Khơ me đỏ tàn sát dân Campuchia gây nên thảm họa diệt chủng. |
Nhà báo Anh, John Pilger vừa có bài viết phân tích phong trào cực đoan tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) với quân diệt chủng Khơ me đỏ. Ông cho rằng Mỹ đã tạo ra những sản phẩm quái thai cho nhân loại.
Một Thế Giới xin trích đăng bài viết này.
Một Thế Giới xin trích đăng bài viết này.
Trong khi truyền đạt lệnh của Tổng thống Richard Nixon cho một chiến dịch đánh bom khổng lồ xuống Campuchia vào năm 1969, cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger nói: "Oanh tạc bất kỳ cái gì đang di chuyển".
Khi ông Barack Obama khởi động lại cuộc chiến thứ 7 (của Mỹ) chống lại thế giới Hồi giáo, nó lại gợi nhớ đến thông điệp chết người của Kissinger.
Có khá nhiều điểm chung giữa Khơ me Đỏ với những kẻ khủng bố tự xưng là Nhà nước Hồi giáo hiện nay ở Iraq và Syria. Họ cùng là những kẻ tàn nhẫn như thời trung cổ, thích giết người và treo bộ phận cơ thể các nạn nhân lên cây hay quăng ra giữa cánh đồng để răn đe người khác. Và cả hai là sản phẩm tệ hại do Mỹ góp phần tạo ra.
Theo chính Pol Pot, phong trào của y lúc đầu "chưa tới 5.000 du kích có vũ trang thô sơ, thiếu chiến lược, chiến thuật và chỉ có phẩm chất là trung thành với lãnh đạo của họ". Sau khi máy bay ném bom B52 của Nixon và Kissinger đi rải bom tại Campuchia thì số người gia nhập Khơ đỏ tăng vọt.
Người Mỹ trút lượng bom xuống vùng nông thôn Campuchia trong thời gian 1969-1973 tương đương 5 quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima. Họ san bằng các ngôi làng bằng bom rồi quay lại các ngôi làng đó rải thêm bom trên đống đổ nát và xác chết. Các miệng hố bom đầy chết chóc có thể nhìn thấy từ trên cao. Không khí khủng bố là không thể tưởng tượng nổi.
Một cựu quan chức Khơ me Đỏ đã mô tả rằng, những người sống sót sau các đợt ném bom rơi vào trạng thái lơ ngơ và họ sẽ đi lang thang suốt ba, bốn ngày để trốn bom. Trong trạng thái sợ hãi và điên loạn, những người này sẵn sàng tin vào bất kỳ những gì Khơ me đỏ nói... Đó là những gì làm cho Khơ me Đỏ phát triển mạnh mẽ.
Một Ủy ban độc lập ước tính 600.000 người Campuchia đã chết trong chiến dịch ném bom của Mỹ và mô tả việc Mỹ đánh bom là "giai đoạn đầu tiên trong một thập kỷ diệt chủng". Nhờ Nixon và Kissinger ném bom, Pol Pot hưởng lợi. Nhờ bom, Khơ me Đỏ đã phát triển đội quân lên đến 200.000 người.
IS có một quá khứ và hiện tại tương tự với Khơ me đỏ. Theo ước tính, cuộc chiến Iraq do chính quyền Bush và Blair phát động năm 2003 đã dẫn đến cái chết của 700.000 người - ở một đất nước trước đó không có phong trào Hồi giáo cực đoan.
Nhờ cuộc chiến đó, người Kurd bành trướng lãnh thổ và gây xáo động khu vực Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ; người theo dòng Sunni và Shia bắt đầu kỳ thị sắc tộc dù trước đó họ khá hòa bình. Ba năm trước khi Mỹ và Anh tiến hành cuộc xâm lược, người ta có thể lái xe theo dọc chiều dài của Iraq mà không sợ hãi. Trên đường đi, người ta gặp những người dân mến khách và tự hào họ là người Iraq.
Và Bush cùng Blair đã phá hết trật tự này. Iraq hiện nay là một hang ổ của phong trào cực đoan. Al-Qaeda - như "chiến binh thánh chiến" của Pol Pot - nắm lấy cơ hội để tuyên truyền ảnh hưởng.
Giống như Pol Pot và Khơ me Đỏ, IS là một sản phẩm xấu do chính sách ngoại giao bằng bom của phương Tây. Campuchia đã phải trả giá đắt trong quá khứ và giờ đến lượt người dân Iraq.
Anh Tú lược dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét