Ông Valentin Nalivaichenko - Chủ tịch Hội đồng An ninh Ukraine (Ảnh: RIA Novosti) |
Khi đó, ông cho biết Ukraine làm tròn trách nhiệm của mình và xác định thủ phạm, người sẽ chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại vì đã bắn rơi máy bay MH17 với 298 hành khách và phi hành đoàn.
"Đó là quân đội Nga vì chính họ đã sử dụng tên lửa Buk-M", Russia Today dẫn lời ông Nalivaichenko nói trên truyền hình.
Tuy nhiên, tên loại tên lửa mà quan chức này đề cập đến (Buk-M), theo các quan chức quân đội Nga, hiện chỉ có Ukraine sở hữu.
Chia sẻ với hãng tin RIA Novosti, nguồn tin từ Bộ Tổng tham mưu Nga khẳng định lời nói vô tình của ông Nalivaichenko cho thấy: chính Ukraine đã sở hữu phiên bản nâng cấp hệ thống phòng không dưới thời Liên Xô cũ.
Cụ thể, vào đầu thập niên 1980, ngành công nghiệp quốc phòng Liên Xô đã bắt đầu sản xuất Buk-M1, hệ thống phòng thủ tên lửa tầm trung hoạt động cực kỳ hiệu quả. Sau đó, các tên lửa Buk-M1 được đưa tới nhiều quốc gia giáp biên giới phía tây Nga gồm 3 khu vực thuộc Cộng hòa Xã hội Xô viết Ukraine.
Sau khi Liên Xô tan rã, toàn bộ hệ thống tên lửa phòng thủ trên vẫn ở lại Ukraine và hiện Kiev sở hữu khoảng 70 tên lửa loại này, theo RIA Novosti.
Trong khi đó, một nguồn tin mở cho hay quân đội Nga hiện điều hành hơn 350 hệ thống tên lửa Buk-M1-2 và Buk-M2, chỉ có duy nhất những phiên bản nâng cấp mới nhất được phát triển sau khi Ukraine giành độc lập vào năm 1991. Các phiên bản nâng cấp đã chính thức hoạt động vào cuối thập niên 1990 và hiện thay thế hoàn toàn hệ thống tên lửa của Liên Xô đã lỗi thời.
Các chuyên gia quân sự Nga nhấn mạnh, Moscow không hiện đại hóa bất cứ hệ thống tên lửa phòng không Buk nào. Nga hiện đang vận hành hơn 350 hệ thống tên lửa Buk và toàn bộ là phiên bản mới nhất Buk M1-2 và Buk M2.
“Khi ông Nalivaichenko đề cập tới tên lửa Buk-M tức là một hệ thống tên lửa Buk nâng cấp, ý của ông ấy chắc chắn là hệ thống phòng không này đã được ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine cải tiến. Chúng tôi biết Ukraine đã làm như vậy”, nguồn tin từ Nga cho hay.
Nguồn tin này cũng khẳng định những thông tin về việc hiện đại hóa các hệ thống tên lửa Buk của Ukraine và đưa vào hoạt động được xác nhận hồi cuối tháng 6.2014, trên website của Bộ Quốc phòng Ukraine, cách thời điểm chuyến bay MH17 bị bắn rơi chỉ vài tuần.
Nguồn tin từ Bộ Tổng tham mưu Nga còn cho biết, bất kỳ sự cải tiến trái phép nào đối với các thiết bị quân sự phức tạp cũng không tốt, vì nó có thể làm giảm độ chính xác của vũ khí.
Toàn bộ hệ thống tên lửa phòng không Buk đang hoạt động tại Ukraine vốn được sản xuất và giám sát nghiêm ngặt tại Viện Nghiên cứu thuộc nhà máy Khoa học nghiên cứu ứng dụng ở Moscow, Nga.
"Ông Nalivaichenko chắc chắn đã nhầm lẫn khi đề cập đến một kế hoạch không được phát triển bởi cơ quan do ông quản lý, mà là từ các chuyên gia nước ngoài. Đây là sai lầm và cú vạ miệng lớn nhất của Nalivaichenko.
Bởi vì vào ngày máy bay bị bắn rơi, sư đoàn 156 SAM của Ukraine đã thực hiện một vụ phóng tên lửa trái phép, cuộc điều tra do Hội đồng An ninh Ukraine tiến hành nhưng thông tin thì đã bị chính quyền Kiev bưng bít", quan chức thuộc Bộ tổng Tham mưu Nga nói.
*Tướng Nga: Su-25 của không quân Ukraine bắn hạ chiếc MH17
Song Anh (theo RT)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét