CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

Phạt tù ngư dân Trung Quốc: Lời đáp đanh thép của Philippines

 12 ngư dân của Trung Quốc vừa bị phạt tù từ 6 đến 12 năm, đây là hành động quyết liệt nhất của quốc gia này từ khi căng thẳng leo thang
Bỏ tù những ngư dân ăn trộm
Tờ Kyodo của Nhật Bản đưa tin, vừa qua Philippines đã tổ chức phiên tòa xử 12 ngư dân của Trung Quốc vì tội đánh bắt bất hợp pháp trong vùng biển của quốc gia này. Cụ thể, ngày 8/4/2013, lực lượng chấp pháp của Philippines đã phát hiện tàu Min Yong Lu trong bãi san hô Tubbataha – đã được công nhận là di sản Thiên nhiên Thế giới.
Khi đó, trên tàu có xác của hơn 100 con tê tê, một loài động vật có tên trong sách đỏ và được bảo vệ theo quy định quốc tế. Tàu này còn phá hỏng 4.000 m2 san hô có tuổi đời lên tới hàng trăm năm. Khi bị bắt giữ, các thành viên trên tàu còn sử dụng súng và vũ khí để chống trả.

Tàu Min Yong Lu mắc cạn trong bãi san hô Tubbataha
Tàu Min Yong Lu mắc cạn trong bãi san hô Tubbataha
Theo thẩm phán Ambrosio de Luna, phiên tòa đã kết án 12 năm tù vị thuyền trưởng và các ngư dân khác có mức án từ 6 – 10 năm tù và mức phạt tài chính là 100.000 USD/người vì các tội danh đánh bắt bất hợp pháp trong vùng biển chủ quyền của Philippines và buôn bán động vật hoang dã. Họ sẽ thụ án tại trạm giam Iwahig ở Palawan.
Một luật sư bảo vệ cho những ngư dân này đã lên tiếng bào chữa và thông tin trước báo chí rằng họ vô tội, không có ý định xâm nhập lãnh thổ Philippines, họ gặp thời tiết xấu khi đang quay trở về từ Indonesia và buộc phải trú tại bãi san hô này và không biết đó là lãnh thổ của Philippines. Luật sư của những người Trung Quốc cho biết họ sẽ kháng cáo.
Quyết tâm của Philippines
Truyền thông thế giới đều nhận định hành động của Philippines vừa qua là quyết liệt nhất kể từ khi căng thẳng giữa hai quốc gia leo thang. Sự việc này cùng với việc Manila kiện Bắc Kinh ra tòa án trọng tài quốc tế sẽ khiến mối quan hệ giữa hai bên xấu đi trầm trọng, chưa kể đến những hành động trả đũa của Bắc Kinh.
Không chỉ với tàu Min Yong Lu, vừa qua hồi đầu tháng 5, Cơ quan công tố tỉnh Palawan đã chính thức truy tố thêm một con tàu khác với 9 thành viên về tội đánh bắt trộm loài rùa biển quý hiếm. Mức án có thể lên tới 20 năm tù và tiền phạt là 200.000 USD/người.
Thực tế cho thấy, trong vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông, Philippines luôn là quốc gia thể hiện nhiều biện pháp quyết liệt nhất để bảo vệ chủ quyền của mình với những vùng biển mà họ tuyên bố dựa trên Công ước về luật biển quốc tế (UNCLOS).
Hàng trăm con rùa biển có nguy cơ tuyệt chủng bị ngư dân Trung Quốc đánh bắt gần bãi cạn Trăng Khuyết gần bờ biển Philippines.
Hàng trăm con rùa biển có nguy cơ tuyệt chủng bị ngư dân Trung Quốc đánh bắt gần bãi cạn Trăng Khuyết gần bờ biển Philippines.
Philippines đã đúng trong việc này khi mọi hành động đều phải tuân thủ luật pháp, từ của luật pháp cá nhân quốc gia cho đến luật pháp thế giới. Việc kiên quyết xử lý theo pháp luật sẽ là những đòn trừng phạt đích đáng cho sự lộng hành của ngư dân Trung Quốc mà sau lưng là vai trò hậu thuẫn của Bắc Kinh.
Một thực tế cho thấy, những cuộc bắt bớ như vậy là hành động thường xuyên của lực lượng chấp pháp Trung Quốc đối với các ngư dân của nước khác. Bắc Kinh đơn phương tuyên bố vùng cấm đánh bắt áp dụng trên 80% diện tích Biển Đông. Khi lệnh cấm đánh bắt này trong thời gian hiệu lực, hải giám, hải tuần, ngư chính của họ sục sạo khắp nơi, chặn tàu ngư dân của các nước trong khu vực, đánh đập, bắt bớ, cướp và phá hủy tài sản của họ.
Còn ngư dân Trung Quốc thì sục sạo, lang thang khắp các vùng biển, đánh bắt những sản vật quý hiếm theo hình thức tàn sát, vơ vét cạn kiệt các nguồn tài nguyên biển. Vừa qua, sau ngày 1/8/2014, hàng vạn tàu cá đã được Bắc Kinh bật đèn xanh, ùa ra với mục đích như muốn tát cạn Biển Đông.
Tuy nhiên, vì sao Trung Quốc không thể kết án, bỏ tù những ngư dân này như cách mà Philippines làm? Bởi khi xử tù một công dân nước khác cần phải dựa vào không chỉ luật của quốc gia đó, mà còn phụ thuộc vào luật pháp quốc tế.
Tàu cá Trung Quốc tràn ra cướp phá Biển Đông
Tàu cá Trung Quốc tràn ra cướp phá Biển Đông
Và sẽ không có một điều luật nào của cộng đồng thế giới ủng hộ cho những tuyên bố chủ quyền phi lý, phi pháp như vậy của Trung Quốc. Có thể thấy rằng hành động của Bắc Kinh chỉ đơn thuần mang tính chất của những kẻ cướp biển, khủng bố tinh thần và trộm cắp tài sản ngư dân nước khác. Và những kẻ khủng bố này khoác lên mình tấm áo chấp pháp được chính quyền của cả một cường quốc hậu thuẫn, che chở.
Kết tội và bỏ tù các ngư dân, và kiện cái chính quyền tham lam, mưu vọng bá quyền ấy lên tòa án quốc tế là hành động rất quyết liệt, thể hiện quyết tâm của Philippines, của những người làm đúng và tôn trọng pháp luật mà chưa một quốc gia nào có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc dám hành động.
Sẽ có nhiều người cho rằng vì Manila được sự hậu thuẫn của Washington, là một đồng minh, họ mới tự tin dựa hơi của một nước lớn chống lại nước lớn khác. Nhưng thực tế việc liên kết đồng minh chỉ là chiến lược riêng của mỗi quốc gia. Điều quan trọng là quốc gia đó đã quyết tâm, dũng cảm và chính nghĩa bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình.
Đỗ Minh Tú

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét