Ngày 8/8, phát biểu bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ở Nay Pyi Taw, Myanmar, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị cho hay Bắc Kinh “muốn” hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), một văn bản pháp lý mang tính ràng buộc nhằm kiểm soát và ngăn ngừa căng thẳng leo thang trên vùng biển chiến lược này.
Tuy nhiên, khi đưa ra tuyên bố trên, ông Vương Nghị lại không quên “thòng” thêm một câu rằng trước khi tiến đến COC, các nước phải thực hiện Tuyên bố chung về quy tắc ứng xử trên Biển Đông (DOC) ký năm 2002 một cách “hiệu quả và hữu ích”, nhưng không nói rõ như thế nào là “hiệu quả và hữu ích”.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị
Các quốc gia ASEAN và Trung Quốc đã đàm phán về COC trong suốt nhiều năm qua, thế nhưng tiến bộ đạt được trong quá trình này hầu như không đáng kể vì sự cố tình chây ỳ của Trung Quốc. Trung Quốc đang chịu sức ép ngày càng lớn từ phía cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ trong việc chấm dứt các hành động ngang ngược, làm thay đổi hiện trạng trên Biển Đông để phục vụ cho tham vọng lãnh thổ của họ.
Bị dư luận quốc tế chỉ trích, lên án mạnh mẽ trong suốt những tháng gần đây, đặc biệt là trước sức ép khủng khiếp của Mỹ, Trung Quốc buộc phải lên tiếng bên lề hội nghị rằng năm 2015 sẽ là năm “hợp tác hàng hải giữa Trung Quốc và ASEAN”.
Ông Vương Nghị nói: “Chúng tôi muốn hợp tác với nhau để duy trì hòa bình và ổn định tại vùng biển này , để cùng phát triển và cùng thúc đẩy thịnh vượng chung”.
Thế nhưng, mặt khác Trung Quốc lại tỏ ý phản đối kế hoạch do Philippines đề xuất yêu cầu tất cả các bên ngừng ngay mọi hoạt động làm thay đổi hiện trạng trên Biển Đông và gây căng thẳng trong khu vực.
Trung Quốc đang có kế hoạch xây dựng nhiều hải đăng trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Mặc dù là quốc gia đang xây dựng, đào đắp tích cực nhất trên các hòn đảo do họ chiếm giữ trái phép trên Biển Đông, Trung Quốc lại cho rằng các đề xuất liên quan đến Biển Đông phải “công bằng và khách quan” chứ không phải “tạo ra căng thẳng hoặc đối đầu mới”.
Tuy nhiên việc Trung Quốc đưa ra tuyên bố trên được các chuyên gia nhìn nhận là sự thay đổi chiến lược của nước này trong vấn đề Biển Đông. Từ trước tới nay, Trung Quốc chưa bao giờ thể hiện sự dứt khoát trong các cuộc đàm phán COC và phản đối bất kỳ sự liên quan nào của bên thứ ba trong quá trình này.
Biển Đông sẽ là một vấn đề tâm điểm được các bên chú trọng bàn bạc trong hội nghị Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) sẽ khai mạc vào ngày hôm nay ở Myanmar.
Trí Dũng (Theo Channelnewsasia
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét