mỹ sẽ vận hành ra sao.
Thứ ba, vụ 981 tạo thành một thách thức trực tiếp xem các thành viên ASEAN phản ứng ra sao trong giai đoạn đang bàn về bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông COC.
Thứ 4, đó là chiến thuật "giết gà dọa khỉ" của Trung Quốc, có nghĩa là qua vụ 981 Trung Quốc muốn phát đi tín hiệu rằng họ sẽ không có bất kỳ nhượng bộ nào tren vùng biển (Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp với Nhật Bản và các nước ASEAN khác.
Thứ năm, như trong quá khứ Trung Quốc đã cố gắng sử dụng tàu dân sự khiêu khích tàu Việt Nam vào các hoạt động quân sự để có thể bù lu bù loa lên rằng Việt Nam "tấn công tàu Trung Quốc trước" hay "Việt Nam xâm lược Trung Quốc".
Nếu điều này xảy ra một lần nữa, sau đó Trung Quốc sẽ tận dụng lợi thế quân sự của mình leo thang cuộc xung đột để hiện thực hóa tham vọng kiểm soát hoàn toàn Biển Đông.
Cuối cùng và quan trọng không kém là các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn nâng cao chủ nghĩa dân tộc để hướng sự chú ý của dư luận ra khỏi hoàn cảnh nội bộ không mấy thuận lợi hiện nay như nền kinh tế phát triển hcamaj chạp hơn và tham nhũng đang lan tràn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét