Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên tại cuộc họp báo chiều 7.4 về quan hệ Việt - Mỹ và ưu tiên của chính quyền Tổng thống Obama đối với Việt Nam, ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa John McCain nói rằng cả Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton “đều tâm huyết tiếp tục cải thiện quan hệ hai nước”.
* Cảm nhận của ông khi trở lại Việt Nam lần này?
Ông McCain tại cuộc họp báo chiều 7.4 tại Hà Nội - Ảnh: Trường Sơn
- Trong 15 năm qua tôi đã đến Việt Nam nhiều lần, và dịp trở lại này gợi cho tôi nhớ về những tiến bộ phi thường mà Việt Nam đã đạt được trong những năm gần đây. Đói nghèo đã giảm nhanh chóng, thương mại đang gia tăng, mức sống đã được nâng lên, và Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ không chỉ với Mỹ mà với hầu hết các nước trên thế giới. Có lẽ biểu tượng của tiến trình này - và biểu tượng cho triển vọng tương lai của Việt Nam trên trường quốc tế - là vai trò thành viên của Việt Nam hiện nay trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Ông có thông điệp gì gửi đến những nạn nhân chất độc da cam Việt Nam?
Chính phủ Mỹ đã chi 46 triệu USD để xử lý các vấn đề môi trường tại Việt Nam. Tôi tin rằng nhiều người Việt Nam coi đây là vấn đề nhức nhối. Chúng tôi vẫn tiếp tục nhiều công việc trong đó có việc dọn sạch môi trường ô nhiễm.
-Ông nhận định thế nào về chính sách đối với Việt Nam dưới thời Tổng thống Obama?
Tôi chắc chắn một điều rằng, cả Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton tiếp tục cam kết và tâm huyết cải thiện quan hệ với Việt Nam. Tôi muốn thấy hai bên đạt được nhiều tiến bộ hơn nữa trên tất cả các lĩnh vực. Tôi rất khâm phục nhân dân Việt Nam, và xin gửi lời khen ngợi đến Chính phủ Việt Nam vì đã giải phóng tinh thần cho doanh nghiệp, giải phóng năng lượng của đất nước.
* Bảo hộ mậu dịch được hiểu thế nào trong bối cảnh hiện nay, thưa ông?
Ngày nay, trong cuộc suy thoái toàn cầu, chúng ta nghe đâu đó ở Mỹ và châu Á những lời chỉ trích toàn cầu hóa và thúc giục quay trở lại với những chính sách cô lập kinh tế vốn đã từng thất bại. Những chính sách này không những làm cho phục hồi chậm chạp hơn mà còn làm cho cuộc khủng hoảng hiện nay thêm sâu sắc. Chúng ta không nên nghe theo họ.
Ở Mỹ, cuộc suy thoái và khủng hoảng tài chính toàn cầu đã cổ vũ cho những người theo chủ nghĩa bảo hộ. Ảnh hưởng của họ thể hiện rõ trong đạo luật “Mua hàng Mỹ” mới thông qua gần đây và sự phản đối ngày càng tăng đối với các hiệp định thương mại tự do. Chính quyền mới, và những dân biểu trong Quốc hội như chúng tôi thấy rõ sự điên rồ trong việc đi ngược lại tiến trình toàn cầu hóa, phải tỏ rõ quyết tâm hơn nữa bác bỏ luận điểm của họ. Chúng ta phải tiến mà không lui.
Bước tiến này gồm cả tìm kiếm những cách thức mới để tăng cường quan hệ thương mại song phương giữa Mỹ và Việt Nam, đồng thời mở rộng những lợi ích của thương mại tự do với các nước ASEAN khác. Khi Việt Nam có những tiến bộ lớn hơn trong các vấn đề về lao động, chúng tôi sẽ hoàn tất Hiệp ước Đầu tư song phương với Việt Nam và đưa Việt Nam vào GSP - một chương trình miễn thuế cho nhiều mặt hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Và hai nước cũng sẽ cùng tham gia hiệp định tự do thương mại đa phương đối tác liên Thái Bình Dương.
Theo ông, Việt Nam cần phải làm gì để tiếp tục gặt hái những thành quả trong tương lai?
Bằng việc củng cố, hoàn thiện luật pháp, nền kinh tế năng động của các bạn sẽ còn thịnh vượng hơn nữa. Bằng hiện đại hóa hạ tầng và theo đuổi những nguyên tắc về môi trường trong sạch, Việt Nam có thể giành thêm những lợi ích mà hệ thống kinh tế toàn cầu đem lại. Tôi cho rằng, những bước đi đó không chỉ là mong muốn mà còn cần thiết.
Những nhà lãnh đạo Việt Nam là những người gìn giữ những thành tựu lớn lao mà chỉ trong một thời gian ngắn đã chuyển đổi cả một nền kinh tế và một dân tộc. Quý vị có trách nhiệm bảo vệ và mở rộng những thành quả đó.
Xuân Danh
* Cảm nhận của ông khi trở lại Việt Nam lần này?
Ông McCain tại cuộc họp báo chiều 7.4 tại Hà Nội - Ảnh: Trường Sơn |
- Trong 15 năm qua tôi đã đến Việt Nam nhiều lần, và dịp trở lại này gợi cho tôi nhớ về những tiến bộ phi thường mà Việt Nam đã đạt được trong những năm gần đây. Đói nghèo đã giảm nhanh chóng, thương mại đang gia tăng, mức sống đã được nâng lên, và Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ không chỉ với Mỹ mà với hầu hết các nước trên thế giới. Có lẽ biểu tượng của tiến trình này - và biểu tượng cho triển vọng tương lai của Việt Nam trên trường quốc tế - là vai trò thành viên của Việt Nam hiện nay trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Ông có thông điệp gì gửi đến những nạn nhân chất độc da cam Việt Nam?
Chính phủ Mỹ đã chi 46 triệu USD để xử lý các vấn đề môi trường tại Việt Nam. Tôi tin rằng nhiều người Việt Nam coi đây là vấn đề nhức nhối. Chúng tôi vẫn tiếp tục nhiều công việc trong đó có việc dọn sạch môi trường ô nhiễm.
-Ông nhận định thế nào về chính sách đối với Việt Nam dưới thời Tổng thống Obama?
Tôi chắc chắn một điều rằng, cả Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton tiếp tục cam kết và tâm huyết cải thiện quan hệ với Việt Nam. Tôi muốn thấy hai bên đạt được nhiều tiến bộ hơn nữa trên tất cả các lĩnh vực. Tôi rất khâm phục nhân dân Việt Nam, và xin gửi lời khen ngợi đến Chính phủ Việt Nam vì đã giải phóng tinh thần cho doanh nghiệp, giải phóng năng lượng của đất nước.
* Bảo hộ mậu dịch được hiểu thế nào trong bối cảnh hiện nay, thưa ông?
Ngày nay, trong cuộc suy thoái toàn cầu, chúng ta nghe đâu đó ở Mỹ và châu Á những lời chỉ trích toàn cầu hóa và thúc giục quay trở lại với những chính sách cô lập kinh tế vốn đã từng thất bại. Những chính sách này không những làm cho phục hồi chậm chạp hơn mà còn làm cho cuộc khủng hoảng hiện nay thêm sâu sắc. Chúng ta không nên nghe theo họ.
Ở Mỹ, cuộc suy thoái và khủng hoảng tài chính toàn cầu đã cổ vũ cho những người theo chủ nghĩa bảo hộ. Ảnh hưởng của họ thể hiện rõ trong đạo luật “Mua hàng Mỹ” mới thông qua gần đây và sự phản đối ngày càng tăng đối với các hiệp định thương mại tự do. Chính quyền mới, và những dân biểu trong Quốc hội như chúng tôi thấy rõ sự điên rồ trong việc đi ngược lại tiến trình toàn cầu hóa, phải tỏ rõ quyết tâm hơn nữa bác bỏ luận điểm của họ. Chúng ta phải tiến mà không lui.
Bước tiến này gồm cả tìm kiếm những cách thức mới để tăng cường quan hệ thương mại song phương giữa Mỹ và Việt Nam, đồng thời mở rộng những lợi ích của thương mại tự do với các nước ASEAN khác. Khi Việt Nam có những tiến bộ lớn hơn trong các vấn đề về lao động, chúng tôi sẽ hoàn tất Hiệp ước Đầu tư song phương với Việt Nam và đưa Việt Nam vào GSP - một chương trình miễn thuế cho nhiều mặt hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Và hai nước cũng sẽ cùng tham gia hiệp định tự do thương mại đa phương đối tác liên Thái Bình Dương.
Theo ông, Việt Nam cần phải làm gì để tiếp tục gặt hái những thành quả trong tương lai?
Bằng việc củng cố, hoàn thiện luật pháp, nền kinh tế năng động của các bạn sẽ còn thịnh vượng hơn nữa. Bằng hiện đại hóa hạ tầng và theo đuổi những nguyên tắc về môi trường trong sạch, Việt Nam có thể giành thêm những lợi ích mà hệ thống kinh tế toàn cầu đem lại. Tôi cho rằng, những bước đi đó không chỉ là mong muốn mà còn cần thiết.
Những nhà lãnh đạo Việt Nam là những người gìn giữ những thành tựu lớn lao mà chỉ trong một thời gian ngắn đã chuyển đổi cả một nền kinh tế và một dân tộc. Quý vị có trách nhiệm bảo vệ và mở rộng những thành quả đó.
Xuân Danh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét